Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử trong vụ án dân sự

Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử trong vụ án dân sự Sau đây, Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Thời hạn xét xử một vụ án dân sự.

Câu hỏi:

Tôi có Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện và đã có thông báo thụ lý vụ án, tuy nhiên đã hơn 2 tháng rồi mà vẫn chưa thấy tòa thông báo hay quyết định về việc xử sơ thẩm, Luật sư cho tôi hỏi là thời gian từ khi thụ lý vụ án đến khi xét xử là bao lâu?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:Căn cứ pháp lý

Luật Tố tụng hành chính năm 2015

  1. Luật sư tư vấn

Theo những thông tin mà anh chị/cung cấp thì vụ án của anh/chị đang trong thời gian chuẩn bị xét xử, quy định của pháp luật về việc này cụ thể như sau:

Tại Điều 130 LTTHC năm 2015 có quy định:

Điều 130. Thời hạn chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:

  1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.
  2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.
  3. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ vào theo Điều 130 BLTTHC năm 2015 nêu trên thì thời hạn để chuẩn bị xét như sau: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này (Nếu thấy vụ án án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thêm không quá 2 tháng đối với) hoặc 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này. Nếu thấy vụ án án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thêm không quá 1 tháng)

Cụ thể quy định tại điểm a và điểm khoản 2 Điều 116 LTTHC năm 2015 như sau:

“Điều 116. Thời hiệu khởi kiện

…..

  1. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
  2. a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  3. b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

…………”

Như anh/chị đã nói vụ việc của anh/chị đã qua 2 tháng, tuy nhiên anh/ chị không nói rõ cụ thể đó là quyết định gì do đó chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn cho anh/chị được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quy định về tạm giữ và thời hạn tạm giữ?

Tạm giữ, thời hạn tạm giữ được quy định cụ thể tại Điều 117, điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. Luật Hiệp Thành xin được đưa ra những tư vấn cụ thể như sau:

Luật sư tư vấn:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung:

Thứ nhất, về tạm giữ:

– Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

– Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quyền ra quyết định tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.

– Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

– Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Thứ hai, thời hạn tạm giữ:

– Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

– Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

– Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

– Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

———————————————–

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai

Luật Hiệp Thành đưa ra một số vấn đề pháp lý về Hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

– Luật đất đai năm 2013

  1. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai được quy định trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

Hòa giải tranh chấp về đất đai được quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, theo đó Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013, theo đó tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Theo đó trong trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là một số phân tích của Luật Hiệp Thành . Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quy định về sự có mặt của đương sự tại phiên tòa dân sự

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc nguyên đơn liên tục vắng mặt khi được Tòa án triệu tập?

Chào Luật sư xin hỏi: Tôi là nguyên đơn trong vụ án dân sự, xin hỏi luật sư nguyên đơn vắng mặt 02 lần khi được triệu tập đến phiên tòa thì có làm sao không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 16 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền và nghĩa vụ của đương sự thì:

Đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.”

Theo Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

  1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

  1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
  2. a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
  3. b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  4. c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
  5. d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, nếu như nguyên đơn vắng mặt có lý do chính đáng, bất khả kháng thì phiên tòa sẽ được hoãn và đợi gọi trong phiên tòa tiếp theo. Trong trường hợp không có lý do và cũng không có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa hoặc đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định nếu trên nên.

———————————————–

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thủ tục thi hành án tử hình

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Án tử hình thực hiện như thế nào?

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư, vừa qua tôi có đọc báo và thấy được nhiều trường hợp phạn tội bị phạt mức án tử hình. Vậy tôi có thắc mắc quá trình thực hiện án tử hình như thế nào? Mong luật sư sớm giải đáp giúp tôi vấn đề này, tôi xin cảm ơn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

– Công văn số 245/TANDTC-TK ngày 16 tháng 08 năm 2011 V/v thi hành án tử hình.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Hiện nay pháp luật có quy định về thi hành án hình sự tại luật thi hành án dân sự 2010, cùng một số văn bản pháp luật khác. Trình tự thi hành án tử hình được quy định tại khoản 4 điều 59 Luật thi hành án hình sự 2010, được hướng dẫn bởi công văn 245/TANDTC-TK năm 2011, thì bao gồm:

Thứ 1:

Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.

Thứ 2:

Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra.

Thứ 3:

Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.

Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ.

Thứ 4:

Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng.

Thứ 5:

Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

Thứ 6:

Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án.

Thứ 7:

Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án.

Thứ 8:

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Thi hành án hình sự 2010.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thêm ba sai sót nghiêm trọng từ phiên sơ thẩm vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ cafe Trung Nguyên chưa được làm rõ

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Không triệu tập chủ tài khoản và không xem xét nguồn gốc số tiền 1.764 tỷ

Ngày 4/12, phiên tòa phúc thẩm vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên) kết thúc phần tranh luận.

Nêu quan điểm về vụ án, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM đề nghị toà không chấp nhận kháng cáo của ông Vũ, chấp nhận một phần kháng cáo của bà Thảo; phần bản án liên quan đến tranh chấp về tài sản chuyển hồ sơ cho TAND TP HCM xét xử lại.

Trong kiến nghị hôm nay, Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TPHCM về số tiền 1764 tỉ mà các luật sư phía ông Vũ từng đề cập, Viện Kiểm sát đã chấp nhận kháng cáo của bà Thảo.

Theo đó, số tiền này, như tại phiên toà sơ thẩm bà Thảo đã khai rõ, “không phải là tài sản riêng của bà và cũng không phải là tài sản chung của vợ chồng”. Và số tiền này bằng ‘0’ tại thời điểm xét xử.

Tại phiên phúc thẩm, ngay trong phần thủ tục đầu tiên, bà Thảo đã yêu cầu HĐXX triệu tập ông Lê Hoàng Văn – người đứng tên chủ tài khoản này – nhưng không được chấp nhận.

Trong phần tranh tụng sau đó, một lần nữa bà Thảo khẳng định lại: đây không phải là tài sản riêng của mình và cũng không phải là tài sản chung của vợ chồng, đồng thời bà đã nộp các chứng cứ cụ thể, các tài liệu xác minh của toà sơ thẩm thể hiện số tiền này đứng tên chủ tài khoản là ông Lê Hoàng Văn. Nhưng một lần nữa, HĐXX phúc thẩm vẫn không xem xét vấn đề này trong quá trình tranh tụng, có khả năng vẫn quyết định phân chia một cách vô căn cứ, không đúng các quy định của pháp luật.

Không triệu tập Công ty Thẩm định Giá Sài Gòn 

Trong yêu cầu của mình, bà Thảo cũng đề nghị triệu tập Công ty Thẩm định Giá Sài Gòn – là  đơn vị giám định tài sản tại Trung Nguyên để làm rõ những nội dung liên quan đến phân chia tài sản. Nhưng yêu cầu này cũng không được chấp nhận.

Bà Thảo khẳng định, không bao giờ chấp nhận việc tòa án tự quyết định việc quy đổi số cổ phần của bà tại Trung Nguyên rồi trả bằng tiền. Không thể có một án lệ nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng Luật Doanh nghiệp, tước đi quyền lợi hợp pháp của một doanh nhân như bà, tại một quốc gia đang muốn thu hút các nhà đầu tư như Việt Nam.

Việc không tống đạt Quyết định 05 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành tư pháp Việt Nam

Cuối phiên xét xử ngày 4/12, dù ông Vũ đã công nhận quyền sở hữu và quản lý của bà Thảo đối với công ty Trung Nguyên International Ptd Ltd (Singapore), nhưng việc không tống đạt Quyết định 05 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM cho bà Diệp Thảo, và việc Tòa án nhân dân TP.HCM không đưa Quyết định này vào hệ thống chứng cứ của vụ án đã phát sinh hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến sai phạm rất lớn trong bản án ly hôn sơ thẩm.

Bà Diệp Thảo và các luật sư của bà đã không tiếp cận được chứng cứ này để tranh tụng tại phiên tòa, và Hội đồng xét xử đã ban hành bản án ly hôn sơ thẩm liên quan đến nội dung trên không đúng pháp luật.

Luật sư Phạm Công Hùng nhận định có thể Quyết định 05 đã bị “ém” tại Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM ngay khi được ban hành. Vì Tòa án nhân dân TP.HCM đã trả lời bằng văn bản là không nhận được Quyết định này.

Đây là một sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, cho thấy dấu hiệu che giấu, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án suốt 2 năm qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của các doanh nhân đối với của ngành tư pháp Việt Nam.

Luật sư Hùng một lần nữa đề nghị với các lãnh đạo của Tòa án và Viện kiểm sát xem xét và xử lý hành vi sai trái của những người có thẩm quyền trong việc phát hành Quyết định 05 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, khi hành vi này xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan tư pháp, xâm phạm đến công cuộc cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện.

Trước đó, ngày 24/6/2019, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn gửi đến Cơ quan Điều tra – Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao để tố giác về hành vi cố tình làm sai lệch của vụ án đối với Bản án ly hôn sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST ngày 27/3/2019.

HĐXX sẽ tuyên án vào 14h ngày 5/12.

Theo PLO.VN