Thời hiệu thi hành án dân sự

Luật Hiệp Thành sẽ đưa ra tư vấn pháp lý về thời hiệu thi hành án dân sự theo quy định pháp luật hiện hành.

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;

– Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì khái niệm thời hiệu yêu cầu thi hành án được hiểu là khi hết thời hạn nhất định mà pháp luật quy định mà người được thi hành bản án hoặc người phải thi hành án có các quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án các bản án của tòa đã tuyên và đã có hiệu lực pháp luật theo đúng quy định của Luật thi hành án dân sự.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 62/2015/NĐ-CP như sau:

– Khi các quyết định, bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì trong thời hạn năm năm những người phải thi hành án hoặc người được thi hành án có các quyền cơ quan thi hành án dân sự của tòa án cấp quận huyện ra quyết định thi hành án. Hết thời sẽ mất  hạn đó mà các bên khônn  g yêu cầu thì sẽ mất quyền lợi khởi kiện.

Nếu trong bản án, quyết định của tòa án đã quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định thì thời hiệu được tính là năm năm tính kể từ khi các nghĩa vụ của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án đến hạn thực hiện nghĩa vụ.

Trong thời hạn năm năm đối với các bản án, quyết định mà tòa án thực hiện theo định kỳ thì kể từ khi nghĩa vụ mà người thi hành án hoặc phải thi hành án đến hạn thực hiện thì sẽ được áp dụng cho từng định kỳ theo quy định.

– Ngoại trừ những sự kiện bất khả kháng như thiên tai như lũ lụt, động đất, bão, sóng thần… hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các trở ngại khách quan mà người thi hành án hoặc người được thi hành án gặp phải như bị tai nạn, ốm đau, giải thể, phá sản… không phải lỗi của họ mà không nhận được các văn bản của các cơ quan như bản án, quyết định của tòa dẫn đến việc họ không thể yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án theo đúng thời hạn quy định. Nếu thuộc các trường hợp này thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xem lại quyết định khi có yêu cầu thi hành án đã quá hạn theo quy định.

Tuy nhiên, được cơ quan thi hành án chấp nhận về việc thi hành án quá hạn thì những người phải thi hành án và người được thi hành án phải nêu rõ ly do về việc chậm thi hành án do các tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh lý do hợp pháp chính đáng của mình.

+ Đối với việc không thể yêu cầu thi hành án quá hạn thuộc trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan thì phải có giấy xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, phường thị trấn nơi người được thi hành hoặc người phải thi hành án cư trú hoặc nơi xảy ra sự kiện trở ngại khách quan và bất khả kháng.

+ Nếu người được thi hành án hoặc người phải thi hành án bị tai nạn, ốm đau thì phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, kèm theo giấy tờ có liên quan nếu có.

+ Nếu việc yêu cầu thi hành án quá hạn do lỗi của các cơ quan tố tụng mà người phải thi hành án và người được thi hành án không nhận được bản án, quyết định của cơ quan nhà nước thì phải có xác nhận của các cơ quan đó theo đúng quy định.

+ Trường hợp bị sáp nhập, chia tách, phá sản, giải thể thì phải xuất trình các giấy tờ xác nhận của cơ quan nhà nước về việc, chia, tách , hợp nhất, phá sản…đó theo quy định.

+ Đối với các trường hợp khác thì phải có các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và thể hiện rõ thời gian, địa điểm nguyên nhân của việc các đương sự không thể yêu cầu cơ quan thi hành án đúng theo quy định của pháp luật.

– Đối với các trường hợp mà cơ quan đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 1/7/2015 thì người  phải thi hành án và người được thi hành án sẽ phải nộp các giấy tờ của bên cơ quan thi hành án đã ra quyết định về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.

Đối với các trường hợp các đương sự trong trường hợp phạm tội đang chấp hành hình phạt tù của bản án hình sự thì cơ quan thi hành án chỉ ra các quyết định đối với các khoản tài sản và tiền khi họ tự nguyện nộp và cơ quan thi hành án sẽ có trách nhiệm thông báo cho những người thi hành án đến nhận khoản tiền này. Nếu hết một năm mà họ không nhận kể từ ngày cơ quan thi hành án thông báo thì khoản tiền hoặc tài sản này sẽ bị sung công quỹ nhà nước nếu có theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tập trung đánh bạc dưới 3 triệu có bị phạt không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề: Tập trung đánh bạc dưới 3 triệu có bị phạt không?

Câu hỏi khách hàng:

Kính chào Luật sư, tôi có một số vấn đề thắc mắc mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tối hôm qua vợ chồng tôi có qua nhà bác họ chơi, khi đến nhà bác thì có gặp hai anh con trai nhà bác về thăm bố mẹ. Anh cả nhà bác tôi liền đề xuất ý kiến chơi bài ăn tiền nưng chỉ yếu là chơi vì vui nên số tiền đặt cược cũng không lớn một phần cũng do các gái nhà tôi đang ở nhà. Chồng tôi và hai anh đang chơi bài thì bị công an phường vào bắt vì tội đánh bạc, tôi được biết công an phát hiện ra chồng tôi và hai anh chơi bài là gây ồn ào nên bị hàng xóm báo cáo. Lúc đấy chỗ ngồi đánh bài của chồng tôi có 3 triệu, công an đã đem hết về đồn, điện thoại và ví thì tôi cầm nên không bị tịch thu. Khi gia đình tôi lên hỏi, công an bảo chồng tôi phạm tội đánh bạc, đối với tội này mức tiền phạt là 10 triệu và có thể bị ngồi tù. Chồng tôi xưa nay lý lịch nân thân tốt, chưa từng phạm tội, với lại tôi thấy số tiền 3 triệu quá nhỏ mà bị phạt những 10 triệu. Xin Luật sư giải đáp giúp tôi như vậy có sai không, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015;

-Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi và tội danh như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tính chất chuyên nghiệp;
  3. b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
  4. c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  5. d) Tái phạm nguy hiểm.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy hành vi đánh bạc của chồng chị có giá trị là 3 triệu đồng (dưới 5 triệu đồng) chưa đủ thỏa mãn điều kiện của Tội đánh bạc quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo như chị tường thuật của chị về việc lên hỏi công an phường và được cho câu trả lời rằng chồng của chị phạm tội đánh bạc và bị phạt số tiền 10 triệu đồng đồng thời có thể ngồi tù là hoàn toàn không có căn cứ.

Đối với hành vi đánh bạc nhưng chưa đủ điều kiện để cấu thành tội đánh bạc theo Điều 321 của Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26: Hành vi đánh bạc trái phép Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
  3. a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
  4. b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
  5. c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
  6. d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
  7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  8. a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
  9. b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
  10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
  11. a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  12. b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
  13. c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  14. d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
  16. a) Làm chủ lô, đề;
  17. b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  18. c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  19. d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
  20. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tái định cư theo quy định pháp luật hiện hành

Đất đai luôn là vấn đề nóng trong xã hội, đặc biệt là khi quỹ đất không gia tăng theo tỉ lệ thuận với sự phát triển của dân số và nhu cầu cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, khi Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường xuất hiện những sai phạm nhất định làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Hiểu được điều đó, dưới đây Luật Hiệp Thành sẽ đưa ra tư vấn pháp lý về tái định cư và căn cứ để được hỗ trợ tái định cư như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

  1. Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

– Qúa trình Nhà nước thu hồi đất, người dân chưa ổn định về đời sống và làm việc nên Nhà nước sẽ hỗ trợ ổn định cho người dân về vấn đề đời sống và sản xuất này. Ví dụ: Bà A bị Nhà nước thu hồi mảnh đất 100m2 để làm đường, gia đình nhà bà A đang ở và sinh hoạt trên mảnh đất này. Nhà nước sẽ có trách nhiệm hỗ trợ chi phí cho gia đình bà A ổn định nơi sinh hoạt mới và làm việc ở nơi mới.

– Với những nguời đang làm việc trên đất nông nghiệp như cấy lúa, trồng cây lâu năm, trồng rau cỏ, nuôi trồng thủy sản… Nếu nhà nước thu hồi đất đai, sẽ được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm mới đối với việc thu hồi đất là nơi nguời dân đang làm việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ trên đó mà phải chuyển chỗ ở đi nơi khác. Như vậy, với trường hợp này người dân bị mất nghề nghiệp phải chuyển sang một công việc khác hoặc mất mặt bằng làm ăn, kinh doanh và sinh hoạt trên đó.

+ Ví dụ 1: Gia đình ông B có 500m2 đất nông nghiệp nhằm mục đích trồng lúa, nay bị thu hồi hết 500m2 đất này để làm đường xá, ông B sẽ được Nhà nước hỗ trợ đào tạo, chuyển đồi nghề, tìm việc khác nếu gia đình có nhu cầu mong muốn chuyển sang công việc khác.

– Đối với những đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi và phải di chuyển đi nơi khác, trường hợp này được Nhà nước hỗ trợ tái định cư về chỗ ở mới. Ví dụ: Gia đình ông B có một mảnh đất ở phường Đại Kim, Hà Nội nay Nhà nước thu hồi hết đất và nhà ông B đang ở này, gia đình ông không biết phải ở đâu, lúc này Nhà nước sẽ lo phần hỗ trợ tái định cư cho gia đình ông B một chỗ ở tái định cư ở nơi khác tương xứng với phần giá trị nhà cũ của gia đình B đã bị thu hồi.

Như vậy, có thể hiểu hỗ trợ tái định cư là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ người dân một phần cho giai đoạn ban đầu khi bị chuyển đổi công việc đang có, hay đang bị biến động quá trình sinh sống và làm việc của gia đình khi bị nhà nước thu hồi đất. Hỗ trợ tái định cư chỉ áp dụng với những cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất và phải chuyển đi nơi khác để sinh sống.

Vậy, khi Nhà nước thu hồi đất người dân được bồi thường và hỗ trợ tái định cư như thế nào, căn cứ vào những yếu tố gì để được hỗ trợ tái định cư? Căn cứ theo quy định trong Nghị định số 47/2014/NĐ-CP như sau:

– Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng phần đất ở nay Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất này, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có nhà ở gắn với đất tại Việt Nam, nay Nhà nước thu hồi đất ở này mà đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đã đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

+ Với trường hợp thu hồi hết đất để gia đình, cá nhân ở hoặc thu hồi phần lớn phần diện tích đất ở còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để ở hoặc không thuận tiện cho việc để ở, theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn nơi ở (bao gồm đất ở, nhà ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư. + Với việc thu hồi hết đất để gia đình, cá nhân ở hoặc thu hồi phần lớn phần diện tích đất ở còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để ở hoặc không thuận tiện cho việc để ở nữa, theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề ra mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Với những địa phương vẫn còn dư về quỹ đất ở, trường hợp này được xem xét để được hỗ trợ tái định cư về đất ở, nghĩa là khi vẫn còn đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn vẫn được Nhà nước bồi thường về đất ở.

–  Trường hợp trong hộ gia đình có đất ở, nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất mà trong hộ gia đình đó có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ, chồng cùng chung sống ví dụ như: gia đình ông B có mảnh đất trên xã C, trong hộ khẩu gia đình ông B đang sinh sống trên đó có vợ chồng ông A, vợ chồng người con trai của ông A, mẹ của ông A đang cùng sống trên một thửa đất ở, khi thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng hoặc có nhiều hộ gia đình cùng chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ dựa trên quỹ đất ở, nhà ở tái định cư thực tế của địa phương đó để đưa ra quyết định mức bồi thường đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

– Với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi nhà ở, đất ở nhưng lại không có nhu cầu muốn bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền tương ứng với phần đất bị thu hồi.

– Với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, Nhà nước thu hồi phần đất gắn liền với nhà ở này, mà cá nhân; hộ gia đình phải di chuyển nơi ở sang chỗ khác, nhưng lại vướng thuộc vào trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu hộ gia đình, cá nhân đó không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá đất cho giao dịch này của Nhà nước tính trên tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa quy định cho trường hợp này.

Trên đây là tư vấn của Luật Hiệp Thành. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tội gây rối trật tự công cộng

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn pháp lý về tội gây rối trật tự công cộng

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015; được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

  1. Luật sư tư vấn:

2.1. Cấu thành tội phạm

– Thứ nhất, về mặt chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của tội phạm gây rối trật tự công cộng bị truy cứu trách nhiệm hình sự là chủ thể bình thường của pháp luật hình sự. Tất cả mọi người đều có thể là chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, đối với tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Đối với các hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng hậu quả chưa đến mức được xác định là không đáng kể, chưa gây ra mức độ hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó người vi phạm pháp luật về hành vi này có xác nhận bằng quyết định xử phạt trong lĩnh vực hành chính, hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thứ hai, về mặt khách thể của tội phạm của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.

– Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng thể hiện ở hai phương diện về hành vi khách quan và hậu quả gây ra của hành vi này. Trước hết về hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng được thể hiện ở nhiều cách thức khách nhau như người có hành vi phạm tội này tiến hành tổ chức tụ tập nhiều người làm náo động, gây ồn ào, mất trật tự ở nơi nhiều người sinh hoạt và qua lại; có hành vi đánh nhau làm mất trật tự ở nơi công cộng; hay cố ý phá hoại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức , cá nhân ở những nơi có đông người. Người có hành vi vi phạm luôn có thái độ coi thường những nơi đông người, có những lời nói và hành vi thô bạo làm ảnh hưởng đến người khác, khiến cho những người xung quanh hoảng sợ.

Về hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra những hậu quả nhất định với sự ổn định, anh ninh trật tự của xã hội, về sức khỏe, tài sản, tinh thần của cộng đồng. Về mặt hậu quả của tội phạm này là điều bắt buộc với những đối tượng vi phạm lần đầu để truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu đối tượng này đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đã từng bị xử phạt hành chính thì không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có.

– Thứ tư về mặt chủ quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với mặt chủ quan của tội phạm này thì chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh xã hội, lối sống lành mạnh ổn định của xã hội, quy tắc sinh hoạt, đi lại, vui chơi của người khác nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

2.2. Mức xử phạt

Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các mức hình phạt như sau:

Khung hình phạt thứ nhất quy định ở khoản 1 Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt bao gồm các hình thức về xử phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và mức phạt tù. Theo đó nếu đối tượng nào có hành vi vi phạm pháp luật về tội cố ý gây rối trật tự nơi đông người sẽ bị xử phạt tiền từ 5 triệu đến dưới 50 triệu, ngoài ra nếu hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn thì có thể bị phạt đến 2 năm cải tạo không giam giữ hay các mức hình phạt tù đến 2 năm tù. Đây là khung hình phạt cơ bản với các hành vi đã đủ dấu hiêụ cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mức độ vi phạm và hậu quả chưa ở mức quá nghiêm trọng nhưng đã có sự ảnh hưởng nhất định đến người khác và làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Khung hình phạt thứ hai quy định ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt tù ở mức từ 2 năm tù đến 7 năm tù. Đây là khung hình phạt áp dụng cho các trường hợp vi phạm có các tình tiết tăng nặng kèm theo, gây ra hậu quả cho xã hội với mức độ nghiêm trọng hơn ở khoản 1. Theo đó các đối tượng có hành vi gây rối làm mất trật tự an ninh công cộng, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của người dân với tính chất có tổ chức, tụ tập đông người để cùng quấy rối hay đối tượng vi phạm trong hành vi quấy rối của mình có sử dụng kèm theo những vũ khí có tính sát thương cao, có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng của người khác. Người có hành vi vi phạm có những sự lôi kéo người khác cùng gây rối, phá phách tại công cộng. Nếu có người khác can thiệp để ngăn cản hành vi này để dẹp trật tự mà người vi phạm có yếu tố hành hung hay .Bên cạnh đó thì việc gây rối này làm cho tình hình giao thông gặp nhiều khó khăn, cản trở việc đi lại của người khác làm đình trệ các hoạt động đang diễn ra của mọi người cũng là những tình tiết tăng nặng để bị truy cứu ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Ai giấu hợp đồng mua AVG dưới danh nghĩa tài liệu mật?

Ông Trương Minh Tuấn khai ông Nguyễn Bắc Son chỉ đạo đưa giao dịch kinh tế giữa MobiFone và AVG vào danh mục tài liệu mật của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hôm nay, ngày thứ ba của phiên tòa xét xử 14 người liên quan sai phạm trong dự án MobiFone chi gần 8.900 tỷ đồng mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), ông Trương Minh Tuấn khai khi về làm việc tại Bộ Thông tin và Truyền thông không biết gì về danh mục mật của cơ quan.

Năm 2016 khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, ông yêu cầu rà soát thì thấy chưa có danh mục tài liệu mật nên yêu cầu Vụ Pháp chế có đề nghị với Bộ Công an.  “Có phải do có yếu tố nhạy cảm về an ninh nên Bộ đề nghị đưa giao dịch mua cổ phần AVG vào tài liệu mật”, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà) hỏi.

Ông Tuấn đáp “theo ý kiến chỉ đạo” của ông Nguyễn Bắc Son. Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao cho Vụ Quản lý doanh nghiệp chuẩn bị nội dung và ông Tuấn ký công văn này gửi Bộ Công an.

Ông Tuấn khai không biết các văn bản trao đổi giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Công an, MobFone. “Tôi chỉ được đọc các văn bản theo chỉ đạo và có bút phê của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Còn việc chuyển cho ai nữa thì đó là trách nhiệm của bộ trưởng”, ông Tuấn nói.

Tại phiên toà chiều 16/12, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp) khai được ông Son giao dự thảo công văn xin ý kiến Bộ Công an đưa giao dịch mua AVG vào danh mục “Mật”.

Theo cáo buộc của VKS, việc Mobione đầu tư dịch vụ truyền hình không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa giao dịch này thuộc danh mục “Mật” là không đúng quy định. Trách nhiệm với những sai phạm nêu trên thuộc về ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại tài sản của Nhà nước.

Đầu năm 2016 dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG được tiết lộ, tuy nhiên số tiền không được nhắc tới. Gần hai năm sau, đầu tháng 3/2018, nội dung của hợp đồng này mới dần được biết đến khi bị Ban Bí thư đánh giá là “nghiêm trọng” và đề nghị các đơn vị liên quan sớm làm rõ để công khai.

    Nguồn : vnexpress

Thủ tục về thuế khi chuyển trụ sở sang tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương khác

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 78 thì trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 12 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế quy định, “Việc thay đổi thông tin đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Quản lý thuế, cụ thể:

  1. Doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hiện hành. Trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư này” .

Như vậy, sau khi có quyết định về chuyển trụ sở ra ngoài tỉnh/thành phố khác trong thời hạn là 10 ngày Công ty cần thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tư vấn cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về:

 Cấp thẻ tạm trú theo quy định

Chào Luật sư: Luật sư cho hỏi quy trình, trình tự thủ tục thực hiện việc xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Tôi cảm ơn luật sư

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

–     Luật hộ tịch Luật số 60/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.

Luật cư trú số 81/2006/QH11 Được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày gày 29 tháng 11 năm 2006.  Luật sửa đổi bổ sung Luật cư trú số 36/2013/QH13 Được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày ngày 20 tháng 6 năm 2013.

  1. Nội dung tư vấn

Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam là một dịch vụ do Công ty Luật Hiệp Thành cung cấp cho Quý khách hàng. Chúng tôi là chuyên tư vấn và thực hiện việc xin giấy cấp thẻ tạm trú, gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP THỂ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI:

Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2- Người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài gửi hồ sơ tới Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời

Bước 3- Nhận thẻ tạm trú tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.

CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ:

  1. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh;

01 tờ khai về thông tin về người nước ngoài xin tạm trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức;

02 ảnh cỡ 3 x4 cm;

01 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh (mang bản chính để đối chiếu);

01 bản sao hoặc bản pho to (mang bản chính để đối chiếu) giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam (tuỳ trường hợp cụ thể nộp giấy tờ thích hợp: Giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép lao động, giấy xác nhận thành viên hội đồng quản trị, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, giấy đăng ký kết hôn, khai sinh…).

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5A/M); Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5B/M)

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN: Cá nhân; Tổ chức

CƠ QUAN THỰC HIỆN: Phòng Quản lý XNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Thẻ tạm trú

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Vũ khí được phép mang để tự vệ

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về các loại vũ khí được phép mang, sử dụng để tự vệ.

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017;

– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

  1. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Vũ khí là gì?

Vũ khí được quy định ở Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017.

Vũ khí chính là phương tiện, trang thiết bị được chế tạo, sản xuất ra có khả năng mang lại nguy hiểm gây sát thương cho tính mạng, sức khỏe con người hay phá vỡ cơ sở vật chất hạ tầng nghiêm trọng.

Vũ khí được chia làm 5 loại

+ Vũ khí quân dụng: được sản xuất trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bảo vệ đất nước gồm súng cầm tay (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên…), vũ khí hạng nặng (máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa…), bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, đạn sử dụng cho các loại vũ khí khác.

+ Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, đạn sử dụng cho nó.

+ Vũ khí thô sơ: đây là loại vũ khí có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng được sản xuất với khả năng sát thương so với vũ khí quân dụng là thấp hơn, sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hạ tầng cơ sở hầu như không có mà chỉ ảnh hưởng tới tính mạng con người nếu sử dụng sai mục đích. Vũ khí thô sơ như dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu

+ Vũ khí thể thao: đây là loại vũ khí dùng trong hoạt động thi đấu, luyện tập thể thao như súng trường hơi, súng thể thao, súng bắn đĩa bay, súng ngắn hơi….

+ Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự: loại vũ khí sản xuất không theo tiêu chuẩn kĩ thuật hợp pháp nào, nó có khả năng gây ảnh hưởng tới con người, cơ sở vật chất tương tự như các loại vũ khí khác.

Thứ hai, Phòng thân tự vệ hợp pháp là gì?

Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều làm con người rơi vào tâm lí lúc nào cũng phải bảo vệ mình, người thân xung quanh mình. Tuy nhiên việc hiểu tự vệ phòng thân mà được pháp luật quy định ở mức độ nào là không phạm tội thì theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về phòng vệ chính đáng.

Phòng vệ chính là có hành vi chống trả ở mức cần thiết đối với hành vi gây hại tới tính mạng, sức khỏe của mình và những người khác, quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước tổ chức. Việc chống trả bảo vệ quyền lợi khi đang có hành vi xâm phạm mà mức độ không bị coi là tội phạm khi được xác định hành vi chống trả đó cần thiết cho dù thiệt hại gây ra nhiều khi lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra. Mặt khác, nhiều người thường có hành vi phòng vệ tưởng tượng do nhầm lẫn trong nhận thức mức độ gây hại của hành vi đó sẽ gây hai tới mình hay người khác mà chống trả lại thậm chí hành vi đó có thể chưa xảy ra mà người phòng vệ tự suy diễn sai tính chất nguy hiểm mà hành động gây thiệt hại. Thậm chí nhiều người có động cơ cá nhân trả thù riêng đã lợi dụng việc phòng vệ mà chống trả quá mức cần thiết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Ví dụ: anh B uống rượu say chửi bới có đấm anh A vài cái, anh A chống trả dùng dao đâm anh B ba cái vào bụng khiến cho anh B nhập viện ở tình trạng nguy hiểm. Đấy là hành vi vượt quá mức phòng vệ chính đáng sẽ bị xử lí trách nhiệm hình sự đối với hành vi tương ứng theo luật định.

Mang loại vũ khí theo người tự vệ phòng thân là hợp pháp

Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về hành vi bị nghiêm cấm đó là cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định, nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí trừ vũ khí thô sơ bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cá nhân đều có quyền sở hữu vũ khí thô sơ vì thế cần hiểu rõ luật để sử dụng. Khoản 1 Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 chỉ cho phép cá nhân sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích là trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Như vậy, suy ra rằng cá nhân sẽ được phép sở hữu những vũ khí thuộc hạng mục vũ khí thô sơ nếu thuộc các trường hợp dùng để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo thì được phép dùng dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Ngoài ra cá nhân không được sử dụng bất kì vũ khí nào với mục đích khác cho dù là mục đích tự vệ. Tuy biết tự vệ là tốt cho bản thân tuy nhiên nhiều người lợi dụng tự vệ để làm ảnh hưởng tới người khác nên tới bây giờ luật vẫn chưa hợp pháp hóa vấn đề sử dụng vũ khí để tự vệ. Bất kì ai sử dụng vũ khí nhằm tự về đều trái pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Hiệp Thành. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

(1) Đơn kiện và thụ lí đơn kiện:

Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.

Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 LTTTM 2010. Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên. Cùng theo đưn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay không. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

(2) Tự bảo vệ của bị đơn:

Theo Điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bị đơn phải gửi đồng thời hai bản tự bảo vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kềm theo các thông tin về người được chọn làm trọng tài viên.

(3) Thành lập hội đồng trọng tài:

Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.

Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Và hai trọng tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án được quy định tại khoản 2 điều 7 LTTTM 2010.

(4) Chuẩn bị giải quyết vụ việc:

Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập trành chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(5) Tiến hành hòa giải

Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên.

(6) Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài:

Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày trước nhày mở phiên họp.

Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyeets tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng.

Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của luật này.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tư vấn vấn đề thẩm định thầu

Thẩm định thầu là một mảng quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu. Dưới đây, Luật Hiệp Thành có một số tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề thẩm định thầu như sau:

Hỏi: Kính gửi Luật sư! Tôi xin được phép hỏi: Khi nào thì cơ quan thành lập tổ thẩm định thầu? Trường hợp chỉ định thầu dưới 100 triệu thì có cần thiết lập tổ thẩm định hay không? nếu có thì phải thẩm định vấn đề gì? Rất mong có sự phản hồi sớm. Chân thành cám ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013;

– Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014;

– Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 27/11/2015.

  1. Luật sư tư vấn

Thứ nhất, thời điểm thành lập cơ quan thẩm định thầu.

Theo Điều 57 Luật đấu thầu năm 2013:

“Điều 57. Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơmời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư

  1. Bên mời thầu trình người có thẩm quyền kế hoạchlựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơtuyển, hồ sơ mời thầu, hồsơyêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời gửi tổ chức thẩm định.
  2. Tổ chức thẩm định lập báo cáo thẩm định kế hoạchlựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơtuyển, hồ sơ mời thầu, hồsơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.
  3. Người có thẩm quyền căn cứ hồ sơ trình và báocáo thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kếtquả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Ta thấy, tổ chức thẩm định là đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.

Tại Khoản 40 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 quy định:

“…40. Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầutư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kếtquảmời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đểlàm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.”

Như vậy, tổ chức thẩm định thành lập từ giai đoạn đầu và có vai trò xuyên suốt trong quá trình đấu thầu.

Theo Điều 4 Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT quy định: Yêu cầu đối với thành viên cơ quan, tổ chức thẩm định.

“Điều 4. Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định

  1. Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  3. b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
  4. c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;
  5. d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;

đ) Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;

  1. e) Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơmời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  3. Cá nhân không được tham gia thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”

Thứ hai, có cần thiết lập tổ định thầu khi chỉ định thầu dưới 100 triệu đồng.

Các cơ quan, tổ chức thẩm định là Các cơ quan, tổ chức thẩm định cụ thể được quy định tại Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Việc xác định cơ quan nào là cơ quan thẩm định đối với một gói thầu thì không chỉ xét về mức độ quy mô của nó mà phụ thuộc vào gói thầu đó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Đối với gói thầu có quy mô nhỏ thì có thể áp dụng theo Khoản 5, 6 hoặc 7 của Điều 104 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

“…5. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

  1. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơquan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  2. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà thầu”.

Mặt khác, theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ:

“Điều 63. Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng”.

Từ đây ta thấy, trường hợp chỉ định thầu dưới 100 triệu thì có cần thiết lập tổ thẩm định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất HĐ vay cao hơn mức quy định

Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó:

Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì:

+ Mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực;

+ Số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi;

+ Số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.

Ngoài ra, Nghị quyết còn quy định lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,…) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 11 tháng 01 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Yêu cầu phản tố có tính thời hiệu hay không?

Hệ thống thuật ngữ pháp lý Việt Nam chưa đưa ra khái niệm cụ thể về “Yêu cầu phản tố”. Tuy nhiên, với tư cách là đặc quyền thuộc về bị đơn trong vụ việc dân sự, yêu cầu phản tố  được hiểu là việc đưa ra các yêu cầu mang tính “đối ngược” với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nói cách khác chính là việc bị đơn  “kiện ngược” nguyên đơn.  Để được coi là yêu cầu phản tố thì yêu cầu đó phải đáp ứng các điều kiện của quy định pháp luật. Cụ thể:

  Thứ nhất, đối tượng mà yêu cầu phản tố của bị đơn hướng đến chỉ có thể là yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

  Thứ hai, yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015):

– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau. Nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

  Thứ ba, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).

  1. Có áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố hay không?

  Quan điểm thứ nhất:  Yêu cầu phản tố cũng được coi là yêu cầu khởi kiện nên cũng phải áp dụng thời hiệu khởi kiện giống như yêu cầu khởi kiện.

Theo khoản 4 Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn cũng được hiểu chính là một yêu cầu khởi kiện. Khi có phát sinh “yêu cầu phản tố”, bị đơn cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn. Nếu yêu cầu phản tố đã quá thời hiệu khởi kiện thì tòa sẽ lấy đó làm căn cứ để không chấp nhận.

Ngoài ra, theo điều 146 BLTTDS, bị đơn cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí đối với yêu cầu phản tố của mình.  Theo điều 202, thủ tục yêu cầu phản tố cũng được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Như vậy, yêu cầu phản tố cũng là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này cũng phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện theo Điều 184 BLTTDS.

  Quan điểm thứ hai: Yêu cầu phản tố không phải là yêu cầu khởi kiện mà chỉ được áp dụng các thủ tục của yêu cầu khởi kiện do có tính tương tự nên không được áp dụng thời hiệu.

Khi vụ kiện được bắt đầu bằng việc khởi kiện của nguyên đơn, sau khi tòa thụ lý, bị đơn phải tìm hiểu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là gì để từ đó chấp nhận hay có yêu cầu phản tố. Khoản 4 Điều 200 BLTTDS đã quy định: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố bất kì thời điểm nào trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Như vậy, thời hiệu khởi kiện chỉ áp dụng đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chứ không áp dụng với yêu cầu phản tố của bị đơn. Tức, đây là quyền không bị hạn chế về thời hiệu của bị đơn.

Trong các vụ kiện, bị đơn luôn ở thế bị động, phụ thuộc vào các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn có đưa ra yêu cầu khởi kiện thì bị đơn mới biết mà có yêu cầu phản tố. Nói cách khác, yêu cầu phản tố luôn luôn có sau yêu cầu khởi kiện. Khi nào có yêu cầu khởi kiện thì mới phát sinh yêu cầu phản tố. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn là dạng quyền “phái sinh” từ quyền khởi kiện của nguyên đơn.

Mặt khác, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện, có nghĩa đây là quy định dành cho nguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện của mình trong một thời hạn nhất định. Tại Điều 200 BLTTDS về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, không có nội dung nào xác định bị đơn phải phản tố trong thời hiệu khởi kiện. Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi tòa thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố bất kỳ lúc nào.

Tuy nhiên, quan điểm theo các hướng nêu trên cũng chỉ dừng lại ở lập luận và nhận thức pháp luật của từng tổ chức hành nghề, từng TAND các địa phương. Việc yêu cầu phản tố có phải chịu sự điều chỉnh của quy định về thời hiệu theo BLTTDS hay không là vấn đề còn đang gây tranh cãi và cần có sự hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề này. Do đó, luật sư khi tham gia giải quyết vụ việc dân sự có thể  vận dụng từng quan điểm, cách hiểu trên để ứng xử, kiến nghị để tạo lợi thế cho thân chủ trong vụ việc dân sự đó.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng