Ông Nguyễn Bắc Son bị phạt tù chung thân

Ông Nguyễn Bắc Son nhận án tù chung thân về tội Nhận hối lộ, 16 năm tù do Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công; ông Trương Minh Tuấn 14 năm tù.

Sáng nay, TAND Hà Nội công bố bản án trong 3 tiếng về sai phạm của 14 bị cáo trong dự án MobiFone đầu tư 8.900 tỷ đồng mua 95% cổ phần AVG, gây thiệt hại cho nhà nước gần 6.600 tỷ đồng.

13 người có mặt, bị cáo Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch AVG) được tòa cho phép vắng mặt do đang điều trị tại bệnh viện.

HĐXX cho biết tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Đánh giá gia đình ông Son đã thay mặt nộp 66 tỷ đồng, tiền nhận hối lộ được khắc phục nên không cần thiết áp dụng hình phạt tử hình như đề nghị của VKS, HĐXX phạt ông án tù chung thân về tội Nhận hối lộ, 16 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Cùng tội danh, cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhận mức án lần lượt 8 và 6 năm tù, hình phạt chung 14 năm. Cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà nhận tổng cộng 23 năm tù, cựu tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải 14 năm tù.

Tòa huỷ lệnh kê biên nhà của ông Son tại phố Lý Nam Đế và nhà ông Tuấn ở phố Hào Nam, song tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa ngân hàng của hai ông với số dư 500 triệu đồng để đảm bảo thi hành án. Các bị cáo chăm chú lắng nghe. Ông Son đứng gần như bất động, nhìn vào HĐXX; ông Tuấn cúi mặt.

Biện pháp tư pháp khác

Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị phạt 3 năm tù do phạm tội Đưa hối lộ.

9 bị cáo còn lại: Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị phạt 5 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (cựu thành viên Hội đồng thành viên), Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) mỗi người 2 năm 6 tháng tù.

Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) bị phạt 2 năm tù, Võ Văn Mạnh (giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định giá AMAX) 3 năm 6 tháng tù, Hoàng Duy Quang (giám đốc chi nhánh phía Bắc của AMAX) 3 năm tù.

Tòa thông báo các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải nộp số tiền thu lời bất chính vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, ông Son 66,495 tỷ đồng, ông Tuấn 4,452 tỷ đồng, ông Trà 55,592 tỷ đồng, ông Hải 11,25 tỷ đồng. Bốn bị cáo đã nộp đủ.

Ông Son rời tòa sau khi nhận bản án chung thân. Ảnh: Giang Huy

Ông Son rời tòa sau khi nhận bản án chung thân.

Hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn được tòa ghi nhận có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: nhiều thành tích, huân huy chương, sức khoẻ yếu, gia đình có công cách mạng. Bị cáo Tuấn tích cực chỉ đạo việc khắc phục vụ án, được Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị giảm nhẹ…

Nhóm bị cáo là cựu lãnh đạo MobiFone có nhân thân tốt, đạt thành tích trong công tác, chủ động tích cực khắc phục hậu quả, được công ty xin giảm nhẹ hình phạt, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, gia đình có công cách mạng…

Với cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, bản án nêu bị cáo có nhân thân tốt, ăn năn hối cải, khắc phục toàn bộ thiệt hại vụ án qua việc trả lại hơn 8.400 tỷ đồng và trả thêm 329 tỷ đồng. Đây là doanh nhân có nhiều hoạt động từ thiện, gia đình có công với cách mạng, là trụ cột của gia đình có nhiều con…

Chủ toạ nhấn mạnh tới ba lần việc ông Vũ khắc phục triệt để hậu quả vụ án. Việc này cũng với những tình tiết nêu trên sẽ là căn cứ để HĐXX xem xét “giảm hình phạt đáng kể” cho bị cáo.

Ông Trương Minh Tuấn tại sân tòa trong sáng 28/12. Ảnh: Giang Huy

Ông Trương Minh Tuấn tại sân tòa trong sáng 28/12.

Bản án xác định, năm 2015, Tổng công ty Viễn thông Mobifone (MobiFone) thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước bằng việc mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng.

Ông Son nhận thức chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông không có chức năng thẩm định, đánh giá về giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án. Dù vậy, ông vẫn chỉ đạo ông Phạm Đình Trọng (Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp) thành lập Tổ thẩm định, họp để thống nhất giá mua.

Tòa: có đủ cơ sở kết luận phạm tội._2

Sai phạm của các bị cáo khi phê duyệt dự án.

Khi Thủ tướng mới có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án chưa được thẩm định, ông Son chỉ đạo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký Quyết định phê duyệt dự án. Ông chỉ đạo MobiFone ký thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG ngay trong năm 2015. Các chỉ đạo quyết liệt, nhưng trái pháp luật của ông Son đã khiến nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng do giá trị thực của AVG đã bị nâng khống.

Hoàn thành việc bán cổ phần đúng như mong muốn, có lợi, ông Vũ đã hối lộ ông Son 3 triệu USD, ông Trà 2,5 triệu USD, ông Hải 500.000 USD, ông Tuấn 200.000 USD.

Theo TAND Hà Nội, ông Son trong quá trình điều tra đã khai có nhận hối lộ số tiền trên, tương đương hơn 66,5 tỷ đồng. Nhiều bản tự khai, tường trình, thư gửi, vợ con của ông cũng thể hiện điều này. Trong hồ sơ vụ án có cả sơ đồ do ông mô tả chi tiết việc bị cáo Vũ đến nhà đưa tiền, cất tiền, diễn biến.

Ông Son cùng Trà, Tuấn, Hải đều nhận thức được nếu không phải vì vai trò của mình sẽ không được Vũ biếu tiền; hiểu việc nhận là bất hợp pháp. HĐXX vì thế kết luận đủ yếu tố xác định bị cáo Vũ và 4 bị cáo trên đã có hành vi Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, như quy kết của VKSND Hà Nội.

Tòa nói lời khai của Son là thống nhất

Bản án nêu lời khai của ông Son về việc nhận hối lộ.

Trước đó trong phần luận tội, VKSND Hà Nội đánh giá các bị cáo giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan nhà nước song vì hám lợi đã gây thiệt hại đặc biệt lớn, ảnh hưởng niềm tin của nhân dân. Đây là “biểu hiện suy thoái đạo đức công vụ, tham nhũng”.

Ông Son bị đề nghị phạt 16-18 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, án tử hình do Nhận hối lộ; hình phạt chung là tử hình. Ngày 27/12, một ngày trước khi TAND tuyên án, gia đình ông đã nộp thêm 45 tỷ để đủ 66 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cho hành vi nhận hối lộ 3 triệu USD.

Ông Tuấn bị đề nghị 6-7 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 8-9 năm tù về Nhận hối lộ, hình phạt chung 14-16 năm tù.

Cùng tội danh như hai cựu bộ trưởng, bị cáo Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone) bị đề nghị 23-25 năm tù, Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) 14-16 năm tù.

Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị đề nghị 3-4 năm tù về tội Đưa hối lộ.

Bị cáo Lê Nam Trà gặp người thân ở sân tòa. Ảnh: Giang Huy

Bị cáo Lê Nam Trà gặp người thân ở sân tòa.

Ở tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị đề nghị 5-6 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù.

Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù, Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) 3-4 năm tù.

Tòa tóm lại quá trình phạm tội.

Phiên tòa được mở từ ngày 16/12, hôm nay kết thúc đúng theo dự kiến.

       Nguồn : vnexpress

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Trên thực tế, khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thì chủ doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh để tìm ra hướng kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Vậy khi tạm ngừng kinh doanh  doanh nghiệp có phải nộp thuế không? Luật Hiệp Thành sẽ cùng bạn làm rõ những nội dung này trong bài viết.

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài

  1. Quy định về nộp thuế môn bài khi tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định tại khoản 3 điều 4 thông tư 302/2016/TT-BTC:

“3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”

Doanh nghiệp không phải nộp tiền thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài trong trường hợp tạm dừng trọn năm. Trường hợp tạm ngừng hoạt động không trọn năm thì vẫn phải thực hiện nộp tiền thuế và tờ khai đầy đủ theo quy định. Đặc biệt chú ý tạm ngừng kinh doanh không trọn năm thì vẫn phải nộp phí môn bài cả

Theo đó doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn từ thời điểm được Phòng đăng ký kinh doanh xác nhận doanh nghiệp đang tạm ngừng.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp

Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty để kinh doanh ngày càng tăng và các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa. Tuy nhiên việc chọn tên doanh nghiệp sao cho đúng với quy định của pháp luật thì không phải ai cũng biết. Luật Hiệp Thành sẽ cùng bạn làm rõ những nội dung này trong bài viết.

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2014

  1. Quy định pháp luật về đặt tên doanh nghiệp

2.1. Cách đặt tên doanh nghiệp:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

– Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp dự kiến đặt bị trùng, gây nhầm lẫn hoặc có các ký tự,….

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo 1 trong 2 cụm từ sau:

– “Chi nhánh”

– “Văn phòng đại diện”

 

  1. Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp bao gồm:

– Đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký)

+ Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật không?

Khi thành lập doanh nghiệp có nhiều khách hàng thắc mắc là người đại diện theo pháp luật của công ty có nhất thiết phải là thành viên Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên của công ty hay không? Luật Hiệp Thành sẽ cùng bạn làm rõ những nội dung này trong bài viết.

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2014

  1. Quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2014 thì chức danh đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.

Có thể thấy pháp luật quy định công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần

Trong tiến trình hội nhập và phát triên kinh tế, hiện nay số lượng các doanh nghiệp đang tăng một các nhanh chóng. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó.  Doanh nghiệp cần phải định hướng xem công ty mình nên chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp. Luật Hiệp Thành sẽ làm rõ thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần ở bài viết này.

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2014;

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;

Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

  1. Hồ sơ cần chuẩn bị

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty chuyển đổi;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc chuyển đổi công ty;

– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

– Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Lưu ý: Các tài liệu, giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực.

  1. Trình tự thủ tục

– Công ty phải đăng ký chuyển đổi loại hình công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  1. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
  2. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Chủ tịch hội đồng quản trị có bắt buộc phải là cổ đông của công ty

Luật sư tư vấn thành lập Công ty Cổ phần sản xuất Sơn

Có nhiều khách hàng tin rằng chỉ cổ đông của công ty cổ phần mới trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty đó được. Luật Hiệp Thành sẽ cùng bạn làm rõ những nội dung này trong bài viết.

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2014

  1. Quy định pháp luật về Chủ tịch hội đồng quản trị

Căn cứ Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị. Trước tiên để trở thành thành viên Hội đồng quản trị thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

“1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  1. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
  2. b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
  3. c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.
  4. d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.”

Luật sư tư vấn thành lập Công ty Cổ phần sản xuất Sơn

Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên có thể thấy rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông công ty mà chỉ cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định cụ thể Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là cổ đông công ty.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đề nghị xử lý các vật chứng trong phiên tòa xét xử vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Viện Kiểm sát đã đưa ra kiến nghị về trách nhiệm dân sự, cũng như về xử lý tang vật vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên.

Chiều 27/12, sau khi đề nghị 6 án tử hình đối với các bị cáo trong vụ án bắt cóc, hãm hiếp, sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên giao gà ở Điện Biên, VKSND tỉnh Điện Biên đưa ra kiến nghị về trách nhiệm dân sự cũng như về xử lý tang vật vụ án.

Về xử lý vật chứng, áp dụng điều 47 bộ luật Hình sự, điều 106 bộ luật Tố tụng hình sự, tịch thu sung công quỹ nhà nước 1 xe ô tô BKS 27C -034.75 và các giấy tờ của Bùi Văn Công do Công và các đồng phạm sử dụng để gây án.

Tịch thu 1 điện thoại 1280 màu đen có số sim là 03729488XX của Vương Văn Hùng, 1 đèn pin của Bùi Thị Kim Thu là công cụ phạm tội.

Tịch thu, tiêu hủy một cây côn nhị khúc trên thân có khắc hình rồng, 1 ga dạng thổ cẩm, 1 chiếu cói, 2 đệm, 1 khăn là công cụ phạm tội, 1 đôi côn nhị khúc thu khi khám nghiệm; 1 chai nhựa dạng ống điếu, tẩu bằng nhựa màu đen phần miệng chai gắn một ống nhựa màu ghi thu giữ của Bùi Thị Kim Thu; 1 đoạn dây thừng và thanh gỗ không còn giá trị sử dụng….

Đề nghị trả lại 5 chiếc bao cao su trong vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Bị cáo Vì Văn Toán tại tòa

Trả lại đồ dùng cho người nhà Cao Mỹ Duyên

Trả lại cho gia đình bị hại 1 xe ô tô BKS 27H1-7401 kèm theo giấy tờ, 1 thẻ ATM của nạn nhân, 1 điện thoại di động, 1 mũ bảo hiểm, 1 lồng gà, 1 giá đèo hàng, 2 bao tải màu trắng, 1 dây vải trắng, 1 dây kim loại màu trắng, 1 áo thu đông, 1 quần lót, 1 chiếc giày của nạn nhân, 1 máy tính xách tay và 1 dây cấp nguồn.

Trả lại cho Bùi Văn Công 2 điện thoại, trả lại cho Vương Văn Hùng 1 ví da màu nâu bên trong có 1 triệu đồng, 2 điện thoại kèm theo 2 sim, 1 cặp số màu đen và 1 áo khoác.

Trả lại cho Phạm Văn Nhiệm 1 điện thoại kèm theo 2 sim và 40 nghìn đồng.

Trả lại cho Lường Văn Hùng 1 áo sơ mi dài tay đen, 1 quần dài dạng nỉ màu đen.

Trả lại cho Lường Văn Lả 1 chiếc áo khoác màu xanh.

Trả lại cho Vì Văn Toán 1 CMTND mang tên Vì Văn Toán và 1 CMND mang tên Vì Thị Thu (vợ Toán), 5 điện thoại kèm theo 5 sim.

Trả lại cho vợ của bị cáo Phạm Văn Nhiệm 1 xe đạp điện màu đen Yamaha.

Trả lại cho chủ nhà nơi Vương Văn Hùng gửi một số vật dụng liên quan đến vụ án 1 xe ô tô BKS 27H2-3194 kèm theo giấy đăng ký xe, 1 quyền sổ tay, 5 chiếc bao cao su chưa sử dụng, 2 chìa khóa Việt Tiệp, 1 chìa khóa xe mô tô, 1 chiếc áo, 1 cái nhíp, 10 cáp vé nhà xe, 1 phong bì đã qua sử dụng.

Trả lại cho Bùi Thị Kim Thu 1 điện thoại di động nhãn hiệu Samsung, màn hình đã bị vỡ và các giấy tờ liên quan đến khám bệnh của Thu….

Các vật chứng còn lại sau khi giám định niêm phong đã bị đem tiêu hủy.

VKS cũng đề nghị hủy bỏ niêm phong đối với căn nhà của vợ chồng Bùi Văn Công – Bùi Thị Kim Thu, nơi các bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm và giết hại Cao Mỹ Duyên.

Về trách nhiệm dân sự, áp dụng điều 48 bộ luật Hình sự và bộ luật Dân sự buộc các bị cáo phải bồi thường cho người bị hại thiệt hại về tài sản gồm: 4 con gà (mỗi con 2kg, tổng giá trị 1,22 triệu), riêng Vương Văn Hùng phải bồi thường thêm 270.000 tiền chiếm đoạt.

Bồi thường tổn thất tinh thần áp dụng  ở mức tối đa theo quy định của luật tức 100 tháng lương tối thiểu (149 triệu đồng/6 bị cáo). Thiệt hại nhân do nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm áp dụng mức tối đa 10 tháng lương tối thiểu (14,9 triệu đồng). Số tiền này sẽ do 8 bị cáo (trừ bị cáo Thu) có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân.

Ngoài ra, các bị cáo còn phải chịu tiền án phí theo quy định; mai táng phí số tiền cụ thể sẽ được HĐXX quyết định trong phần tuyên án vào ngày 29/12.

Trước đó, đại diện gia đình nạn nhân không đưa ra con số yêu cầu bồi thường cụ thể mà đề nghị HĐXX tuyên theo quy định của pháp luật.

Nguồn : vietnamnet.vn

Toà tuyên án vụ AVG

Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng 11 bị cáo trong vụ án MobiFone mua AVG gây thiệt hại 6.600 tỷ đồng đang nghe tuyên án.

9h, TAND Hà Nội công bố bản án với 14 bị cáo liên quan sai phạm ở dự án MobiFone đầu tư 8.900 tỷ đồng mua 95% cổ phần AVG. Bị cáo Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch AVG) được tòa cho phép vắng mặt do đang điều trị tại bệnh viện.

Ông Son đi vào phòng xét xử nghe tuyên án. Ảnh: Giang Huy

Ông Son vào phòng xét xử nghe tuyên án.

Ông Son bị VKSND Hà Nội đề nghị phạt 16-18 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, án tử hình do Nhận hối lộ; hình phạt chung là tử hình. Một ngày trước phán quyết, gia đình ông đã nộp thêm 45 tỷ để đủ 66 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cho hành vi nhận hối lộ 3 triệu USD.

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn bị đề nghị 6-7 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 8-9 năm tù về Nhận hối lộ, hình phạt chung 14-16 năm tù.

Cùng tội danh như hai cựu bộ trưởng, bị cáo Lê Nam Trà (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone) bị đề nghị 23-25 năm tù, Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) 14-16 năm tù.

Cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị đề nghị 3-4 năm tù về tội Đưa hối lộ.

Ông Trương Minh Tuấn tại sân tòa trong sáng 28/12. Ảnh: Giang Huy

Ông Trương Minh Tuấn tại sân tòa trong sáng 28/12.

Cơ quan công tố đánh giá nhiều bị cáo giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan nhà nước song vì hám lợi đã gây thiệt hại đặc biệt lớn, ảnh hưởng niềm tin của nhân dân. Đây là “biểu hiện suy thoái đạo đức công vụ, tham nhũng”.

Việc đưa vụ án ra xét xử đã thể hiện “không có vùng cấm”; bất kỳ ai, giữ chức vụ gì khi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý.

Bị cáo Lê Nam Trà gặp người thân ở sân tòa. Ảnh: Giang Huy

Bị cáo Lê Nam Trà gặp người thân ở sân tòa.

Ở tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) bị đề nghị 5-6 năm tù, Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù.

Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) bị đề nghị từ 4 đến 5 năm tù, Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) 3-4 năm tù.

Phiên tòa được mở từ ngày 16/12, hôm nay kết thúc đúng như dự kiến.

     Nguồn : vnexpress

Ông Nguyễn Hữu Tín bị đề nghị 7-8 năm tù

Đại diện VKS đề nghị tòa xử phạt cựu Phó chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường) cùng 7-8 năm tù.

Chiều 27/12, đại diện VKSND TP HCM nêu quan điểm về vụ án ông Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi) và các đồng phạm Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong việc giao nhà đất 5.000 m2 số 15 Thi Sách, quận 1 cho Vũ “Nhôm”.

Ông Nguyễn Hữu Tín tại tòa chiều nay. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Nguyễn Hữu Tín tại tòa chiều nay.

Theo VKS, từ năm 2014 đến 2016, Bộ Công an do Thứ trưởng Bùi Việt Tân ký các công văn đề nghị UBND TP HCM, Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch tạo điều kiện cho Công ty Bắc Nam 79 do Vũ “Nhôm” là Chủ tịch HĐQT (công ty bình phong) được thuê nhà đất 15 Thi Sách phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.

Sau khi được Lê Văn Thanh (Chánh Văn phòng UBND TP HCM), Nguyễn Thanh Chương (Trưởng Phòng đô thị UBND TP HCM), Trương Văn Út (Phó Phòng quản lý đất đai) và Đào Anh Kiệt (Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường) tham mưu, ông Tín đã ký duyệt cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất trái quy định.

“Hơn ai hết bị cáo Tín phải biết đây là tài sản Nhà nước, việc sắp xếp phải thông qua Ban chỉ đạo 09 (Chủ tịch TP HCM Lê Hoàng Quân làm Trưởng ban) nhưng lại tự ý bút phê giao Sở Tài nguyên hướng dẫn thủ tục”, đại diện VKS nhận định. Hậu quả là Công ty Bắc Nam 79 được khấu trừ tiền bồi thường thuê đất hơn 6,7 tỷ đồng và thiệt hại thêm 802 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng đất do chưa thu hồi được… “Hậu quả này là đặc biệt lớn nên việc xử lý là không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, đại diện VKS nói.

Cơ quan công tố ghi nhận ông Tín thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, đã khắc phục 1,5 tỷ đồng thiệt hại.

Bị cáo Đào Anh Kiệt. Ảnh: Hữu Khoa.

Bị cáo Đào Anh Kiệt.

Đối với Đào Anh Kiệt, VKS cho rằng có vai trò rất lớn trong vụ án. Bị cáo là lãnh đạo cao nhất Sở Tài nguyên, phải nhận thức việc cho thuê nhà 15 Thi Sách phải thông qua đấu giá nhưng vẫn tham mưu cho Nguyễn Hữu Tín giao tài sản này cho công ty của Vũ “Nhôm”. Sau khi nhận văn bản của Ủy ban, ông này đã bút phê “anh Thanh (bị cáo Lê Văn Thanh) xử lý nhanh”… và là người trực tiếp ký các văn bản tham mưu cho ông Tín, dẫn đến thiệt hại lớn cho Nhà nước.

“Tức bị cáo thấy sai nhưng vẫn làm. Bị cáo là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất”, đại diện VKS nhận định, bác kêu oan của ông Kiệt. “Bị cáo phủ nhận hành vi phạm tội là thể hiện chưa nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình nên sẽ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

VKS cho rằng, các bị cáo đều là những người được giao nắm giữ các vị trí quan trọng nhưng đã bất chấp pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm. “Xét một cách tổng thể vụ án xảy ra có phần lỗi của các cá nhân trong vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các vụ án này đã được xét xử do đó khi xem xét trách nhiệm của các bị cáo, cũng cần xem xét một cách khách quan công bằng hơn.

Cơ quan công tố ghi nhận ông Tín thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, đã khắc phục 1,5 tỷ đồng thiệt hại.

Tương tự, đối với các bị cáo khác VKS nhận định việc truy tố là cố căn cứ và đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ.

Với các phân tích trên VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín 7-8 năm tù; Đào Anh Kiệt 7-8 năm tù; Trương Văn Út và Lê Văn Thanh cùng mức 5-6 năm tù; Nguyễn Thanh Chương 4-5 năm tù.

Trước đó, trong quá trình xét hỏi, ông Tín thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm. Song đề nghị tòa xem xét về cáo buộc giữ vai trò chủ mưu. Bởi việc ông đặt bút ký quyết định giao đất cho Công ty Bắc Nam 79 là xuất phát từ các công văn đề nghị của các Bộ và Sở ngành tham mưu.

Các bị cáo còn lại đều thừa nhận hành si sai phạm. Riêng bị cáo Kiệt cho rằng cáo trạng truy tố có phần oan sai.

        Nguồn : vnexpress

Luật sư: ‘Lả là người duy nhất chăm sóc cho Cao Mỹ Duyên’

14h50
Luật sư Nguyễn Quang Khai: Đây là vụ án được dư luận cả nước quan tâm
Luật sư Nguyễn Quang Khai (bào chữa cho Vương Văn Hùng) nói ông không có ý kiến về 4 tội danh mà VKS truy tố bị cáo này.

Luật sư đánh giá đây là vụ án được dư luận cả nước quan tâm nhiều nhất từ trước đến nay. Nói về các cáo buộc đối với Hùng, luật sư đồng tình với quan điểm của đại diện VKS nhưng xin trình bày thêm.

Theo ông Khai, trên thực tế, Hùng và bà Hiền không có mâu thuẫn. Bị cáo được Vì Văn Toán dẫn ra chợ để nhận diện Cao Mỹ Duyên. Những việc Hùng làm đều thực hiện theo chỉ đạo của các bị cáo khác. Quá trình các bị cáo phạm tội, Vương Văn Hùng cũng không trực tiếp tham gia sát hại nạn nhân mà chỉ là bước tiếp nối cho việc Duyên bị tước đoạt tính mạng. Hùng cũng chỉ chứng kiến nhóm bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm cô gái 20 tuổi.

Từ những lập luận này, luật sư Khai kiến nghị HĐXX xem xét đưa ra mức án phù hợp, đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật đối với Vương Văn Hùng.

 

14h45

‘Chương chỉ vì ham muốn bản thân mà không vượt qua được cám dỗ’
Luật sư Lê Thị Diệu (bào chữa cho Cầm Văn Chương) cho rằng vụ án xảy ra là điều đáng tiếc đối với một địa phương miền núi yên bình như Điện Biên. Vụ án có nhiều bị cáo, mỗi người thực hiện hành vi phạm tội ở nhiều mức độ khác nhau.

Đối với Cầm Văn Chương, bà Diệu cho rằng bị cáo tham gia vụ án một cách tình cờ. Trên đường đi chúc Tết, Chương đến nhà Bùi Văn Công và gặp nhiều bị cáo đang quan hệ tình dục với một cô gái. Theo luật sư, Chương không biết nội tình, không biết mục đích Công và đồng bọn đưa nạn nhân Cao Mỹ Duyên về nhà. Từ lời mời của Công, Chương đã một lần duy nhất quan hệ tình dục trái ý muốn của nạn nhân.

“Tôi mong tòa và VKS có cái nhìn cảm thông, Chương chỉ vì ham muốn của bản thân mà không vượt qua được cám dỗ”, nữ luật sư bày tỏ.

Quá trình điều tra, Chương đã tỏ thái độ ăn năn, hối cải. Bản thân chưa có tiền án, tiền sự. Gia đình Chương là gia đình có công với cách mạng. Từ các luận cứ trên, luật sư đề nghị HĐXX xem xét đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý đối với bị cáo Chương.

14h30

‘Lả vẫn còn tính nhân đạo’
Luật sư Đỗ Xuân Toán (bào chữa bị cáo Lường Văn Lả) nói ông tham gia hoạt động tố tụng ngay từ đầu vụ án. Đồng tình với cáo trạng truy tố bị cáo Lả, vị luật sư cho rằng thân chủ của ông đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Quá trình điều tra và tại tòa, lời khai của Lả phù hợp với các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, phù hợp lời khai của các bị cáo khác. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét thái độ thành khẩn khai báo, xem xét nhân thân của bị cáo để lượng hình.

Theo luật sư, Lả đã được xóa án tích, không có tình tiết tăng nặng, là người dân tộc thiểu số nghèo nên nhận thức pháp luật hạn chế.

“Tôi đã nhiều lần tiếp xúc, động viên thân chủ và nhận thấy Lả có thái độ ân hận, tích hợp hợp tác khắc phục hậu quả”, luật sư trình bày. Trong vụ án, Lả giúp sức tích cực thứ yếu, thực hiện theo chỉ đạo với mong muốn có tiền sử dụng ma túy. Theo người bào chữa, Lả vẫn còn tính nhân đạo, thể hiện qua việc anh ta là người duy nhất chăm sóc, bón cơm, giặt khăn mặt để lau rửa thi thể cho Duyên.

Ông Toán đánh giá Lường Văn Lả chỉ là người thực hiện theo sự sai bảo, giúp sức cho các bị cáo khác thực hiện hành vi giết người. Quá trình điều tra và tại tòa, Lả thành khẩn khai báo. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

 

14h15

‘Hùng chỉ là nạn nhân của việc làm ăn phi pháp’
Luật sư Lò Thị Xuyến (bào chữa cho Lường Văn Hùng) mở bài bào chữa với việc gửi lời chia sẻ trước sự mất mát của gia đình nạn nhân Cao Mỹ Duyên.

Theo người bào chữa, trong suốt quá trình diễn ra vụ án, Lường Văn Hùng luôn là người bị lôi kéo phạm tội, không chủ động tham gia gây án. Bà Xuyến cho rằng bị cáo Hùng không phải là người tổ chức, mà chỉ giữ vai trò giúp sức thứ yếu cho các bị cáo khác trong vụ án. Ở một góc độ nào đó, Hùng chỉ là nạn nhân của việc làm ăn phi pháp, và là nạn nhân của việc sử dụng ma túy. Do nhận thức pháp luật yếu kém nên sa đà vào hành vi của nhóm bị cáo.

Ngoài ra, luật sư nói bị cáo Hùng đã phối hợp tích cực với cơ quan điều tra. Tại tòa, bị cáo ăn năn, hối cải và khai báo thành khẩn, đúng sự thật nên đề nghị HĐXX cho bị cáo Lường Văn Hùng được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định.

14h

Luật sư của Bùi Văn Công đồng tình đề nghị mức án của VKS
Luật sư Nguyễn Trần Dễ (bào chữa cho Bùi Văn Công) cho rằng theo cáo trạng, Công thực hiện việc bắt cóc Cao Mỹ Duyên theo chỉ đạo của Vì Văn Toán, được Toán hứa trả tiền và cho ma túy để sử dụng. Tại tòa, bị cáo Công không thừa nhận hành vi bắt cóc, hiếp dâm và sát hại nạn nhân, chỉ nhận tội tàng trữ ma túy. Công cũng khai bản thân bị ép cung, không giống như những gì bị cáo đã trao đổi với luật sư bào chữa trong quá trình điều tra.
Luật sư thừa nhận cáo trạng truy tố Bùi Văn Công 5 tội danh hoàn toàn có căn cứ. Trong thời gian ngắn, bị cáo thực hiện 2 tội phạm rất nghiêm trọng, một tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc bị cáo không nhận tội khi ra tòa đó là quyền của bị cáo. Xét vai trò của Bùi Văn Công, ngoài việc là người thực hiện hành tích cực, Công còn là người đề xướng hành vi tước đoạt tính mạng của Cao Mỹ Duyên. Do đó, luật sư bào chữa cho Bùi Văn Công đồng tình với bản luận tội và mức án đề nghị của đại diện VKS dành cho bị cáo Công.

 

13h45

9 bị cáo lĩnh mức án nào?
Về hình phạt, VKS đề nghị 6 bị cáo tổng mức án tử hình, gồm: Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả.

VKS đề nghị Phạm Văn Dũng 9-10 năm tù tội Hiếp dâm, Cầm Văn Chương 8-9 năm tù tội Hiếp dâm và Bùi Thị Kim Thu 2 năm 6 tháng – 3 năm tù tội Không tố giác tội phạm.

 

13h30

VKS truy tố các bị cáo về 6 tội là không oan
Chiều 27/12, 9 bị cáo liên quan vụ bắt cóc, hiếp dâm và sát hại cô gái giao gà ở Điện Biên cùng nhóm luật sư nêu quan điểm bào chữa sau khi đại diện VKS đề nghị mức án.

Theo bản luận tội, công tố viên đánh giá Vì Văn Toán, Bùi Văn Công và đồng bọn đã phạm tội ác tàn bạo, vô nhân tính. VKS truy tố các bị cáo về 6 tội là không oan sai.

Kiểm sát viên nhận định Toán và đồng bọn gây án với mục đích tống tiền, chiếm đoạt 300 triệu đồng mà Toán cho rằng bà Trần Thị Hiền nợ ông ta sau vụ mua bán ma túy 10 năm trước.

Trong vụ án, Vì Văn Toán giữ vai trò chủ mưu. 3 bị cáo không nhận tội nhưng căn cứ lời khai các bị cáo còn lại và hồ sơ vụ án, VKS đánh giá 9 bị cáo đã thực hiện hành vi như cáo trạng nêu.

Khi luận tội, đại diện VKS cũng đề nghị rút phần cáo trạng truy tố Bùi Văn Công và Vương Văn Hùng về tội Cướp tài sản.

Về trách nhiệm dân sự, công tố viên đề nghị 8 bị cáo (trừ Bùi Thị Kim Thu) bồi thường cho gia đình nạn nhân tổng số tiền gần 140 triệu đồng.

  Nguồn : news.zing.vn

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán

Đại diện VKSND tỉnh Điện Biên bất ngờ thông báo gia đình nạn nhân có đơn bãi nại với bị cáo Vì Văn Toán.

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán - 1

Gia đình nạn nhân có đơn bãi nại với bị cáo Vì Văn Toán

Ngày 27/12, TAND tỉnh Điện Biên tiếp tục đưa vụ án Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, hiếp dâm, sát hại ra xét xử lưu động ngày thứ 2. Địa điểm diễn ra phiên xét xử tại sân vận động Điện Biên Phủ, TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên với sức chứa khoảng 10 ngàn người.

Sau khi Vì Văn Toán khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, đại diện VKSND tỉnh Điện Biên bấy ngờ thông báo gia đình nạn nhân Cao Mỹ Duyên có làm đơn xin bãi nại cho bị cáo Vì Văn Toán, kẻ được cho là chủ mưu bắt cóc, sát hại nữ sinh giao gà.

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán - 2

Vương Văn Hùng được dẫn giải đến phiên toà sáng 27/12.

Phía VKSND tỉnh Điện Biên cho rằng, tình tiết này dẫn đến việc vụ án có thể còn tình tiết chưa được làm rõ. Theo đó, Toán khai nhận mình là người nghe cuộc điện thoại của Cao Thảo Loan (chị gái Duyên) và nói: “Tao Toán đây”. Chị Loan nói trong điện thoại “Tại sao mày cầm máy của em tao?”. Đại diện VKS nhận định tình tiết này cần được phải làm rõ để tránh oan sai trong vụ án.

Đến khoảng 9h sáng cùng ngày, HĐXX tuyên Vương Văn Hùng lên bục khai báo. Khi được chủ toạ hỏi về việc Vì Văn Toán khai nhận vừa rồi có đúng không? Hùng trả lời “có tình tiết đúng, có tình tiết không đúng”.

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán - 3

Vương Văn Hùng phủ nhận cáo trạng về tội danh Hiếp dâm, Giết người.

Theo đó, Hùng khai nhận, quen biết vì Văn Toán khi cùng chấp hành án trong trại giam. Sau đó Hùng nhận lời vờ làm người mua gà để hẹn Cao Mỹ Duyên giao gà, sau đó các đồng phạm khác sẽ giữ nạn nhân lại để đòi tiền bà Trần Thị Hiền (mẹ Duyên).

“Anh Toán và anh Công đi cùng tôi ra quán nước ở khu vực nghĩa trang. Anh Công nói bây giờ hẹn bà Hiền ra, giữ bà Hiền ở đó thì không ai lo trả tiền nên bảo tôi hẹn con gái bà Hiền ra, giữ lại để đòi tiền bà Hiền. Tiếp đó anh Công hỏi mày có đồ gì không thì cho anh mượn, lúc đầu tôi từ chối, sau đó tôi về nhà lấy cái côn cho anh Công mượn.

Ngày 30 Tết, tôi có ra chợ mua gà ở gần chỗ bà Hiền bán gà, sau đó tôi xin số điện thoại của Cao Mỹ Duyên và hẹn khi nào cần mua gà sẽ gọi. Đến khoảng 18h chiều cùng ngày, tôi hẹn Duyên mang gà đến địa chỉ trong thành phố rồi bắt taxi đến đó”, Hùng khai nhận.

Sau đó, Vương Hùng thừa nhận đã lấy tài sản của Cao Mỹ Duyên gồm điện thoại, xe máy, 13 con gà, chiếc áo rét có giấy tờ xe, thẻ ATM. Một số tài sản đã bị Hùng phi tang còn một số được Hùng mang về nơi ở.

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán - 4

Lường Văn Lả tiến lên đối chất.

Khi được hỏi về việc các bị cáo khác khai Vương Văn Hùng có tham gia hành vi Hiếp dâm, Giết người có đúng hay không? Hùng cho rằng, hai tội danh này là không đúng đồng thời khẳng định lời khai của các đồng phạm khác là sai.

“Từ ngày mùng 1 Tết đến ngày mùng 3 Tết tôi không đi đâu cả. Hai nhà hàng xóm có camera an ninh chiếu thẳng vào nhà tôi để chứng minh. Tôi không có ra khỏi nhà”, Hùng nói.

Tiếp đó, Hùng cũng cho hay, không có mâu thuẫn, thù hằn với 8 bị cáo khác trong vụ án nhưng bản thân bị mớm cung, bị ép cung trong phần xét hỏi của đại diện VKS. Đại diện VKS đã ngay lập tức công bố lời khai của cậu, mợ Vương Văn Hùng theo bút lục điều tra, theo đó cả cậu ruột và mợ của Vương Hùng đều khai báo, vào thời điểm 3h chiều mùng 2 Tết (thời điểm Hùng được xác định tham gia hành vi hiếp dâm, giết người), Hùng không có mặt ở nhà. Tuy nhiên, Hùng vẫn khẳng định lời khai này cũng là… không đúng. Cho tới khi HĐXX cho Vương Văn Hùng lùi xuống để tuyên Lường Văn Lả và Phạm Văn Nhiệm lên đối chất, Hùng chỉ thừa nhận tham gia hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán - 5

Gia đình nữ sinh giao gà bất ngờ gửi đơn bãi nại cho kẻ chủ mưu Vì Văn Toán - 6

 Bùi Văn Công, Bùi Kim Thu tiếp tục phủ nhận toàn bộ cáo trạng buộc tội của VKSND tỉnh Điện Biên

Sau đó, HĐXX tiếp tục tuyên Bùi Văn Công và Bùi Kim Thu lên bục khai báo, hai bị cáo này vẫn phủ nhận toàn bộ cáo trạng buộc tội của VKSND tỉnh Điện Biên.

Đến 10h20 cùng ngày, HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận.

Nguồn : 24h.com.vn

Đề nghị tử hình 6 bị cáo sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên

Phiên tòa xét xử sơ thẩm 9 đối tượng tham gia hiếp dâm, sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên sáng nay tiếp tục với phần xét hỏi 2 bị cáo Vì Văn Toán và Vương Văn Hùng.

Đề nghị tử hình 6 bị cáo sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên

DIỄN BIẾN

11h

 Đại diện VKS đề nghị mức án cho các bị cáo:

1. Vì Văn Toán: Tử hình vì tội giết người, 11-12 năm về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt tử hình.

2. Bùi Văn Công: Tử hình về tội giết người, 14-15 năm về tội hiếp dâm; 11-12 năm tù về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản, 1 năm 6 tháng – 2 năm về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý; không đề nghị truy tố về tội cướp tài sản. Tổng hình phạt tử hình.

3. Vương Văn Hùng: Tử hình về tội giết người; 9-10 năm tù về tội hiếp dâm; 11-12 năm tù về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản. Rút một phần quyết định truy tố tại phiên toà không đề nghị truy tố về tội cướp tài sản. Tổng hình phạt tử hình.

4. Phạm Văn Nhiệm: Tử hình về tội giết người, 12-13 năm tù về tội hiếp dâm; 7-8 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt tử hình.

5. Lường Văn Hùng: Tử hình về tội giết người; 14-15 năm tù về tội hiếp dâm; 7-8 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt chung tử hình.

6. Lường Văn Lả: Tử hình về tội giết người; 1-15 năm tù về tội hiếp dâm; 7-8 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt chung tử hình.

7. Phạm Văn Dũng: 9-10 năm tù về tội hiếp dâm.

8. Cầm Văn Chương: 8-9 năm tù về tội hiếp dâm.

9. Bùi Thị Kim Thu: 2 năm 6 tháng – 3 năm tù về tội không tố giác tội phạm.

11h15, HĐXX tuyên bố thời gian xét xử buổi sáng kết thúc. Phiên tòa sẽ tiếp tục từ 14h chiều nay.

10h20

Đại diện VKS đọc kết luận luận tội các bị cáo.

Đại diện VKS kết luận: Vệc truy tố các bị cáo là hoàn toàn đúng người, đúng tội, không hề oan sai.

Thông qua lời khai của các bị cáo trong phiên toà hôm nay, đủ cơ sở khẳng định các bị cáo đã phạm vào tội bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản, giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy và không tố giác tội phạm.

{keywords}
Đại diện VKS đọc kết luận luận tội các bị cáo
10h10

Luật sư của nạn nhân Cao Mỹ Duyên trình bày: Do quá đau xót trước sự mất mát của gia đình nên ông Hường không thể kê khai. Bà cũng đặt câu hỏi tại sao lại khai quật tử thi nạn nhân Cao Mỹ Duyên lần thứ 2.

Đại diện VKSND tỉnh Điện Biên, ông Vi Hồng Sơn giải thích hồ sơ tố tụng đã chỉ rõ vì sao cơ quan chức năng khai quật tử thi nạn nhân lần thứ 2 để khám nghiệm.

Kiểm sát viên phân tích ban đầu, các bị cáo khai sau khi bắt giữ Cao Mỹ Duyên, họ để nạn nhân trên thùng xe và đưa đi nhiều nơi rồi thực hiện hành vi đồi bại trên thùng xe. Vì thế, cơ quan tố tụng nhận định quá trình giam giữ trên thùng xe, các bị cáo đã sử dụng các hoạt chất làm nạn nhân bất tỉnh. Do đó, việc khai quật tử thi là hoạt động tố tụng bình thường để thu thập các chứng cứ.

10h05

Ông Cao Văn Hường được mời đứng lên nói lần 2 về kê khai kinh phí mai táng cho nạn nhân nhưng do quá đau buồn ông Hường không thể kê khai và nói: “Tôi chỉ mong HĐXX xử lý đúng theo quy định pháp luật”.

10h05

Bùi Thị Kim Thu khai tại thời điểm Duyên bị sát hại, Thu đi chơi về rất mệt nên ngủ sớm, Thu khai không tắm rửa cho Cao Mỹ Duyên, không nhìn thấy và không biết.

Thu cho biết nhà có 1 phòng ngủ, các bị cáo khác khai cho Cao Mỹ Duyên vào phòng ngủ nhưng Thu cho rằng điều đó không phải.

Lường Văn Lả khai, Bùi Thị Kim Thu có đứng ở cửa nhà vệ sinh, cách Duyên 3-4m. Sau khi Duyên bị sát hại, Thu trực tiếp lau chùi, tắm rửa cho nạn nhân.

Lả khai thêm Thu cũng chứng kiến các bị cáo hiếp dám và sát hại nạn nhân.

Trước lời khai của Thu, luật sư của nạn nhân Cao Mỹ Duyên đề nghị tòa xem xét khởi tố thêm Bùi Thị Kim Thu tội che giấu tội phạm.

9h55

 

HĐXX hỏi người đại diện hợp pháp của nạn nhân là ông Cao Văn Hường (bố nạn nhân) có yêu cầu, thương lượng gì với các bị cáo và bồi thường về mặt dân sự hay không?

Ông Cao Văn Hường nói không có yêu cầu gì, chỉ mong toà án xử đúng theo quy định của pháp luật.

{keywords}
Hội đồng xét xử
9h53

Bùi Thị Kim Thu được Tòa gọi lên bục. HĐXX hỏi lại bản án truy tố như thế nào thì Thu cho rằng là hoàn toàn sai ở chỗ Thu không chứng kiến bất cứ điều gì, Thu chỉ nhìn thấy xác nạn nhân và báo cho công an.

Tòa hỏi bị cáo suy nghĩ gì khi các bị cáo khác cho rằng Thu chứng kiến tất cả?

Bị cáo Thu cho rằng các bị cáo khác dựng chuyện, vu cáo cho bị cáo.

HĐXX đánh giá Thu vẫn quanh co, chối tội.

9h50

 

Bùi Văn Công lên bục khai báo. Bên dưới lượng người đến thẽo dõi phiên tòa đông hơn rất nhiều so với sáng sớm, người dân bàn luận sôi nổi khi bị cáo này lên do hôm qua Công liên tục kêu bị oan, kêu bị ép cung.

Khai trước tòa, Công vẫn cho rằng lời khai không đúng.

{keywords}
{keywords}
Người dân tập trung kín xung quanh khu vực xét xử
9h47

Được HĐXX yêu cầu khai Phạm Văn Nhiệm trình bày: Tại nhà Công có Vì Văn Toán, Phạm Văn Nhiệm, Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả. Các bị cáo đã bàn bạc xử lý Duyên.

Đưa ra chỉ đạo là Toán và Công. Công đưa tay lên ra hiệu bóp cổ, Vương Hùng đưa tay lên ngang cổ biểu hiện hành động cắt cổ.

Khi thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân lần thứ 5 có Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Vương Văn Hùng.

HĐXX tuyên bố cuộc xét hỏi điều tra công khai, trách nhiệm.

9h43

Được yêu cầu lên trả lời Lường Văn Lả khai có Vì Văn Toán, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng bàn bạc: Công có bảo Thu đem cơm cho Duyên ăn, nhưng nạn nhân yếu quá chỉ ăn được mấy miếng. Vương Văn Hùng có hành động cứa cổ.

Lả khẳng định Vương Văn Hùng có góp mặt trong hành vi hiếp dâm và sát hại nạn nhân.

Lả, Hùng, Nhiệm khiêng Duyên ra phía sau nhà Công.

9h

Bị cáo Vương Văn Hùng lên bục khai báo. Hùng bị truy tố về 4 tội: giết người, hiếp dâm, bắt cóc, cưỡng đoạt tài sản.

Trả lười trước tòa, Hùng nói lời khai của Vì Văn Toán có những tình tiết đúng và không đúng.

{keywords}
Bị cáo Vương Văn Hùng

Hùng quen Vì Văn Toán trong thời gian bị giam ở trại Yên Hạ (Sơn La). Hùng có đến chơi nhà Toán vào ngày 27 Tết (ngày 1/2), thì Toán nói về chuyện bà Hiền nợ tiền Toán, có nhờ Hùng nhờ giúp nhưng Hùng không đồng ý. Ngày 29 Tết, Hùng lại đến chơi nhà Toán, thì có Bùi Văn Công và Vì Văn Toán nói chuyện về bà Hiền nợ tiền, Toán có nhờ bị cáo Hùng hẹn bà Hiền ra trả tiền.

Đến chiều, Vì Văn Toán đón Vương Văn Hùng lên chợ Mường Thanh để xem mặt bà Trần Thị Hiền. Sau đó, Toán cùng Hùng lên nhà Bùi Văn Công thì gặp các bị cáo khác.

Tại nhà Công, Vương Hùng ngồi ngoài cửa, các bị cáo còn lại ở phòng khách bàn bạc với nhau chuyện bà Hiền không trả tiền.

Tòa hỏi bị cáo Hùng có hiếp dâm Cao Mỹ Duyên không? Vương Văn Hùng trả lời: “Bị cáo không”.

“Những lời khai của các bị cáo khác là không đúng sự thật. Ngày mùng 1 Tết âm lịch tôi ở nhà giúp gia đình, có camera của nhà hàng xóm trước cửa”, Vương Văn Hùng nói trước toà và khẳng định bản thân không hiếp dâm nạn nhân.

HĐXX yêu cầu Vương Văn Hùng trả lời đúng hành vi thực nghiệm. Hùng cho rằng mình bị oan và nói buổi thực nghiệm không khách quan.

8h10

Vì Văn Toán khai người trực tiếp ‘ra tay’ với nữ sinh Cao Mỹ Duyên

HĐXX yêu cầu bị cáo Vì Văn Toán lên trả lời. Toán khai năm 2009, bà Hiền đã mua bán với Toán 2 bánh heroin với giá là 300 triệu đồng. Trong quá trình mua bán, bà Hiền lấy hàng của Toán mang đi bán nhưng không trả tiền, sau một thời gian Toán đi tìm bà Hiền để đòi tiền nhưng đến nhà thì khoá cổng, tưởng bà Hiền bị bắt nên Toán không vào trong nhà nữa.

{keywords}
Vì Văn Toán khai trước tòa

Sau khi ra tù, Toán lên chợ Mường Thanh chơi thì biết bà Hiền đang bán gà ở chợ. Toán đi theo đến cánh đồng xã Thanh Hưng và hỏi: “Trước chị mua heroin của em sao chị không trả tiền? Em cũng nợ người ta cũng không có tiền trả người ta em phải làm thế nào”.

Nhưng bà Hiền không trả lời.

Trước đó, Toán quen Vương Văn Hùng tại trại giam. Ngày 27/12 Vương Văn Hùng đến nhà Toán, lúc này 2 người bàn bạc cách gây sức ép cho bà Hiền để bà này trả tiền cho Toán. Toán giao hẹn với Hùng nếu đòi được số tiền đó thì sẽ trả cho Hùng một ít.

Một lúc sau Bùi Văn Công vào nhà Toán. Trước đó, Toán và Công quen nhau do Công thường mua gạo ở nhà Toán và cũng có đến mua ma tuý của vợ Toán là Vì Thị Thu.

“Công cũng từng sử dụng ma tuý ở nhà bị cáo, bà Hiền cũng mua bán ma tuý của Công nợ 30 triệu không chịu trả”, Vì Văn Toán khai nhận.

Sau khi bàn bạc Vương Hùng bảo một mình không làm được, sau đó Công đề nghị về tìm thêm người. Lúc này ở nhà Công, Toán gặp Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm, Vương Văn Hùng.

Công bảo nếu bắt bà Hiền thì không ai trả tiền, sau đó đưa ra ý tưởng bắt con bà Hiền để gây sức ép. Các bị cáo cùng bàn bạc tại nhà Công. Toán nói rằng không trực tiếp đi bắt con gái bà Hiền nhưng cùng bàn bạc với những người khác về kế hoạch bắt cóc con gái bà này.

Về việc thực hiện bắt cóc nạn nhân, Toán khai nhận: “Lúc bắt con bà Hiền bị cáo cũng không biết bắt được chưa, trong thời gian đó bị cáo mới lên thì gặp xe Bùi Văn Công và biết chuyện”.

Sau khi bắt cóc, Vương Văn Hùng đã đưa điện thoại cho Toán để gọi cho bà Hiền: “Lúc gọi thấy một người con gái nghe máy bị cáo mới bảo “đưa máy cho mẹ”. Khi nói chuyện với bà Hiền tôi bảo, bọn tôi bắt cóc con gái bà rồi bà mang tiền trả tôi. Lúc này bà Hiền bảo: “Sao bọn mày dám bắt cóc con gái tao mày không trả tao báo công an”.

Ngày mùng 2 Tết, Bùi Văn Công đi chơi tết về thì vào nhà Toán bảo: “Duyên yếu lắm rồi, tình hình chú lên xem. Đến khoảng 11h đêm thì Toán lên, lúc đó thấy sức khoẻ Cao Mỹ Duyên rất yếu. Các bị cáo bảo giờ nó yếu thế này thì làm thế nào. Lúc này Bùi Văn Công bảo làm thế nào tí giải quyết”.

Sau đó Nhiệm bảo: “Hay là mang đi cấp cứu?”. Bùi Văn Công bảo: “Mang nó đi cấp cứu khác gì báo công an”.

Toán tiếp tục khai: “Bọn mình chỉ tính bắt nó lấy tiền thôi mà giờ anh em hiếp nó yếu thế này”.

Lúc này Công bảo cứ để đấy xong Công ra hiệu hành động bóp cổ. Vương Văn Hùng đưa tay lên ra hiệu hành động cắt cổ.

Toán khai Bùi Văn Công bảo các bị cáo mang Duyên ra ngoài xử lý, bị cáo cũng đứng cách đó khoảng 4-5m. Bùi Văn Công là người trực tiếp lấy côn siết cổ Cao Mỹ Duyên.

Sau khi sát hại xong thì các bị cáo đưa nạn nhân bỏ lên nhà hoang.

“Đó là những sai lầm bị cáo đã gây ra, bị cáo rất hối hận. Cũng một phần vì Mẹ Cao Mỹ Duyên mua bán không thành thật nên mới xảy ra chuyện. Bị cáo rất hối hận, tội danh bị truy tố là đúng tội”, Vì Văn Toán nhận tội.

8h

Sáng nay, thời tiết tại sân vận động Điện Biên Phủ trời nắng se lạnh, phiên xét xử vẫn thu hút sự theo dõi của hàng trăm người dân.

Sang ngày xét xử thứ 2 người dân đến khá sớm nhưng số lượng giảm đi so với hôm đầu tiên. An ninh của phiên tòa vẫn được thắt chặt như ngày đầu.

8h sáng lần lượt 9 bị cáo được dẫn giải đến tòa.

{keywords}
Kẻ chủ mưu Vì Văn Toán
{keywords}
 Lường Văn Hùng
{keywords}
Bùi Thị Kim Thu
{keywords}
Lường Văn Lả
{keywords}
Phạm Văn Nhiệm
{keywords}
Vương Văn Hùng
{keywords}
 Phạm Văn Dũng
{keywords}
Bùi Văn Công
{keywords}
Xe chở 9 bị cáo vào sân vận động
{keywords}
{keywords}
Cầm Văn Chương

Trong phiên xét xử ngày đầu tiên, buổi sáng 3 bị cáo đã khai và trả lời trước tòa: Cầm Văn Chương, Phạm Văn Dũng và Bùi Thị Kim Thu. Riêng bị cáo Bùi Thị Kim Thu là người chưa nhận tội.

Buổi chiều các bị cáo Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng và Phạm Văn Nhiệm đã khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và đồng bọn.

Bị cáo Bùi Văn Công chối tội và cho rằng mình bị oan, bị ép cung.

 Nguồn : vietnamnet.vn