Thủ tục tiền tố tụng bắt buộc phải thực hiện khi khởi kiện vụ án dân sự – hòa giải cơ sở.

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có mua một mảnh đất rộng 200(đất ở) tại Phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ tháng 8 năm 2014, đã làm đầy đủ các thủ tục sang tên, chuyển quyền sử dụng đất thành tên tôi và vợ tôi. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên mảnh đất này vợ chồng tôi cho anh Phạm Quang Huy sử dụng để trồng rau. Năm 2017, anh Huy xây dựng nhà ở ở mảnh đất của anh ta, khi chúng tôi biết tin và tới kiểm tra mảnh đất của chúng tôi thì phát hiện nhà của anh Huy đã xây lấn sang đất của gia đình nhà tôi. Chúng tôi đã nhờ bộ phận địa chính của Phường xuống đo lại mảnh đất của tôi và kết quả là mảnh đất chỉ còn lại 185. Vợ chồng tôi đã nhiều lần yêu cầu anh Huy giải quyết nhưng anh Huy không hợp tác. Chúng tôi đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án yêu cầu giải quyết nhưng Tòa án trả lại đơn và yêu cầu chúng tôi thực hiện thủ tục tiền tố tụng trước. Tôi không hiểu thủ tục tiền tố tụng mà Tòa án nói ở đây là gì, mong các Luật sư giải thích và chỉ dẫn cho tôi thực hiện để tôi có thể đòi lại quyền lợi cho mình. Tôi xin chân thành cảm ơn

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của anh được chuyên gia tư vấn và nghiên cứu như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai năm 2013;

Bộ luật tố tụng dân sự;

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai;

Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

  1. Nội dung tư vấn:

Trước tiên, Luật sư giải thích để anh được rõ, thủ tục tiền tố tụng mà Tòa án nói tới ở đây là gì, tại sao trường hợp của anh lại phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng, thủ tục mà anh cần phải thực hiện ở đây là như thế nào.

Thủ tục tiền tố tụng ở đây chỉ là một thuật ngữ chuyên ngành, về cơ bản, có thể hiểu là những thủ tục cần phải làm trước khi đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền như ở đây là Tòa án để giải quyết. Đa số các vụ án dân sự thì không phải thực hiện thủ tục này nhưng có một vài trường hợp ngoại lệ, bắt buộc phải thực hiện và đã được quy định rõ trong quy định của pháp luật. Như trong trường hợp của anh, thủ tục tiền tố tụng bắt buộc ở đây là hòa giải cơ sở, nếu hai bên không tự hòa giải được thì việc hòa giải cơ sở là bắt buộc thực hiện. Chỉ khi thực hiện thủ tục tiền tố tụng này xong rồi nhưng kết quả là hòa giải không thành thì sau đó, anh mới có đủ điều kiện để khởi kiện anh Huy ra Tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình.

Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, mà cụ thể trường hợp của anh là việc anh Huy đã xây nhà lấn sang phần đất mà anh và vợ là người có quyền sử dụng đất hợp pháp (có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên anh và vợ, mảnh đất có diện tích 200) thì trước tiên, pháp luật khuyến khích hai bên tự hòa giải, trường hợp này, anh Huy đã không có thái độ hợp tác để giải quyết, hai bên không hòa giải được thì bước tiếp theo, anh bắt buộc phải gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND phường nơi có đất (trường hợp này là UBND phường Xuân Phương) để giải quyết, điều này được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

  1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải…

Nếu như sau khi tiến hành thủ tục hòa giải cơ sở mà vẫn không giải quyết được, hòa giải không thành thì sau đó, anh có toàn quyền đưa đơn khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp về quyền sử dụng đất thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản (theo quy định tại khoản 2 điều 26, khoản 1 điều 35 và điểm c, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) và ở đây chính là Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Ngọc Ánh
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, Tôi là Phạm Duy Tân có cho ông Nguyễn Đình Chinh vay một khoản tiền là 300 triệu đồng. Ngày 15/7/2015, chúng tôi có ký một hợp đồng vay tiền với thỏa thuận, ông Phạm Duy Tân cho Ông Nguyễn Đình Chinh vay 300 triệu trong thời hạn 2 năm kể từ ngày ký, lãi suất 15% một năm, trả lãi theo từng tháng vào thời gian từ ngày 8-10 hàng tháng (chúng tôi có ra văn phòng công chứng để thực hiện ký kết hợp đồng). Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, tháng 7 năm 2018, thời hạn cho vay đã hết, ông Chinh vẫn chưa trả lại cho tôi số tiền 300 triệu đồng cùng với phần lãi từ tháng 7 năm 2017, tôi đã nhiều lần yêu cầu ông Chinh trả tiền nhưng ông Chinh không thực hiện. Vậy tôi có thể nộp đơn khởi kiện ông Chinh để đòi quyền lợi của mình ở đâu, Tòa án có thẩm quyền giài quyết vụ việc của tôi là Tòa án nào?

Gửi bởi Phạm Duy Tân – Hoàng Mai, Hà Nội

1.Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

2.Nội dung tư vấn:

Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 32 BLTTDS năm 2015. Vụ việc được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS năm 2015. Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015. Như vậy, để đảm bảo vụ án dân sự được thụ lý giải quyết, phải xác định đúng Tòa án nào là Tòa án có thẩm quyền.

Trước tiên, phải xác định vụ việc của anh là về tranh chấp hợp đồng dân sự (cụ thể là hợp đồng cho vay tiền).

Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy đinh:

Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng …”

 

Như vậy, xác định được Tòa án chính là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc, tức là tranh chấp về dân sự của anh thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó, cơ quan mà anh có thể yêu cầu giải quyết vụ việc của mình chính là Tòa án, anh xác định phải nộp đơn khởi kiện anh Chinh ở Tòa án là đúng.

Thứ hai, khi đã xác định được thẩm quyền giải quyết vụ việc là của Tòa án, bước tiếp theo phải xác định Tòa án cấp nào (ví dụ cấp Huyện, cấp Tỉnh,…) có thẩm quyền giải quyết khi anh có yêu cầu. Trường hợp tranh chấp trên thuộc khoản 3 Điều 26 BLTTDS, vì vụ việc là tranh chấp dân sự nên thẩm quyền giải quyết sẽ phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 37 BLTTDS, chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Huyện:

Điều 35: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

 

Theo đó, có thể xác định được cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của anh chính là Tòa án cấp huyện.

Thứ ba, sau khi xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp huyện, phải xem xét Tòa án cấp huyện nơi nào có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 39 BLTTDS, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này. Như từ đầu đã xác định, tranh chấp giữa anh và anh Chinh thuộc khoản 3 Điều 26, theo đó, bắt buộc phải xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Như vậy, cuối cùng đã xác định rõ được Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú tức nơi anh Nguyễn Đình Chinh cư trú chính là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của anh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi . Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Phạm Thị Ngọc Ánh

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Xét xử vụ án tại trường Gateway

Hôm nay, giáo viên chủ nhiệm, tài xế và người đưa đón học sinh trường Gateway hầu toà do liên quan cái chết của bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe buýt.

Phiên tòa mở tại TAND quận Cầu Giấy do thẩm phán Nguyễn Quốc Tuấn làm chủ tọa.

Nguyễn Thị Thủy (29 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1) bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 360 Bộ luật Hình sự 2015. Tài xế Doãn Quý Phiến (53 tuổi) và Nguyễn Bích Quy (55 tuổi, người đưa đón học sinh trường Gateway) bị xét xử về tội Vô ý làm chết người, theo điều 128. Khung hình phạt truy tố của hai tội danh đều từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù đến 5 năm.

Trong phần kiểm tra căn cước, bị cáo Thuỷ và Quy đứng cúi gằm mặt, trả lời ấp úng câu hỏi của chủ toạ. Ông Phiến đứng gần như bất động, mắt nhìn thẳng.

Theo thông báo của chủ toạ, 6 trong 25 nhân chứng vắng mặt song VKS cho rằng họ đã có lời khai tại cơ quan điều tra nên không ảnh hưởng quá trình xét xử. Trước khi VKS công bố cáo trạng dài 23 trang, HĐXX cho mở niêm phong tài liệu do cán bộ Viện khoa học Hình sự (Bộ Công an) mang đến toà.

Tài xế Phiến tại TAND quận Cầu Giấy, sáng 14/1. Ảnh: Phạm Dự

Cáo trạng nêu, ngày 1/8/2019, Công ty Ngân Hà ký hợp đồng thuê xe của ông Phiến trong một năm với thoả thuận tài xế có trách nhiệm đưa đón học sinh, vận chuyển an toàn. Ba ngày sau đó, đại diện công ty thoả thuận miệng với bà Quy để làm nhân viên giám sát, theo xe cùng ông Phiến. Bà Quy có trách nhiệm kiểm tra, điểm danh học sinh, tránh việc bỏ quên.

Khoảng 6h ngày 6/8/2019, tài xế Phiến lái ôtô đón bà Quy đi đón 13 học sinh để đưa đến trường Gateway ở phố Khúc Thừa Dụ, quận Cầu Giấy. Trong số này có bé trai Lê Hoàng Long, 6 tuổi. 7h22, xe đến cổng phụ của trường.

Ông Phiến vẫn ngồi ở ghế lái, bà Quy đưa học sinh vào trường, song bỏ quên bé Long trong xe. Hoàn tất công việc, bà ký vào sổ của phòng vận hành, báo cáo đưa đón đủ 13 học sinh.

Tài xế Phiến sau khi gửi xe cách trường hơn một km đã khoá cửa, rời đi mà không kiểm bên trong. 15h30 cùng ngày, ông đưa xe quay lại cổng trường, đón các bé về. Bà Quy mở cửa, phát hiện Long bất động trên sàn sau ghế lái. Bé chết trước khi vào bệnh viện cấp cứu, nguyên nhân do “suy hô hấp tuần hoàn, sốc nhiệt”.

Cáo trạng xác định, bà Quy cẩu thả trong kiểm tra, quản lý học sinh đến lớp. Ông Phiến không kiểm tra khoang hành khách dẫn đến việc Long bị bỏ quên từ khoảng 7h23 đến 16h15 trên ôtô giữa trời nắng, nền nhiệt cao.

Cô giáo chủ nhiệm Thuỷ khi điểm danh biết Long vắng mặt không lý do nhưng không liên lạc, trao đổi với phụ huynh.

Bị can Nguyễn Bích Quy. Ảnh: Phạm Dự.

Bị cáo Nguyễn Bích Quy.

Theo cáo trạng, những người liên quan khác như hiệu trưởng, người phụ trách nề nếp, nhân viên giáo vụ… đã làm hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong đó, hiệu trưởng Dương Thị Hoài Anh có đơn xin nghỉ ốm từ ngày 1/6/2019 nên không phải chịu trách nhiệm.

        Nguồn : vnexpress

Sắp xử lại vụ án container đâm Innova đi lùi trên cao tốc

Dự kiến, vào ngày 16/1 tới đây, TAND thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) sẽ tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự xe container đâm xe Innova đi lùi khiến 10 người thương vong, xảy ra trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên hồi tháng 11/2016.

Trong vụ án này, bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tài xế container) và bị cáo Ngô Văn Sơn (tài xế Innova) cùng bị cáo buộc đã phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” tại Khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999.

 Sắp xử lại vụ án container đâm Innova đi lùi trên cao tốc - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên hồi cuối năm 2016.

Như đã đưa tin, đây là vụ án thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và đã phải trải qua 8 lần xét xử sơ thẩm, 4 phiên tòa phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm tháng 11/2018, TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên bản án 6 năm tù cho bị cáo Lê Ngọc Hoàng và 9 năm tù cho bị cáo Ngô Văn Sơn.

Ngay sau đó, bản án này đã vấp phải sự phản ứng từ dư luận khi vụ việc còn nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Đến ngày ngày 30/11/2018, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Hà Nội đã xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội, hủy 2 bản án hình sự cấp sơ thẩm, phúc thẩm của vụ án này.

Sau khoảng 1 năm điều tra lại vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng ở thị xã Phổ Yên cáo buộc, khoảng 15h30 ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn điều khiển ô tô đi đến nút giao Yên Bình (xóm Sứ, xã Tân Hương, thị xã Phổ Yên), khi vừa qua lối ra khỏi đường cao tốc thì một người trên xe bảo Sơn đi chậm lại để hỏi chính xác đường đi TP. Sông Công.

Sau đó, Sơn lùi xe theo hướng Thái Nguyên – Hà Nội để đi ra nút giao Yên Bình. Cùng lúc này, Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe ô tô đầu kéo BKS 89C-079.17, kéo theo rơ moóc đi với tốc độ khoảng 60-65 km/h.

 Sắp xử lại vụ án container đâm Innova đi lùi trên cao tốc - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại một phiên xét xử.

Phát hiện phía trước cùng làn đường có xe ô tô Innova do Sơn điều khiển cách đầu xe container khoảng 70m có bật đèn màu đỏ, Hoàng không phanh xe giảm tốc độ mà định vượt lên nhưng không chuyển làn được vì phía sau đang có xe đi tới.

Khi cách xe của Sơn khoảng 10m, Hoàng đạp phanh xe và đánh lái về phía bên phải đường, nhưng do khoảng cách quá gần nên xảy ra tai nạn khiến 10 người thương vong.

Cơ quan điều tra cho rằng, Ngô Văn Sơn điều khiển xe ô tô trong hơi thở có nồng độ cồn, chở quá số người được phép chở, lùi trên đường cấm lùi đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Trong khi đó, Lê Ngọc Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm (biển báo “đi chậm”) và xe ô tô phía trước cùng làn đường có đèn cảnh báo.

Công an thị xã Phổ Yên đánh giá, hành vi của 2 tài xế đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Nguồn : dantri.com.vn

Lời khai của Lường Văn Lả, kẻ bị truy tố tội giết người, hiếp dâm, bắt cóc

Chiều nay, HĐXX TAND tỉnh Điện Biên tiếp tục phiên xét xử lưu động 9 bị cáo tham gia bắt cóc, sát hại nạn nhân Cao Mỹ Duyên.

Trong buổi sáng, 3 bị cáo đã khai và trả lời trước tòa: Cầm Văn Chương, Phạm Văn Dũng và Bùi Thị Kim Thu. Riêng bị cáo Bùi Thị Kim Thu là người chưa nhận tội.

Lời khai của Lường Văn Lả, kẻ bị truy tố tội giết người, hiếp dâm, bắt cóc
Hội đồng xét xử
DIỄN BIẾN PHIÊN TOÀ
14h45

Bị cáo Lường Văn Hùng lên bục khai trước tòa.

Hùng khai nhận toàn bộ việc lên kế hoạch sát hại nạn nhân Cao Mỹ Duyên, y bị truy tố với 3 tội danh Giết người, Hiếp dâm và Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về thời điểm bắt cóc nạn nhân, Hùng khai nhận gần giống với Lường Văn Lả đã khai trước đó: “Công chở Phạm Văn Nhiệm trên hướng Thanh Nưa xuống, tôi và Lả đi theo xe Công, lúc này Lả chở bị cáo”.

{keywords}
Bị cáo Lường Văn Hùng khai trước tòa

Sau khi bắt cóc nạn nhân Lả lên thùng xe trông nạn nhân, Lường Văn Hùng là người giữ chân nạn nhân trên thùng xe, khi mở cửa xe ra thì thấy về nhà Bùi Văn Công”.

Bị cáo khai bản thân và đồng bọn gồm 7 người liên tục thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân 5 lần bất chấp nạn nhân chống cự yếu ớt. Tất cả những lần hiếp dâm Bùi Thị Kim Thu đều biết chuyện.

Hùng cũng thừa nhận sáng 7/2, anh ta là người cùng đồng bọn khiêng thi thể Duyên ra khu chăn nuôi bỏ hoang để giấu xác.

“Bị cáo suy nghĩ gì về hành vi phạm tội?”. Trả lời chủ tọa, Hùng thừa nhận những hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật.

14h

5 bị cáo được đưa đến sân vận động Điện Biên Phủ. Thời tiết hiện tại ở Điện Biên khoảng 28 độ C, trời nắng nóng oi bức. Phiên xét xử buổi chiều vẫn thu hút sự theo dõi của người dân.

Lường Văn Lả là người đầu tiên khai trước tòa trong buổi chiều nay, y bị truy tố 3 tội danh Giết người, Hiếp dâm và Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Lả khai ngày 1/2, khi đang ngồi ở nhà thì Bùi Văn Công đi qua nói: “Tý nữa lên nhà chú, chú có việc”. Lả đi lên nhà Công thì gặp Phạm Văn Nhiệm và Vì Văn Toán đang ở đây.

Lúc sau, Toán có nói với mọi người đi đòi nợ hộ với số tiền là 300 triệu mà bà Trần Thị Hiền đã nợ Toán. Công cũng cho biết bà Hiền cũng đang nợ anh ta số tiền là 30 triệu đồng. Sau đó, cả nhóm bàn bạc đi bắt bà này.

Kế hoạch thay đổi vì nếu bắt bà Hiền thì sẽ không có ai trả nợ nên Bùi Văn Công đề nghị bắt cóc con gái bà Hiền.

{keywords}
Bị cáo Lường Văn Lả trước tòa

Toán giao nhiệm vụ cho Vương Văn Hùng xuống chợ lấy số điện thoại của con gái Hiền rồi gọi đặt mua khoảng 10 con gà yêu cầu mang lên khu vực C13 thuộc phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ để Công, Nhiệm, Lả, Lường Văn Hùng bắt giữ.

Tuy nhiên, bà Hiền bảo gần Tết phải mua từ 10 con trở lên mới ship. Sau khi thống nhất, Công, Toán, Vương Văn Hùng cùng nhau xuống chợ Mường Thanh để xem mặt Hiền và con gái Hiền.

Chiều tối 4/2, Lả đèo Lường Văn Hùng đi trước bắt cóc Cao Mỹ Duyên còn Công lái ô tô tải màu trắng, BKS 27C – 034.75 của Công chở Nhiệm đi sau.

Lả khai tiếp trong 3 ngày sau khi bắt cóc Duyên, y cùng 6 bị cáo khác đã nhiều lần thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm Cao Mỹ Duyên.

Sáng 7/2, Duyên sức khỏe yếu nên các bị cáo khiêng nạn nhân ra phía sau để Công dùng côn nhị khúc siết cổ tiếp khoảng 2-3 phút, họ lau rửa thi thể. Lả đi đến khu vực bãi rác ở bên lề đường đôi đoạn quốc lộ 12 thuộc tổ 11, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ thì dừng lại.

Khi thấy xe ô tô của Công đi qua thì Lả di chuyển bám theo sau đi về hướng xã Thanh Nưa, đến gần lối rẽ vào bản Mớ, phường Thanh Trường thì dừng lại ở ven đường.

Các bị cáo sát hại Duyên và phi tang xác tại khu chăn nuôi bỏ hoang gần nhà Công.

“Cho bị cáo xin lỗi gia đình nạn nhân. Bị cáo biết việc mình làm là trái pháp luật, không nghĩ lại nghiêm trọng như vậy”, Lả xin phép tòa được nói lời xin lỗi gia đình Cao Mỹ Duyên.

Lường Văn Lả khai sau khi giấu xác nạn nhân, Công và Toán dặn đồng bọn cứ ăn Tết bình thường, nếu công an hỏi không được nói. Còn ai bị bắt thì người đó chịu. Công bảo Thu là sáng mai em giả vờ tình cờ lên phát hiện thi thể của Duyên và hô hoán cho hàng xóm báo công an. Lúc này bị cáo nói vui: “Mai báo cho người nhà biết có khi nó cho tiền”.

Sau 30 phút khai trước tòa, Chủ tọa phiên tòa đánh giá bị cáo Lả khai thành khẩn, rõ ràng.

Nguồn : vietnamnet.vn

9 người bị xét xử trong vụ án sát hại thiếu nữ giao gà

ĐIỆN BIÊN- Sáng nay, phiên xét xử sẽ mở tại sân vận động thành phố Điện Biên, 6 trong 9 người bị truy tố ở khung hình phạt lên tới án tử hình.

Phiên toà dự kiến kéo dài ba ngày, thẩm phán Phạm Văn Nam (Chánh án TAND tỉnh Điện Biên) làm chủ toạ. Sân vận động có sức chứa khoảng 10.000 chỗ nên không hạn chế người dân vào theo dõi quá trình xét xử.

Từ sáng sớm, hàng trăm cảnh sát chia thành nhiều lớp bảo vệ sân vận động, rà soát các tuyến đường. Hàng rào bảo vệ quây khu vực xét xử rộng chừng 500 m2. Khi 9 xe đặc chủng chở các bị cáo đi tới, hai chó nghiệp vụ đã lùng sục xung quanh.

TAND tỉnh Điện Biên bố trí hơn 20 băng ghế và hơn 100 ghế đơn dành cho bị cáo, những người tham gia tố tụng…

Bị cáo Bùi Văn Công. Ảnh: Phạm Dự

Bị cáo Bùi Văn Công.

8 bị can Vì Văn Toán (38 tuổi, chủ mưu), Bùi Văn Công (44 tuổi), Vương Văn Hùng (35 tuổi), Phạm Văn Nhiệm (47 tuổi), Lường Văn Lả (26 tuổi), Lường Văn Hùng (39 tuổi), Phạm Văn Dũng (47 tuổi), Cầm Văn Chương (45 tuổi, cùng trú huyện Điện Biên) bị xét xử về các tội Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm, Tàng trữ trái phép chất ma túy  Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong số này, 6 người bị truy tố khung hình phạt lên tới án tử hình.

Riêng Bùi Thị Kim Thu (44 tuổi, vợ Công) bị xét xử về tội Không tố giác tội phạm.

Cáo trạng của VKSND tỉnh Điện Biên xác định, năm 2009 Toán bán hai bánh heroin cho bà Trần Thị Hiền với giá 300 triệu đồng nhưng chưa kịp lấy tiền thì bị bắt trong vụ án ma túy khác. Sau gần 10 năm thụ án tù trở về, Toán gặp bà Hiền đòi nợ song bất thành nên nhờ Vương Văn Hùng (cùng đi tù tại trại giam Yên Hạ) và Bùi Văn Công đòi tiền hộ với giá 50 triệu đồng. Khi cả nhóm bàn bạc kế hoạch bắt bà Hiền để đòi nợ, Công “hiến kế” chuyển mục tiêu sang con bà Hiền.

Sáng 4/2 (30 Tết Nguyên đán 2019), Công và Vương Văn Hùng tới chợ Mường Thanh chờ thời cơ. Khoảng 18h40 cùng ngày, Vương Văn Hùng gọi điện thoại cho con bà Hiền là nữ sinh 22 tuổi đặt mua 10 con gà, đề nghị giao đến khu vực C13 (xã Thanh Hưng). Trong lúc này, Toán đi xe máy bí mật theo dõi đồng bọn hành động.

Bị cáo Vì Văn Toán. Ảnh: Phạm Dự.

Bị cáo Vì Văn Toán.

Đến điểm hẹn, cô gái đang bắt gà từ lồng giao cho Hùng thì bị Công từ phía sau khống chế. Cả nhóm khiêng nạn nhân lên thùng xe tải của Công và đưa về nhốt ở nhà anh ta ở đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên.

Toán khai tối cùng ngày, dùng điện thoại của nữ sinh nói chuyện với bà Hiền, thông báo đang bắt cóc con và yêu cầu người mẹ nhanh chóng trả tiền. Tuy nhiên, bà Hiền từ chối trả và đe doạ báo công an.

Thu chứng kiến toàn bộ tội ác của chồng và đồng phạm tại nhà mình song chỉ cằn nhằn mà không can ngăn. Sau khi nạn nhân bị sát hại, vứt xác, sáng mùng 3 Tết, Thu vờ là người đầu tiên phát hiện ra, hô hoán.

Bị cáo Bùi Thị Kim Thu. Ảnh: Phạm Dự.

Bị cáo Bùi Thị Kim Thu.

Cáo trạng nêu bà Hiền khẳng định không quen biết các bị can trong vụ án và cũng không nợ tiền Toán, Công. Khi con gái bị bắt cóc, bà không nhận được cuộc gọi yêu cầu trả tiền của Toán. Từ đây, nhà chức trách xác định không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm.

Cuối tháng 11, trong vụ án mua bán ma túy với Công, Hùng, Toán, bà Hiền đã bị TAND tỉnh Điện Biên tuyên phạt 20 năm tù.

      Nguồn : vnexpress

Xét xử vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên: Cận cảnh chốn công đường lớn nhất sau 20 năm

Theo kế hoạch được TAND tỉnh Điện Biên công bố, ngày 26/12, đơn vị này sẽ xét xử công khai vụ nữ sinh giao gà bị sát hại Tết Kỷ Hợi đối với 9 bị cáo. Đại diện TAND tỉnh cho biết, sau 20 năm mới có một vụ án được xét xử tại Sân vận động tỉnh.

Trong 3 ngày từ ngày 26 đến 28/12, tại Sân vận động Điện Biên, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên sẽ tiến hành xét xử lưu động vụ án sát hại nữ sinh giao gà xảy ra trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua.

Sáng 25/12, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Phạm Văn Nam – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, đồng thời cũng sẽ là thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử cho biết, đến thời điểm hiện tại công tác chuẩn bị phục vụ cho việc xét xử vụ án Vì Văn Toán và các đồng phạm (gọi tắt là vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại) đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

“Công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày diễn ra phiên xét xử đã được Công an tỉnh Điện Biên lên kế hoạch chi tiết, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hội đồng xét xử, các bị can cũng như mọi công dân đến tham dự phiên tòa. Cơ sở vật chất như tăng âm, loa đài, bàn ghế, thiết bị trình chiếu lời khai các bị cáo tại phiên tòa, ô che mưa, nắng… phục vụ cho việc xét xử lưu động ngoài trụ sở tòa án cũng đang được hoàn tất”, ông Nam nói.

Hồ sơ điều tra - Xét xử vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên: Cận cảnh chốn công đường lớn nhất sau 20 năm

Ông Phạm Văn Nam – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, đồng thời cũng sẽ là thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử.

Theo vị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng có nhiều bị can với rất nhiều tình tiết phức tạp, thậm chí có nhiều bị can bị truy tố từ 4 đến 5 tội, nhiều tiền án, tiền sự. Cùng với đó, nhiều bị can có quan hệ gia đình vợ – chồng, anh em ruột thịt, hoặc nghiện ma túy… do đó, để đảm bảo xét xử vụ án công minh, đúng người, đúng tội, các cán bộ của Tòa án tỉnh Điện Biên đã phải nghiên cứu rất kỹ hồ sơ, các bản tường trình, lời khai, kết luận giám định, kết quả thực nghiệm điều tra… để đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa một cách dân chủ, công bằng, khách quan nhất, từ đó ra các bản án đúng pháp luật.

“Việc xét xử lưu động tại sân vận động cũng sẽ có tác dụng rất tốt, đảm bảo cho tất cả mọi công dân có thể đến tham dự phiên tòa, có thể nhìn thấy được hành vi phạm tội của các bị cáo, như vậy có tác dụng giáo dục một cách trực quan, sinh động trong công tác đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm chung hiện nay. Vì những lý do như vậy nên chúng tôi mới quyết định xét xử lưu động tại đây. Trong chiều nay (25/12), mọi công tác sẽ được hoàn tất”, ông Nam cho hay.

Hồ sơ điều tra - Xét xử vụ nữ sinh giao gà tại Điện Biên: Cận cảnh chốn công đường lớn nhất sau 20 năm (Hình 3).

Phía bên trong SVĐ Điện Biên Phủ.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Điện Biên, vào khoảng 18h ngày 4/2/2019 nhóm Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng đã cùng nhau thực hiện việc bắt cóc Cao Mỹ D. nhằm chiếm đoạt tài sản của bà Trần Thị Hiền – là mẹ của Cao Mỹ Duyên theo yêu cầu của Vì Văn Toán.

Ngay sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực bắt cóc D., Bùi Văn Công và Vương Văn Hùng đã chiếm đoạt tài sản, tổng giá trị 10.370.000 đồng của D.. Trong quá trình bắt và giữ Cao Mỹ D. tại nhà Bùi Văn Công ở đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên từ ngày 4/2/2019 đến 6/2/2019, các đối tượng Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Phạm Văn Dũng đã nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm nữ sinh này. Vương Văn Hùng, Cầm Văn Chương đã cùng các bị can khác thực hiện một lần hành vi hiếp dâm đối với nữ sinh. Nhằm che giấu hành vi phạm tội, các bị can Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Vương Văn Hùng đã cùng nhau tước đoạt sinh mạng Cao Mỹ D.

Trong suốt quá trình phạm tội, Vì Văn Toán là người chủ mưu, cầm đầu, Bùi Văn Công là người khởi xướng và là người thực hành tích cực, các bị can khác là những người thực hành và người giúp sức.

Ngày 6/2/2019, Bùi Thị Kim Thu đã chứng kiến Lường Văn Lả, Phạm Văn Dũng hiếp dâm Cao Mỹ D. Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, Thu tiếp tục chứng kiến Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Vương Văn Hùng bàn bạc và giết D.. Tuy có điều kiện, nhưng Bùi Thị Kịm Thu đã không tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi của các bị can là vi phạm pháp luật, xâm phạm nhân phẩm, danh dự, tính mạng, tài sản của người khác, xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy, xâm phạm hoạt động tư pháp cần phải xử lý nghiêm. Các bị can là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, như vậy có đủ căn cứ để xác định các bị can đã phạm tội.

Theo dự kiến, phiên tòa xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng này sẽ bắt đầu từ 8h ngày 26/12 đến hết ngày 28/12.

Nguồn : nguoiduatin.vn

Diễn biến mới ở nơi xảy ra vụ án xâm phạm chỗ ở liên quan đến thẩm phán Nguyễn Hải Nam

TAND quận 1 (TP HCM) đã chuyển hồ sơ lên toà án cấp trên vụ kiện dân sự có tài sản tranh chấp là căn nhà – nơi xảy ra vụ án “Xâm phạm chỗ ở” liên quan đến thẩm phán Nguyễn Hải Nam

Ngày 24-12, tin từ TAND quận 1 cho biết tòa này vừa chuyển hồ sơ vụ Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao lên tòa án cấp trên giải quyết theo thẩm quyền. Căn nhà tại địa chỉ trên chính là nơi xảy ra vụ án “Xâm phạm chỗ ở của người khác” liên quan đến ông Nguyễn Hải Nam (nguyên Phó Chánh án TAND quận 4, TP HCM) và ông Lâm Hoàng Tùng (giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP). Hiện hai ông này bị bắt tạm giam để điều tra hành vi trên theo khoản 2, Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015.

Diễn biến mới ở nơi xảy ra vụ án xâm phạm chỗ ở liên quan đến thẩm phán Nguyễn Hải Nam - Ảnh 1.

Căn nhà tranh chấp cũng là hiện trường vụ án dính dáng tới thẩm phán Nguyễn Hải Nam (ảnh: P.Dũng)

Nguyên đơn trong vụ tranh chấp là bà Hoàng Thị Thu Thảo (SN 1983, ở tại căn nhà), bị đơn là bà Hoàng Trọng Anh Chi (SN 1982, thường trú tại căn nhà).

TAND quận 1 cho biết ngày 12-12, đại diện bị đơn cung cấp giấy đăng ký kết hôn của bà Chi với ông Nguyễn Đức Huy (tại UBND phường Đa Kao, quận 1). Đồng thời, phía bị đơn cho rằng căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm là tài sản chung vợ chồng bà Chi. Nay ông Huy đang định cư tại Latvia (quốc gia thuộc châu Âu). Đồng thời, công an xác nhận ông Huy có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Cư xá Đô Thành (quận 3, TP HCM) nhưng thực tế ông Huy không cư ngụ tại địa phương. Do đó, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận 1.

Qua điều tra ban đầu, căn nhà trên bà Thảo mua lại của bà Hoàng Trọng Anh Chi (SN 1982, thường trú quận 1) vào năm 2017, hiện đang tranh chấp, bà Thảo đã có đơn khởi kiện và TAND quận 1 đang thụ lý giải quyết. Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu nhập được, ngày 27-9-2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 1 đã ra quyết định khởi tố vụ án “Xâm phạm chỗ ở của người khác”.

Nguồn : nld.com.vn

Xác định công sức đóng góp trong vụ án dân sự

Có ba dạng công sức trong các vụ án dân sự: Công sức trong các vụ án hôn nhân và gia đình; Công sức trong các vụ án thừa kế và công sức trong các vụ án khác.

Xác định công sức đóng góp trong vụ án dân sự

Công sức là sức lực, là thời gian… mà con người bỏ ra để ra nuôi dưỡng người để lại di sản, để giữ gìn, bảo quản, duy trì tài sản nên tài sản không bị hư hỏng, mất mát hoặc để làm tăng giá trị tài sản bằng việc tôn tạo, tu bổ tài sản

Hiện nay, có thể phân loại có ba dạng công sức trong các vụ án dân sự: Công sức trong các vụ án hôn nhân và gia đình; Công sức trong các vụ án thừa kế và công sức trong các vụ án khác (đòi tài sản, đòi nhà đất cho thuê, đòi lại nhà đất cho ở nhờ…)

Thứ nhất, công sức trong các vụ án hôn nhân và gia đình:

Theo Khoản 2 Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

“Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”.

Khoản 1 Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình:

“Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, đối với việc chia tài sản khi hủy kết hôn trái   pháp luật hay chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn thì đều có xem xét công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản. Về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về nguyên tắc tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

Thứ hai, Công sức trong các vụ án tranh chấp về thừa kế:

Đối với các vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản thì trước khi phân chia tài sản thừa kế, Tòa án thường xem xét để trích cho người có công sức trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản (ngoài phần chi phí cho việc nuôi dưỡng), công sức bảo quản di sản, công sức giữ gìn tài sản… Điều 640  BLDS quy định về quyền của người quản lý di sản trong đó có quyền được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

Thứ ba, Công sức trong các vụ án khác.

Đối với các vụ án đòi nhà đất cho ở nhờ thì nếu chấp nhận yêu cầu của chủ nhà thì ngoài việc chủ nhà phải thanh toán cho người ở nhờ tiền chi phí sửa sang nhà (nếu có việc sửa nhà và người cho ở nhờ không phản đối và hợp đồng cho ở nhờ không quy định) thì chủ nhà còn phải trả cho người ở nhờ khoản tiền công sức bảo quản, duy trì nhà ở (nếu có).

Trong các vụ án đòi tài sản khác thì nếu người quản lý tài sản có công sức thì chủ sở hữu của tài sản cũng phải có trách nhiệm thanh toán cho người đang quản lý tài sản.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc tính công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa trên các tiêu chí sau đây:

Một là, trước hết phải xem xét về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản đó và quan hệ liên quan đến việc quản lý tài sản. Nếu như người thừa kế (do trước đó sống chung với người để lại di sản), người ở nhờ quản lý tài sản… thì tầm quan trọng trong việc quản lý tài sản sẽ khác với trường hợp người khác quản lý giúp tài sản; Phải xem xét nếu không có công sức của người quản lý, giữ gìn tài sản… thì tài sản đó có tồn tại hay không (nếu không có người đang quản lý tài sản thì có người khác quản lý tài sản không? Nếu không có người quản lý tài sản thì tài sản đó có bị thu hồi hay không? Có bị giảm giá trị hay không?…).

Hai là: Giá trị của tài sản cũng là một tiêu chí để xem xét công sức cho người quản lý tài sản: Tài sản càng có giá trị cao thì trách nhiệm của người quản lý tài sản càng lớn. Công sức quản lý tài sản có giá trị cao phải cao hơn công sức quản lý tài sản có giá trị thấp (nếu cùng phải chi phí thời gian, sức lực…).

Ba là: Quản lý tài sản yêu cầu trình độ chuyên môn cao, chi phí thời gian nhiều… phải được xem xét công sức cao hơn quản lý tài sản không yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc tốn ít thời gian…

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án lao động

Luật Hiệp Thành đưa ra những tư vấn về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án lao động

Hỏi: Xin chào các Luật sư! Tôi có vấn đề sau đây mong được các Luật sư tư vấn giúp. Tôi đã từng làm việc tại Công ty nhưng bị sa thải không rõ lý do. Ngày 15/11/2017 tôi đến công ty nhưng bảo vệ không cho vào, sau đó tôi nhận được thông báo là tôi đã bị sa thải, quyết định sa thải gửi vào email của tôi vào ngày 13/11. Khi tôi khởi kiện vào ngày 14/12/2017. Tôi có hỏi về thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi nào thì được trả lời là ngày 13/11 có đúng hay không ? Xin cảm ơn các Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.

  1. Luật sư tư vấn:

Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong vụ án trên là ngày 15/11/2017.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

“Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện áp dụng thống nhất cho mọi vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước bị xâm phạm.”

Thời điểm bắt đầu để tính thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp lao động lại là ngày “mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm”. Về vấn đề ngày nào là ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm pháp luật lao động không quy định cụ thể tuy nhiên Tòa án không thể căn cứ vào ý chí chủ quan của các chủ thể khởi kiện để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện. Trong thực tiễn thụ lý vụ án lao động, các Tòa án thường tính từ ngày xảy ra sự kiện pháp lý, khi mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện bắt đầu tính từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Trong vụ việc trên, ngày 13/11/2017 Công ty thông báo sa thải đối với chị thông qua email. Ngày 15/11 chị vẫn đi làm bình thường nhưng khi bà đến công ty thì bảo vệ công ty không cho chị vào với lý do chị đã bị sa thải. Từ đó có thể thấy rằng ngày cho đến ngày 15/11/2017 thì chị vẫn chưa biết mình bị Công ty sa thải cho nên ngày 13/11 không phải là thời điểm yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa Công ty và chị. Ngày 15/11 khi chị đi làm thì mới biết mình bị sa thải, đây là thời điểm mà chị phát hiện ra quyền và lợi ích của mình bị vi phạm bởi Công ty. Do đó, ngày tính thời điểm tính bắt đầu khởi kiện là ngày mà chị phát hiện ra quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là ngày 15/11/2017.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Hà Nội cung cấp những tài liệu gì cho Bộ Công an để điều tra vụ án Nhật Cường?

 Sau khi nhận yêu cầu từ phía Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi cơ quan này về việc cung cấp tài liệu phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường.

Gần 5 tháng sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị chỉ đạo các sở ngành cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cườngngày 4-12 vừa qua, Văn phòng UBND TP Hà Nội có văn bản gửi CO3 theo yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án. Nội dung văn bản dựa trên cơ sở phối hợp với đơn vị liên quan tổng hợp, cung cấp thông tin theo yêu cầu từ CO3.

Hà Nội cung cấp những tài liệu gì cho Bộ Công an để điều tra vụ án Nhật Cường? - Ảnh 1.

Bộ Công an khám xét trụ sở chính Công ty Nhật Cường

Theo văn bản của TP Hà Nội gửi CO3, trên cơ sở kết quả triển khai đạt yêu cầu đặt hàng của TP, phiên bản phần mềm năm 2016 đã được Sở Thông tin và Truyền thông ký kết hợp đồng số 68/2016/NHATCUONG-STTTT. Trong đó, các nội dung đã thực hiện gồm: Cổng dịch vụ công trực tuyến; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 7 nhóm dịch vụ công khai sinh và khai tử; phần mềm ngành giáo dục (tuyển sinh đầu cấp, sổ liên lạc điện tử)…

UBND TP Hà Nội cho biết các sản phẩm trên và cơ sở dữ liệu hình thành thuộc bản quyền của TP, đến nay đã và đang thực hiện đúng lộ trình xây dựng chính quyền điện tử của TP và mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống xã hội của người dân Thủ đô.

Về ứng dụng, dịch vụ theo hợp đồng 68/2016/NHATCUONG-STTTT, đến thời điểm báo cáo, đối với nhóm 7 dịch vụ công trực tuyến khai sinh, khai tử đã tiếp nhận, giải quyết hơn 661.000 hồ sơ trực tuyến và thực hiện cấp hơn 2,2 triệu bản sao (năm 2019, tỷ lệ thực hiện trực tuyến đạt 100%).

Hiện, C03 đang điều tra vụ án “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo Quyết định khởi tố vụ án số 27/C03-P14, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố 10 bị can về các tội danh khác nhau gồm “Buôn lậu” theo Điều 188 Bộ Luật Hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 221 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Trong đó, Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, bị khởi tố về cả 2 tội danh “Buôn lậu” theo khoản 4 Điều 188 và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 221 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Nguồn : nld.com.vn

6 cáo buộc tại vụ án MobiFone mua AVG

VKSND Tối cao cho rằng cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son giữ vai trò cao nhất trong 14 bị can liên quan vụ án MobiFone mua AVG.

Vụ án sẽ được xét xử sơ thẩm từ ngày 16/12 đến 31/12 tại TAND Hà Nội. Hơn 40 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 14 bị can. Trong số này, ông Nguyễn Bắc Son mời 3 luật sư, cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn có 5 luật sư, cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ thuê 3 luật sư.

Theo cáo trạng, năm 2015, Tổng công ty Viễn thông MobiFone (100% vốn nhà nước, cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông) muốn lấn sân kinh doanh lĩnh vực truyền hình nên chủ trương mua lại một công ty truyền hình. Qua giới thiệu của bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, MobiFone nhắm đến Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG.

Thời điểm này, AVG kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn. Để nâng cao giá trị AVG trong lúc đàm phán với MobiFone, ông Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin đang được đối tác nước ngoài trả giá mua 700 triệu USD và đã nhận đặt cọc 10 triệu USD. Ông Phạm Nhật Vũ sau đó nhiều lần liên hệ, đề nghị ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn và các lãnh đạo MobiFone nhanh chóng thúc đẩy thực hiện dự án.

Từ đây, ông Nguyễn Bắc Son đã “chỉ đạo quyết liệt” MobiFone phải mua cổ phần của AVG. Cuối năm 2015, MobiFone đã mua 95% cổ phần của AVG với giá gần 8.900 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước gần 6.600 tỷ đồng.

Hai cựu bộ trưởng Son và Tuấn. Ảnh: Bộ Công an.

Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Trương Minh Tuấn tại cơ quan điều tra khi bị bắt vào tháng 2.

Cáo trạng của VKSND Tối cao đã chỉ ra 6 sai phạm chính trong dự án mua bán cổ phần này.

Tự ý thực hiện trước khi có quyết định của Thủ tướng: Dự án có vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, theo quy định phải được Thủ tướng quyết định chủ trương. Trong khi người đứng đầu Chính phủ chưa ra quyết định, ngày 21/12/2015, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cấp dưới đề xuất và giao cho Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.

Giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án là hai yếu tố quan trọng với dự án đầu tư nhưng khi việc này còn chưa được làm rõ, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ban hành Quyết định 236/QĐ-BTTTT.

Giấu giếm dự án mua AVG: Việc mua bán giữa MobiFone và AVG được Bộ Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp thống nhất không thông tin, tuyên truyền và đưa giao dịch này vào danh mục “Mật” của Nhà nước.

Ngày 5/3/2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã ký văn bản gửi Bộ Công an đề xuất đưa dự án vào danh mục tài liệu “Mật”.

Định giá AVG quá cao: Theo nhà chức trách, MobiFone thuê Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thẩm định giá AMAX thẩm định giá trị AVG tại thời điểm 31/3/2015. VKSND phát hiện việc thẩm định đã vi phạm nghiêm trọng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, sử dụng số liệu không có cơ sở.

Vì vậy, việc AMAX xác định AVG có giá 16.500 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2015 là không có căn cứ. Theo cáo trạng, giá trị tài sản của AVG tính đến ngày 31/3/2015 là 3.100 tỷ đồng, trừ đi tổng nợ phải trả là 1.133 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng còn lại là 1.970 tỷ đồng.

Trong khi đó, MobiFone lại căn cứ kết quả thẩm định giá của AMAX để đàm phán và đề xuất giá mua 95% cổ phần của AVG. Đây là một trong những nguyên nhân khiến AVG được mua với giá cao gấp nhiều lần, mang lại lợi ích cho ông Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG song lại làm nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng (tính cả tiền lãi của các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn để thanh toán cho AVG).

Đưa thông tin không có cơ sở về giá trị AVG: Ông Phạm Nhật Vũ nói AVG được công ty nước ngoài trả giá 700 triệu USD nhưng tổ giúp việc cho dự án và Ban giám đốc MobiFone không tổ chức xác minh.

Cơ quan điều tra và VKSND Tối cao cùng kết luận: Thông tin về 700 triệu USD là do AVG đưa ra, và “không có cơ sở chứng minh”. Tại cơ quan điều tra, ông Phạm Nhật Vũ khai “thỏa thuận bán cổ phần cho đối tác nước ngoài và nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD” chỉ là dự kiến.

Ông Nguyễn Bắc Son giữ vai trò cao nhất vụ án: Dù giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ, ngày 15/12/2015 ông Nguyễn Bắc Son vẫn chỉ đạo dự án phải được triển khai ngay và hoàn thành trong năm tài chính 2015. Quá trình triển khai dự án, ông Nguyễn Bắc Son đã liên lạc với ông Phạm Nhật Vũ tổng cộng 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn.

VKSND Tối cao cáo buộc với thẩm quyền Bộ trưởng, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo xuyên suốt từ quá trình giới thiệu cho đến khi thực hiện việc thanh toán. Trong giai đoạn truy tố, ông Nguyễn Bắc Son chỉ nhận trách nhiệm người đứng đầu Bộ Thông tin Truyền thông; không thừa nhận vai trò chủ mưu, chỉ đạo MobiFone thực hiện dự án như đã khai ở giai đoạn điều tra.

Tuy nhiên, VKSND Tối cao cho rằng có đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Bắc Son “chỉ đạo, quyết định và thúc đẩy” việc mua cổ phần của AVG, quyết liệt trong phân công chỉ đạo cấp dưới thực hiện. Do vậy, ông phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Ông Trương Minh Tuấn tích cực thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son còn vì được “hứa hẹn tạo điều kiện để làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông”, cáo trạng nêu. Khi ông Nguyễn Bắc Son rời nhiệm kỳ Bộ trưởng vào năm 2016, ông Trương Minh Tuấn trở thành người kế nhiệm.

Hối lộ hơn 136 tỷ đồng: Quá trình chỉ đạo và thực hiện dự án, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn cùng cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà, cựu tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải biết rõ các vi phạm nhưng vẫn quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Đổi lại cả bốn người nhận “lót tay” số tiền lớn từ Phạm Nhật Vũ: ông Son nhận 3 triệu USD (hơn 66 tỷ đồng), ông Lê Nam Trà nhận 2,5 triệu USD (hơn 55 tỷ đồng), ông Cao Duy Hải nhận 500.000 USD (hơn 11 tỷ đồng) và ông Trương Minh Tuấn nhận 200.000 USD (hơn 4 tỷ đồng).

VKSND Tối cao truy tố cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng ông Cao Duy Hải, ông Lê Nam Trà về tội Nhận hối lộ với khung hình phạt từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ông Phạm Nhật Vũ (46 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị cáo buộc phạm tội Đưa hối lộ, đối mặt hình phạt 12-20 năm tù, theo khoản 4 điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

Các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải còn đối mặt tội danh thứ hai là Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 220 Bộ luật Hình sự 2015, khung hình phạt 10-20 năm tù. Đồng phạm về tội danh này còn có 9 bị can: Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách), Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) cùng Phan Thị Hoa Mai (cựu thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX).

    Nguồn : vnexpress