Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, tùy theo tính chất, nội dung vụ án mà thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ có thể bị kéo dài; đồng thời để việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, đúng pháp luật cần triệu tập được đầy đủ những người có liên quan đến vụ án. Do đó, trong một số trường hợp Tòa án có thể ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính chỉ mang tính chất tạm thời, khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính không còn, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
  • Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
  • Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự.
  • Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan.
  • Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.
  • Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 145 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời gian chuẩn bị xét xử, thẩm phán được hân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án phải gửi quyết định cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Tại phiên tòa, trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ vụ án:

Theo quy định tại Điều 142 Luật tố tụng hành chính năm 2015, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không dẫn tới việc xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi. Trường hợp căn cứ tạm đình chỉ không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Cụ thể: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, tùy theo tính chất, nội dung vụ án mà thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ có thể bị kéo dài; đồng thời để việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, đúng pháp luật cần triệu tập được đầy đủ những người có liên quan đến vụ án. Do đó, trong một số trường hợp Tòa án có thể ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính chỉ mang tính chất tạm thời, khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính không còn, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
  • Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
  • Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự.
  • Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan.
  • Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.
  • Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 145 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời gian chuẩn bị xét xử, thẩm phán được hân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án phải gửi quyết định cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Tại phiên tòa, trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ vụ án:

Theo quy định tại Điều 142 Luật tố tụng hành chính năm 2015, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không dẫn tới việc xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi. Trường hợp căn cứ tạm đình chỉ không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Cụ thể: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định về hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn, thì Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó.

Sau đây là những hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, căn cứ Điều 215 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.

– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.

– Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

– Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

– Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

———————————————–

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Chào quý công ty. Tôi xin đề nghị quý công ty giúp tôi vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cụ thể như sau: Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ đối với cơ sở kinh doanh karaoke do khi kiểm tra phát hiện một số điều kiện và phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo quy định, hoặc còn thiếu theo quy định có đúng không.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 79/2014/NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ quy dịnh chi tiết một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; ngày 31 tháng 07 năm 2014.

Thông tư 66/2014/TT-BCA Thông tư Bộ công an hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Theo quy định Nghị định 79/2014/NĐ-CP, tại Khoản 1 Điều 19 các trường hợp bị tạm đình chỉ do không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:

  1. a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).
  2. b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  3. c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 79/2014/NĐ-CP được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.

Khi đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.

Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị đinh 79/2014/NĐ-CP, theo đó:

  1. a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước.
  2. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
  3. c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.
  4. d) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.

Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA, thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 11, cụ thể như sau:

  1. Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động
  2. a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì người có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có quyền yêu câu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo các quy định sau đây:

– Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;

– Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động.

  1. b) Việc ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải bằng văn bản (mẫu số PC07). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định, tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ.

Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

  1. Thủ tục đình chỉ hoạt động
  2. a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05);
  3. b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới, hoạt động của cá nhân (mẫu số PC08).

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng