Bắc Giang thêm khu công nghiệp có ca dương tính với SARS-CoV-2

Một nam công nhân Công ty TNHH VSun (Khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, Bắc Giang) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 .

Chiều 17/5, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh phát hiện một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công nhân đang làm việc trong Công ty TNHH VSun, Khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên.

Công nhân này tên P. (29 tuổi, ở thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng) được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ngày 16/5, đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1.

Ngay sau khi phát hiện, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang yêu cầu Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng các lực lượng phong tỏa, truy vết, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm cho các công nhân liên quan. Đồng thời, lực lượng chức năng đưa toàn bộ F1 của bệnh nhận P. đến cách ly tại cơ sở y tế tập trung.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu Công ty Vsun dừng hoạt động xưởng sản xuất, cho toàn bộ công nhân là F2 cách ly tại nhà. Công ty cần thông tin đến các tỉnh, thành phố, địa phương để quản lý những người là F2 của bệnh nhân P.

Công ty VSun là công ty đầu tiên ở Khu công nghiệp Đình Trám có ca dương tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, tỉnh Bắc Giang ghi nhận ổ dịch tại 2 khu công nghiệp khác cùng trên địa bàn huyện Việt Yên là Khu công nghiệp Vân Trung và Khu công nghiệp Quang Châu. Ổ dịch tại Khu công nghiệp Quang Châu đang diễn biến phức tạp hơn với số lượng ca tăng nhanh.

Nguồn Báo VTC

Không đổi sang Sổ hồng sẽ không được mua bán, tặng cho nhà đất? 

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

  1. Nội dung

Đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng được thực hiện theo nhu cầu khi đổi từ sổ cũ (cấp trước ngày 10/12/2009) sang sổ mới hoặc sổ được cấp bị rách, hư hỏng. Vậy, có phải không đổi sang Sổ hồng sẽ không được mua bán, tặng cho nhà đất?

Không bắt buộc đổi sang Sổ hồng mới

Trước ngày 10/12/2009, tại Việt Nam có nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất khác nhau (bìa màu đỏ, màu hồng). Để thuận tiện trong quản lý và sử dụng, từ ngày 10/12/2009 chỉ áp dụng một mẫu Giấy chứng nhận chung trong phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bìa có màu hồng cánh sen).

Đối với những loại Giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai như sau:

Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Như vậy, không đổi sang Sổ hồng mới vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Trên đây là nội dung quy định về  . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hồ sơ, thủ tục đổi sang Sổ hồng   

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về hồ sơ địa chính;

  1. Nội dung

Nếu hộ gia đình, cá nhân muốn đổi Giấy chứng nhận cũ sang Giấy chứng nhận mới thì cần thực hiện theo thủ tục sau:

  1. Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

Điều 10. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận

  1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:
  2. a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
  3. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  4. c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng…

Như vậy, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

  1. Trình tự, thủ tục thực hiện cấp đổi

Bước 1. Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn

– Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

– Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết

Bước 4. Trả kết quả

  1. Thời gian giải quyết

Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Không quá 50 ngày đối với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ, thủ tục đổi sang Sổ hồng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đấu giá viên quan hệ với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá  

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 14/2018/TT-BTP ngày 16 tháng 10 năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

  1. Nội dung
  2. Đấu giá viên quan hệ với người có tài sản đấu giá

Quan hệ của đấu giá viên với người có tài sản đấu giá được quy định tại Điều 6 Quy tắc đạo đức hành nghề đấu giá viên ban hành kèm Thông tư 14/2018/TT-BTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:

Điều 6. Quan hệ với người có tài sản đấu giá

  1. Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.
  2. Đấu giá viên không được đưa, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
  3. Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện người có tài sản đấu giá thông đồng, móc nối với cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải có ý kiến với tổ chức đấu giá tài sản; nếu có cơ sở về việc vi phạm pháp luật thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
  4. Đấu giá viên và quan hệ với người tham gia đấu giá

Quan hệ của đấu giá viên với người tham gia đấu giá được quy định tại Điều 7 Quy tắc đạo đức hành nghề đấu giá viên ban hành kèm Thông tư 14/2018/TT-BTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:

Điều 7. Quan hệ với người tham gia đấu giá

  1. Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối, nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người tham gia đấu giá để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
  2. Đấu giá viên không được có hành vi hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá.
  3. Đấu giá viên không được tiết lộ thông tin mà mình biết được về người tham gia đấu giá, giá mà người tham gia đấu giá đã trả trước khi công bố kết quả đấu giá trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  4. Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện người tham gia đấu giá cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối với cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, cản trở hoạt động đấu giá tài sản, gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá, đe dọa, cưỡng ép người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá hoặc dừng cuộc đấu giá, thông báo tổ chức đấu giá tài sản để có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
  5. Đấu giá viên không được phân biệt đối xử về giới tính, tuổi, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính giữa những người tham gia đấu giá khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để tham gia đấu giá, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người tham gia đấu giá.
  6. Đấu giá viên và quan hệ với tổ chức đấu giá tài sản

Quan hệ của đấu giá viên với tổ chức đấu giá được quy định tại Điều 8 Quy tắc đạo đức hành nghề đấu giá viên ban hành kèm Thông tư 14/2018/TT-BTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:

“Điều 8. Quan hệ với tổ chức đấu giá tài sản

  1. Đấu giá viên phải tuân thủ nội quy, quy chế của tổ chức đấu giá tài sản, chấp hành sự quản lý, phân công, điều động của tổ chức đấu giá tài sản.
  2. Đấu giá viên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản để dự phòng giải quyết rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.
  3. Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện tổ chức đấu giá tài sản có hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá, kết quả đấu giá tài sản, cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung quy định về  . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chồng mua nhà cho “bồ”, vợ vẫn được chia khi ly hôn

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;

  1. Nội dung

Khi ngoại tình thì việc mua quà tặng, thậm chí là mua nhà cho bồ không phải chuyện hiếm. Nếu chồng mua nhà cho bồ bằng tiền lương, thưởng hoặc tài sản chung khác thì vợ có quyền đòi lại tài sản, được chia khi ly hôn.

  1. Quy định về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…

Theo đó, thu nhập do lao động của vợ, chồng như lương, thưởng, trợ cấp,… thu nhập do hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung.

Như vậy, nhà do vợ, chồng mua cho “bồ” bằng tiền lương, thưởng, trợ cấp thì cũng được xác định là tài sản chung.

  1. Chế độ sử dụng, định đoạt tài sản chung

Khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

  1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận…

Như vậy, vợ hoặc chồng tự ý sử dụng lương, thưởng hoặc tài sản chung khác để mua nhà hoặc các đồ vật khác cho “bồ” là vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng.

  1. Khi ly hôn – Vợ/chồng vẫn được chia nhà

Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết…

Như vậy, chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu tài sản chung được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Vậy, khi vợ hoặc chồng mua nhà cho bồ, thì người còn lại vẫn có quyền đối với nhà ở đó, khi ly hôn tài sản được chia theo thỏa thuận hoặc chia đôi nếu không có thỏa thuận nhưng có tính đến các yếu tố như lỗi của mỗi bên, công sức đóng góp.

Trên đây là nội dung quy định về chồng mua nhà cho “bồ”, vợ vẫn được chia khi ly hôn . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bao nhiêu tuổi thì được đăng ký kết hôn?

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;

– Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

  1. Nội dung

Nam, nữ khi muốn được pháp luật bảo vệ quan hệ hôn nhân thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định trong đó có điều kiện về độ tuổi đăng ký kết hôn.

  1. Khái niệm kết hôn

Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình có đưa ra khái niệm về kết hôn và kết hôn trái pháp luật:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
  2. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này…

Như vậy, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

  1. Điều kiện kết hôn

Một trong số những điều kiện cần phải đáp ứng khi nam, nữ muốn đăng ký kết hôn là về tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  2. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  3. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  4. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  5. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này…

Như vậy, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

“a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên…”

Việc xác định “đủ 20 tuổi trở lên”“đủ 18 tuổi trở lên” được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016:

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

  1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh…

Như vậy:

– Nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên;

– Tuổi được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Riêng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Nếu kết hôn thực hiện ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo điều kiện kết hôn của Việt Nam tại Luật Hôn nhân và gia đình.

Do đó, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người Việt Nam và người nước ngoài đều phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi đã nêu ở trên.

Trên đây là nội dung quy định về tuổi kết hôn . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14;

  1. Nội dung
  2. Hình thức của hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

Theo quy định tại Điều 110 Luật Thương mại thì:

Điều 110. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có hình thức là văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

  1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại

Theo quy định tại Điều 111 và 112 Luật Thương mại thì bên thuê quảng cáo thương mại có các quyền và nghĩa vụ sau:

Điều 111. Quyền của bên thuê quảng cáo thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê quảng cáo thương mại có các quyền sau đây:

  1. Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
  2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.

“Điều 112. Nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại thông tin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này;
  2. Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.
  3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại

Theo quy định tại Điều 113 và 114 Luật Thương mại thì bên nhận cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại có các quyền và nghĩa vụ sau:

Điều 113. Quyền của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại có các quyền sau đây:

  1. Yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác và theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
  2. Nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.

“Điều 114. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
  2. Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo đã cung cấp;
  3. Thực hiện các nghĩa vụ khác đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.

Trên đây là nội dung quy định về hợp đồng quảng cáo thương mại . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cho vay lãi suất trên 20%/năm có phạm luật? 

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

– Thông tư 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính;

– Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính;

  1. Nội dung

Vay rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn thắc mắc về lãi suất vay mà các ngân hàng, công ty tài chính hiện nay đang áp dụng. Vậy pháp luật quy định về lãi suất cho vay như thế nào?

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất vay như sau:

Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực…

Như vậy, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Theo quy định trên, nhiều người sẽ hiểu lầm lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép là không quá 20%/năm được áp dụng cho tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng là các đối tượng đặc biệt và sẽ chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành.

Cụ thể, lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định tại Điều 9 Thông tư 43, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN như sau:

Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng

  1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
  2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

…”

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 43/2016/TT-NHNN)

  1. Khoản 3 Điều 9được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ báo cáo về khung lãi suất cho vay tiêu dùng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.”…

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của hình thức cho vay này. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiêu dùng do Công ty tài chính tự điều chỉnh phải được Ngân hàng Nhà nước thông qua và cho phép áp dụng.

Như vậy, mặc dù trên thực tế các công ty tài chính thường cho vay tiêu dùng với lãi suất khá cao, trên mức lãi suất tối đa Bộ luật Dân sự quy định là 20%/năm nhưng điều đó được coi không vi phạm pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về cho vay lãi suất trên 20%/năm . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hội đồng trọng tài lao động

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

  1. Nội dung
  2. Khái niệm hội đồng trọng tài lao động

Định nghĩa khái niệm hội đồng trọng tài lao động quy định tại khoản 1 Điều 185 Bộ luật Lao động như sau:

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm…”
  2. Thành viên của hội đồng trọng tài lao động

Thành viên của hội đồng trọng tài lao động được quy định tại khoản 2 Điều 185 Bộ luật Lao động như sau:

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động

  1. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
  2. a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  3. b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
  4. c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử…”

Như vậy, Hội đồng trọng tài lao động có số thành viên theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:

  1. Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  2. Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
  3. Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
  4. Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của thành viên hội đồng trọng tài lao động

Tiêu chuẩn, chế độ làm việc của hội đồng trọng tài lao động được quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 185 Bộ luật Lao động như sau:

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động

  1. Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:
  2. a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;
  3. b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;
  4. c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
  5. Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
  6. a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
  7. b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
  8. c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.

…”

  1. Nguyên tắc làm việc của hội đồng trọng tài lao động

Nguyên tắc làm việc của trọng tài lao động được quy định tại khoản 5 Điều 185 Bộ luật lao động như sau:

Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động

  1. Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này

Trên đây là nội dung quy định về  hội động trọng tài lao động. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng   

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14;

  1. Nội dung
  2. Điều kiện chung với nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện chung đối với nhãn hiệu là:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
  3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là:

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.”
  6. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng là:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam…”

Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng là là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng thì Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

  1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”

Trên đây là nội dung quy định về nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Sắp xử phúc thẩm vụ sai phạm giao khu ‘đất vàng’ Lê Duẩn

Cuối tháng 5, ông Nguyễn Thành Tài hầu toà tại TAND TP.HCM dự kiến kéo dàu qua đầu tháng 6; đến giữa tháng 6 ông Tài lại tiếp tục ra toà phúc thẩm vụ sai phạm khác.

TAND Cấp cao tại TP.HCM, vừa ấn định ngày mở phiên phúc thẩm vụ ông Nguyễn Thành Tài (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM) sai phạm giao khu đất “vàng” ở địa chỉ số 8 – 12 đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM).

Theo đó phiên phúc thẩm dự kiến sẽ mở vào ngày 15-6 tới kéo dài 2 ngày. Chủ tọa phiên toà là thẩm phán Lê Thành Văn, Chánh toà Hình sự TAND Cấp cao tại TP.HCM.

Trước đó, TAND TP.HCM dự kiến mở phiên toà sơ thẩm vụ ông Tài thiếu trách nhiệm để nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp lừa hoán đổi tài sản 57 Cao Thắng với 185 Hai Bà Trưng gây thiệt hại 186 tỉ đồng vài ngày 26-5 kéo dài đến 2-6.

Phiên phúc thẩm TAND Cấp cao sẽ xem xét đến thiệt hại tại tài sản đất vàng Lê Duẩn mà Viện trưởng VKSND TP.HCM kháng nghị cũng như trách nhiệm dân sự vụ án.

Theo án sơ thẩm thiệt hại vụ án chỉ là 252 tỉ đồng vì tại thời điểm giao đất 8-12 Lê Duẩn nếu thực hiện đúng quy định thì Nhà nước sẽ thu được 900 tỉ. Tuy nhiên, do giao đất trái quy định nên Nhà nước chỉ thu được 647 tỉ.

Vụ án đến nay tài sản Nhà nước được bảo toàn, thiệt hại vụ án coi như được khắc phục toàn bộ nên toà xem xét xử phạt dưới khung hình phạt. Tuy nhiên VKS không đồng tình mà theo hướng cáo trạng truy tố trước xác định thiệt hại là 1.927 tỉ.


Ông Nguyễn Thành Tài trong phiên sơ thẩm vụ sai phạm đất vàng Lê Duẩn. Ảnh: H.YẾN

Còn ông Tài đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm vừa tuyên ngày 20-9-2020 và xin giảm nhẹ hình phạt.

Xử sơ thẩm TAND TP.HCM nhận định ông Tài ký nhiều văn bản trái luật; chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều hành vi phạm tội liên quan đến việc giao đất sai quy định, tạo điều kiện giúp bị cáo Lê Thị Thanh Thúy (cựu chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Lavenue) tham gia thực hiện dự án.

Ông Tài biết rõ công ty do bà Thúy điều hành không đủ năng lực tham gia dự án. Tuy nhiên, vì nể nang nên ông Tài ký nhanh, ký nhiều văn bản tạo điều kiện cho Thúy tham gia dự án với tư cách nhà đầu tư….

Cạnh đó, bị cáo Trương Văn Út (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đất – Sở TN-MT TP HCM) và ông Nguyễn Hoài Nam (cựu Bí thư Quận ủy quận 2, TP HCM) cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Sắp xử phúc thẩm vụ sai phạm giao khu 'đất vàng' Lê Duẩn - ảnh 2
Ông Tài và các đồng phạm. Ảnh: H.YẾN

Bị cáo Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN-MT TP HCM) cũng gửi đơn kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm.

Bà Thúy và Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm cũng kháng cáo.

Một số doanh nghiệp liên quan đến vụ án cũng có đơn kháng cáo vì cho rằng bản án sơ thẩm có một số nội dung ảnh hưởng tới quyền và lợi ích doanh nghiệp.

Xử sơ thẩm, tòa tuyên phạt ông Tài 8 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Cùng tội này, bà Thúy bị phạt 5 năm tù, ông Kiệt 5 năm tù; ông Nam 4 năm tù; ông Út 3 năm tù.

Nguồn Báo Pháp luật 

Xác minh clip công an thản nhiên đứng gọi điện thoại mặc tài xế vật lộn tên cướp

Công an đang xác minh đoạn clip ghi lại hình ảnh người đàn ông được cho là chiến sĩ công an thản nhiên đứng gọi điện thoại, mặc tài xế taxi vật lộn tên cướp.

Sáng 17/5, Thượng tá Chu An Thanh – Trưởng Công an huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đang xác minh đoạn clip ghi lại hình ảnh người đàn ông mặc quần giống sắc phục công an thản nhiên đứng gọi điện thoại khi chứng kiến cảnh tài xế taxi bị thương đang vật lộn với tên cướp trên đường Cienco 5 (đoạn thuộc huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).

Hôm qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh nam tài xế taxi G7 bị cướp đâm trọng thương nhưng vẫn cố gắng khống chế, đè kẻ cướp nằm ra đường. Lúc này, ở hiện trường còn có một người mặc quần màu xanh giống trang phục của công an.

Nam tài xế sau đó có biểu hiện kiệt sức, anh nhờ những người dân xung quanh đó khống chế, giúp bắt giữ kẻ cướp đang phản kháng.

Tuy nhiên, người đàn ông mặc sắc phục công an đứng tại hiện trường vẫn thản nhiên đứng yên và có hành động giống như đang bấm điện thoại, không có sự can thiệp nào để khống chế tên cướp nguy hiểm đang nằm dưới đường.

Theo người dân tại hiện trường, lúc này một người dân lao vào giúp đỡ nạn nhân khống chế tên cướp, còn người mặc sắc phục công an “chỉ đứng gọi, chả thấy hiện tượng gì, chả thấy can ngăn gì”.

Chiều 16/5, một số người dân đi trên đường Cienco 5 (đoạn thuộc huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) nghe thấy tiếng hô “cướp” và tiếng kêu cứu của một lái xe taxi.

Khi đến gần, người dân phát hiện nam tài xế taxi bị tên cướp dùng dao đâm nhiều nhát trên cơ thể nhưng tài xế này vẫn vùng chạy thoát để giằng co, vật lộn khống chế tên cướp. Sau đó, người dân hỗ trợ tài xế bắt giữ tên cướp, còn tài xế ngồi gục xuống đường do vết thương nặng.

Ngay sau đó, Công an huyện Thanh Oai xác định được hung thủ là Đặng Phạm Sáu (SN 1970, trú huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá). Hắn bị tạm giữ hình sự để điều tra, làm rõ vụ án có dấu hiệu “Giết người”, “Cướp tài sản”.

Đáng chú ý, Đặng Phạm Sáu đang bị Công an tỉnh Thanh Hóa truy nã về tội “Giết người” do sát hại con trai chủ tiệm cầm đồ ở huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vào tháng 4/2021.

Nguồn Báo VTC