Mẫu 04-CGBB- Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Mẫu 03-YCTĐ- Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
Mẫu 02-CGĐ- Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp
Công chức không được thi nâng ngạch nếu không đúng yêu cầu vị trí việc làm
Công chức được cử dự thi nâng ngạch nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện hoặc không đúng yêu cầu của vị trí việc làm thì không được tham dự thi nâng ngạch.
Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, dự thảo nêu rõ về tổ chức thi nâng ngạch công chức như sau: Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý công chức đáp ứng đủ điều kiện:
Cơ quan quản lý công chức đã xây dựng được cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan quản lý công chức đã mô tả, xác định được số lượng vị trí việc làm còn thiếu so với cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở xác định chỉ tiêu nâng ngạch theo từng ngạch công chức.
Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan quản lý công chức quy định nêu trên, công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP đăng ký dự thi, không hạn chế số lượng công chức đăng ký dự thi trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có văn bản báo cáo về số lượng, cơ cấu ngạch công chức hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, danh mục và số lượng vị trí việc làm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và số lượng công chức đã có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch của từng công chức tương ứng với từng vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất ý kiến trước khi tổ chức các kỳ thi nâng ngạch theo thẩm quyền.
Dự thảo cũng nêu rõ: Công chức được cử dự thi nâng ngạch nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện hoặc không đúng yêu cầu của vị trí việc làm thì không được tham dự thi nâng ngạch. Trường hợp công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, kê khai không đúng sự thật để đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch, khi bị phát hiện sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và hủy kết quả thi nâng ngạch. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch chịu trách nhiệm hủy kết quả thi nâng ngạch đối với các trường hợp này.
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email : luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng
Có được yêu cầu phong tòa tài sản của người đang có nghĩa vụ nợ?
Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Kính chào luật sư! Tôi đang khởi kiện một người trong cùng làng ra Tòa để đòi nợ, nhưng tôi biết anh ấy chỉ có một căn nhà, nay tòa đang thụ lý vụ án dân sự của tôi mà người kia lại đang làm thủ tục chuyển nhượng căn nhà.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
- Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015
– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015
– Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008
– Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP Nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao năm 2005
- Luật sư tư vấn:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác yêu cầu Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc cho việc thi hành án. Vậy nên bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định phong tỏa tài sản của người hàng xóm kia.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án đều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, ngay cả trong trường hợp việc yêu cầu là có căn cứ. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Mặc dù, quy định này chưa có Nghị quyết hướng dẫn nhưng nó cũng tương tự như quy định tại khoản 4 Điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nên nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vẫn còn hiệu lực để hướng dẫn với quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, Nghị quyết 02 hướng dẫn:
Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài sản có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống.
Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài sản để bảo đảm nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống.
Trong trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản đó) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, thì Tòa án không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.
Như vậy, đối với trường hợp thứ ba, mặc dù người có nghĩa vụ có dấu hiệu tẩu tán tài sản và việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ nhưng nếu tài sản không thể phân chia và có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì Tòa án cũng không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Vấn đề đặt ra, nếu người có nghĩa vụ không có tài sản khác và không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà Tòa án không áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đó thì người có nghĩa vụ dễ dàng tẩu tán tài sản dẫn đến không còn tài sản để đảm bảo thi hành án. Thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự cũng có rất nhiều trường hợp người khởi kiện có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản có giá trị của người có nghĩa vụ như là xe ô tô, quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất…, nhưng những tài sản trên có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ và không thể phân chia nên Tòa án không thể áp dụng biện pháp phong tỏa tải sản dẫn đến trường hợp người có nghĩa vụ khi thấy bị khởi kiện thì chuyển nhượng tài sản cho người khác để trốn tránh nghĩa vụ. Mặc dù bản án tuyên chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện nhưng thực tế không thể thi hành vì người có nghĩa vụ đã tẩu tán hết tài sản, không còn tài sản để thi hành án.
Để bảo đảm cho quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự có quyền trong vụ án dân sự, đồng thời ràng buộc trách nhiệm của các đương sự có nghĩa vụ cần sửa đổi, bổ sung quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo hướng: trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, mà tài sản đó không thể phân chia nhưng người có nghĩa vụ không còn tài sản khác hoặc không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ thì Tòa án vẫn áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email : luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng
Những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về những trường hợp khởi tố hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Thưa luật sư tôi có vấn đề cần tư vấn: Hiện tại tôi đang vi phạm quy định của luật giao thông gây chết người nhưng đã thỏa thuận với người nhà nạn nhân không làm đơn kiện nhưng bên cảnh sát họ vẫn tiến hành điều tra và khởi tố.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
- Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng hình sự Luật số 101/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.
Bộ luật hình sự Luật số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.
Luật sửa đổi Bộ luật hình sự Luật số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.
- Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
- Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
– Theo đó, 10 tội danh đó là:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Điều 141. Tội hiếp dâm
Điều 143. Tội cưỡng dâm
Điều 155. Tội làm nhục người khác
Điều 156. Tội vu khống
Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”
Nguyên nhân của việc quy định những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại cần căn cứ vào tính chất của tội phạm. Đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của nhà nước, xã hội và của người khác và trật tự an ninh, công cộng. Theo đó, tùy theo hành vi được thực hiện mà pháp luật hình sự quy định sẽ khởi tố người thực hiện hành vi phạm tội mà không phụ thuộc vào việc người bị khởi có yêu cầu hay không để đảm bảo mục đích trừng trị tội phạm, giáo dục người phạm tội cũng như người đang có ý định thực hiện tội phạm. Còn những quy định về tội phạm theo Điều 155 căn cứ khách thể: xâm phạm đến đời sống riêng tư, danh dự, nhân phẩm họ thường có tâm lý không muốn nhiều người can thiệp, cũng như nhiều người biết. Vì vậy, pháp luật trao cho họ quyền được tự định đoạt trong vấn đề có trừng trị người phạm tội hay không.
Căn cứ tại điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
- b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
- c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
- e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Làm chết 03 người trở lên;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy Nhận thấy loại tội của bạn thuộc Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không thuộc quy định là những tội phạm khởi tố do yêu cầu của bị hại. Nên bạn vẫn sẽ bị cơ quan công an điều tra và khởi tố theo quy định pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email : luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Pháp luật hôn nhân và gia đình có quy định những trường hợp kết hôn trái pháp luật, tuy nhiên ai là người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật này? Luật Hiệp Thành xin đưa ra tư vấn và giải đáp cụ thể:
- Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.
- Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
- a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- d) Hội liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Những cá nhân, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
– Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên” và những trường hợp cấm kết hôn theo quy định như “Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính..”
+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị cơ quan tổ chức quy định ở trên xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
———————————————–
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email : luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng