Bị bệnh tâm thần thì có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hình sự không?

Chị tôi đang đi trên đường thì bị một thanh niên giật túi xách trong đó có một số tài sản và tiền mặt. Sau khi thanh niên giật túi xách của chị tôi bị bắt, tôi có nhận được tin vì cậu này có giấy chứng nhận bệnh tâm thần nên được miễn tội. Như vậy có đúng hay không, mong luật sư giải đáp rõ

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật hình sự năm 2015 Số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015

  1. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, có hai dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Dấu hiệu y học (mắc bệnh ) và dấu hiệu tâm lí ( mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi ).

– Về dấu hiệu y học: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần ở các dạng kinh niên, tạm thời hoặc bệnh tật khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Về dấu hiệu tâm lí: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi thực hiện đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Và như vậy, họ cũng không thể có được năng lực kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Tuy nhiên các nhà làm luật đã quy định thêm người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự không hẳn là người mất năng lực hiểu biết và rối loạn hoạt động tâm lí mà còn thuộc trường hợp người đó tuy có năng lực nhận thức, khả năng đánh giá được tính chất xã hội của hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình nhưng do các xung động bệnh lí không kiềm chế được đã thực hiện hành vi đó.

Chỉ được coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi đồng thời cả hai dấu hiệu – y học và tâm thần đều thỏa mãn. Nếu thỏa mãn Bộ luật Hình sự năm 2015 Việt Nam không đặt ra trách nhiệm hình sự đối với những người phạm tội trong khi không có năng lực trách nhiệm hình sự. Vì vậy nếu người thanh niên kia phạm tội trong khi đang mắc bệnh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo quy định của pháp luật thì phải bắt buộc các biện pháp chữa bệnh đối với thanh niên thực hiện hành vi cướp giật túi xách của chị.

Tuy nhiên người phạm tội phạm tội trong khi không bị bệnh tâm thần nhưng sau khi phạm tội mới bị bệnh tâm thần (thời gian sau khi phạm tội đến trước khi bị kết án) thì theo khoản 2 Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015, cậu thanh niên thực hiện hành vi cướp giật sẽ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh cậu thanh niên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Ngoài trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự pháp luật còn thừa nhận trường hợp hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự. Những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do những thay đổi trong hoạt động tinh thần mà không do bệnh tật gây ra, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng có thể được giảm nhẹ hình phạt ( Điều 51: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khoản 1 điểm q… người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trường hợp người có hành vi đánh bạc nhưng nếu chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Quy định xử phạt hành chính khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự.

Thư luật sư tôi bị bắt về tội đánh bạc nhưng tôi chỉ đánh có 500 nghìn và tất cả số tiền thu giữ trên chiếu bạc có 2 triệu đồng, tội bị xử phạt hành chính, xin hỏi luật sư tôi bị xử phạt như vậy có chính xác không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì trường hợp người có hành vi đánh bạc nhưng nếu chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
  3. a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
  4. b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
  5. c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
  6. d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
  7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  8. a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
  9. b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
  10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
  11. a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  12. b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
  13. c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  14. d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
  16. a) Làm chủ lô, đề;
  17. b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  18. c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  19. d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
  20. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trường hợp được hoãn thi hành án phạt tù. Thủ tục hoãn thi hành án hình sự theo quy định pháp luật.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi bị tòa án xử 7 tháng tù giam. Đến nay tôi chưa đi thi hành án, nhưng hiện tại bên ban thi hành án của trại giam đã đưa cho tôi giấy triệu tập lần 3. Hỏi bây giờ tôi muốn hoãn thi hành án có được nữa không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Hiệp Thành. Với thắc mắc của bạn, Luật Hiệp Thành xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật Hình Sự 2015;

  1. Luật sư tư vấn:

Hoãn chấp hành hình phạt là chính sách nhân đạo của nhà nước ta trong thi hành án. Theo đó người thi hành án phạt tù sẽ được tạm hoãn thi hành án phạt tù trong một khoảng thời gian nhất định khi có những điều kiện nhất định.

Thời điểm bắt đầu thi hành án phạt tù được quy định trong quyết định, bản án của Tòa án.

Điều kiện hoãn hình phạt tù:

Căn cứ Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 quy định hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây : 

  1. Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  2. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi , thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi
  3. Là người lao động duy nhất trong gia đình , nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm , trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng , đặc biệt nghiêm trọng ;
  4. Bị kết án về tội ít nghiêm trọng ,do nhu cầu công việc thì được hoãn đến một năm
  5. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới thì tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại điều 51 của bộ luật này .”

Thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù:

– Nếu người bị kết án đang được tại ngoại, người bị kết án làm đơn yêu cầu xin hoãn thi hành án hoặc Chánh án Tòa án căn cứ vào văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú để ra quyết định hoãn thi hành án.

– Nếu người bị kết án đang bị bắt thì người nhà có thể làm đơn xin hoãn thi hành án gửi tới Chánh án tòa án nơi đã xét xử vụ án để xin hoãn thi hành án.

Như vậy, nếu người này đã mất cha, có mẹ là lao động chính trong gia đình, mẹ vẫn còn khả năng lao động thì có thể không được xét hoãn thi hành án. Tuy nhiên gia đình vẫn nên làm đơn xin hoãn thi hành án bởi quyết định cuối cùng do Chánh án tòa án đưa ra.

Trong thời han 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định chấp hành án phạt tù , Tòa án ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân , cơ quan sau :

  • Người chấp hành án
  • Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
  • Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh,cơ quan thi hành án cấp quân khu
  • Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án đang cư trú
  • Sở tư pháp nơi tòa án ra quyết định thi hành án có trụ sở

Thi hành quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù:

– Khi nhận được quyết định hoãn chấp hành án của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ngừng việc làm thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù đi chấp hành án.

– Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội có nhiệm vụ quản lý người được hoãn chấp hành án. Người được hoãn chấp hành án không được đi khỏi nơi cư trú, nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó.

– Cơ quan, đơn vị quân đội quy định tại khoản 2 Điều này 03 tháng một lần phải báo cáo việc quản lý người được hoãn chấp hành án với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án.

– Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó. Ngay sau khi có quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án để thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.

– Trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn chấp hành án chết thì thân nhân của người đó hoặc Công an cấp xã, cơ quan được giao quản lý phải báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Toà án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục có liên quan.

– Chậm nhất là 07 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Toà án đã quyết định hoãn chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản và gửi ngay thông báo đó cho người chấp hành án, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Vô ý làm chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Luật Hiệp Thành tư vấn quy định pháp luật hình sự về tội vô ý làm chết người.

Kính gửi Luật sư, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi có một người bạn tạm gọi là ông A, ông A này do để phòng chống trộm nên đã có hành vi đặt hàng rào bằng điện xung quanh nông trại của mình. Và không may có người cố tình vào nông trại của ông A nên đã bị điện giật và chết.

Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi là ông A sẽ phải chịu trách nhiệm những gì? Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư để bạn tôi biết hướng giải quyết. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

– Bộ luật hình sự Luất số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

– Bộ luật dân sự luật số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Luật sư tư vấn:

Ông A sẽ phải chịu những trách nhiệm sau:

Trách nhiệm hình sự:

Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

  1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Chúng tôi xin được phân tích điều luật này như sau:

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: Thể hiện dưới dạng không hành động: sau khi đào hố lấy đất với độ sâu như vậy, khi nước mưa ngập, ông A phải có những hành động cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác. Mặt khác, chủ thể có hành vi đã nhận được nhiều cảnh báo từ những người xung quanh, nhưng vẫn không hành động

+ Hậu quả: 02 người chết

+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi đào hố, lấy đất là nguyên nhân dẫn đến việc chết đuổi nước của 02 người

– Mặt chủ quan

– Lỗi vô ý: người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

+) Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả chết người, đặc biệt là trẻ em.

+) Về ý chí: Người pham tội tuy không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, cho rằng hậu quả không xảy ra. Hậu quả chết người xảy ra nằm ngoài dự tính của họ.

– Chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi có đủ NLTNHS

– Khách thể: Đối tượng bị xâm phạm đến: Tính mạng người

Theo căn cứ và phân tích trên thì ông A đã có hành vi vô ý làm chết người. Vì vậy ông A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Khung hình phạt áp dụng là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại

Khoản 1, điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

Đồng thời điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  3. b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  4. c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  5. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  6. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo căn cứ trên thì ông A phải bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại. Số tiền bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên các căn cứ sau:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Người điều khiển xe container gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Người điều khiển xe container gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Câu hỏi khách hàng:

Con tôi đang đi Honda hướng Sài Gòn đi rất chậm trên làn đường xe máy không ngờ xe Container ở phía sau lù lù tới cúp cua rẽ phải máng vào con tôi, người và xe con tôi lọt vào gầm xe Container, một lát sau xe dừng lại tài xế xuống. Con tôi la đau quá kêu xe cấp cứu đi rút điện thoại ra đưa cho tài xế và đọc số điện thoại của vợ tôi cho tài xế, khi vào bệnh viện con tôi vẫn tỉnh táo. Con tôi bị đa chấn thương phải nằm bệnh viện từ đó cho tới nay. Đến nay đã gần 5 tháng. Bên gây tai nạn xe Containor không chịu thoả thuận đền bù bắt buộc chúng tôi phải đưa ra toà để giải quyết. Vậy Luật Sư cho tôi hỏi: Chúng tôi cần phải làm những loại đơn gì để gửi đến các cơ quan chức năng? Căn cứ vào đâu để kết luận vụ án này là hình sự hay dân sự? Tôi rất mong muốn Luật Sư cho tôi câu trả lời sớm nhất.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn đang lưu thông trên đường thì va chạm với xe container và con bạn bị đa chấn thương phải nằm chữa trị tại bệnh viện. Tuy nhiên để xác định đây là vụ án hình sự hay dân sự thì phải phụ thuộc vào hành vi của người lái xe cantainer có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Và bên nào là bên có lỗi khi có sự va chạm trên? Vì thông tin bạn cung cấp không cụ thể, nên có các khả năng có thể xảy ra sau:

Thứ nhất, về việc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…”

Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này thì ngươi phạm tội phải có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, đồng thời gây thiệt hại cho người khác mà thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại điều trên. Đối chiếu với trường hợp của bạn, cần xác định con bạn và người điều khiển xe container có đáp ứng đầy đủ điều kiện tham gia giao thông hay không? Việc xác định lỗi của hai bên sẽ phải căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn giao thông, sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông từ phía cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trường hợp hành vi của ngươi điều khiển xe container thỏa mãn những yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo tội phạm gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, ủy ban nhân dân,…) để được giải quyết kịp thời. Trường hợp người đó có hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại đây: Mẫu đơn tố cáo

Thứ hai, về việc bồi thường thiệt hại:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy. nếu có thiệt hại về tài sản và sức khỏe đối với con bạn mà hoàn toàn do lỗi của người điểu khiển xe container (không phải do sự kiện bất khả kháng) thì người đó phải bồi thường cho con bạn theo quy định tại Điều 589, Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  1. a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  2. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  3. c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  4. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  5. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, người điều khiển xe container sẽ có thể phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn, mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận dựa vào quy định trên. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì gia đình bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú.

Trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của con bạn thì người điều khiển xe container không có trách nhiệm phải bồi thường cho gia đình bạn. Vì một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải có yếu tố lỗi từ phía người gây ra thiệt hại nên nếu ngươi điều khiển xe container không có lỗi gây ra thiệt hại cho con bạn thì không phải bồi thường.

Trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của con bạn và người điều khiển xe container: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.” Theo đó, cả gia đình bạn và người điều khiển xe container đều có phần trách nhiệm bồi thường đối với phần lỗi mà mình gây ra đối với thiệt hại. Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quy định về bảo lĩnh trong tố tụng hình sự?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về quy định về bảo lĩnh trong tố tụng hình sự.

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:Quy định về bảo lĩnh trong tố tụng hình sự

Bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Điều 121. Bảo lĩnh

  1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
  2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

  1. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
  2. a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  3. b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  4. c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

  1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
  2. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
  3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mục đích của biện pháp bảo lĩnh là nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng

– Căn cứ khoản 1 Điều 121 thì khi quyết định cho bị cáo được bảo lĩnh, tùy thuộc vào sự nhận định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhưng phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của họ. Đối tượng được áp dụng biện pháp này thường là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn hoặc bị can, bị cáo ốm đau.

Có hai dạng bảo lĩnh: tổ chức bảo lĩnh và cá nhân bảo lĩnh.

–  Cá nhân nhận bảo lĩnh:

+ Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh

+ Trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh là người thân thích của bị can, bị cáo  thì phải có từ hai người trở lên.

Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

–  Tổ chức nhận bảo lĩnh: phải thỏa mãn điều kiện là người được bảo lĩnh (bị can, bị cáo) phải là thành viên của tổ chức đó. Nếu là chính quyền địa phương đứng ra bảo lĩnh thì người được bảo lĩnh phải là người cư trú ở địa phương đó.

Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì cá nhân hoặc tổ chức đó bị tước quyền nhận bảo lĩnh và phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan. Trong trường hợp này, bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

 

Nghĩa vụ của bị cáo được bảo lĩnh:

Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

– Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;

– Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

– Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

– Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

Những người có quyền ra quyết định bảo lĩnh:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

Về thủ tục bảo lĩnh:

+ Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

+ Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức

+ Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

+ Ngoài ra, khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

———————————————–

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong cùng một vụ án.

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2015; được sửa đổi bổ sung năm 2017.

  1. Luật sư tư vấn:

2.1. Các loại người trong vụ án đồng phạm

Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 17. Đồng phạm

  1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
  2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
  3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.

Như vậy, trong vụ án đồng phạm tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức:

– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó lưu ý rằng, chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như : thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm….

– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Có nghĩa là hành vi của họ phù hợp với miêu tả trong yếu tố khách quan cấu thành tội phạm. Hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện phạm tội. Dù đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành.

– Người xúi giục là người bị kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi xúi dụng có thể thể hiện ở các dạng như tác động vào tư tưởng người khác làm người khác nảy sinh ý định phạm tội, dụ dỗ, cưỡng ép…Hành vi xúi giục thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Nếu như hành vi đó chỉ là lời nói có tính chất thông báo, gợi ý chung chung không cụ thể thì không thể coi là người xúi giục. Trong trương hợp nếu xúi giục người dưới 18 tuổi thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ” o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” ( điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ).

– Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có…Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.

2.2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

– Thứ nhất, Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện. Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

– Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Xem bói có thể bị truy cứu Trách nhiệm hình sự

Câu hỏi:

Kính gửi Quý luật sư ! Tôi có câu hỏi muốn gửi đến các luật sư như sau:

Ở làng tôi, mọi người truyền tai nhau về bà bói mù chừng 70 tuổi: “Bà mù xem bói rất hay, bà đã xem bói hơn chục năm rồi, cô vô xem một quẻ lấy hên đầu năm…” Khi xem bói miệng bà như học sinh trả bài. Với bất kỳ ai, bà cũng bảo nhà đang ở ngay cục đất dữ, có 5 con quỷ theo phá, cần thiết phải thỉnh sắc bà (một tờ giấy màu vàng, có in hình bát quái… giá 50.000 đồng), rồi buổi tối đem ra sân đốt đi để bà đưa 5 con quỷ vô chùa cho nó khỏi phá nhà cửa, khi đó tiền tài mới hanh thông, gia đạo mới bình an. Bà cũng nhận cúng sao giải hạn “giùm” với giá 260.000 đồng. Không những thế, để chứng nhận là người xem bói chuyên nghiệp, bà in cả xấp danh thiếp quảng bá nơi bà hành nghề hàng ngày và địa chỉ nhà riêng.

Thưa luật sư, đầu xuân, nhiều người tìm đến các thầy bói để xem tử vi, bói toán vì họ cho rằng, thầy bói có thể cho họ biết những điều tốt, xấu trong năm, thậm chí trong cả cuộc đời. Và không ít kẻ đã lợi dụng lòng tin của người dân để làm những điều xấu. Vậy những đối tượng hành nghề bói toán có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Các đối tượng phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào? Có khi nào thầy bói bị xử lý hình sự không, thưa luật sư?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bác đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Pháp luật đã có quy định rất rõ ràng về hành vi lợi dụng bói toán để vi phạm pháp luật. Những người hành nghề bói toán này gây ảnh hưởng xấu đến lòng người dân, gây ra những thiệt hại về người và của cải thì sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc xử lý hình sự hoặc bị xử lý cả hành chính và hình sự.

Thứ nhất: Xử phạt hành chính theo điểm a, khoản 2, Điều 15, Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định phạt tiền từ 3 đến 5 triệu  đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Theo khoản 4, Điều 15, Nghị định 158, người vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Thứ hai: Xử lý hình sự theo Điều 320 BLHS 2015 quy định về Tội hành nghề mê tín, dị đoan.

“Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.”

Việc bị xử lý hình sự được căn cứ theo Điều 320 BLHS 2015 quy định về Tội hành nghề mê tín, dị đoan :

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Ngoài ra, việc thầy bói lợi dụng tư cách của mình để thực hiện các hành vi phạm tội khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiếp dâm… sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành đúng với tội trạng mà những người đó gây ra.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Luật sư cho tôi hỏi Em trai tôi có thực hiện hành vi giật đồ của người đi đường nhưng là lần đầu tiên thực hiện hành vi này. Trong lúc dự phiên tòa, tôi có nghe thông tin là em tôi cấu thành tội phạm tăng nặng do số tài sản khi thực hiện hành vi giật đồ, như vậy có đúng không.

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật hình sự năm 2015 Số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015

  1. Luật sư tư vấn:

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định phải có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Các loại tội phạm có cách biểu hiện loại tội phạm, phương thức phạm tội, công cụ phạm tội,… nhưng tất cả các trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định giống nhau ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định. Khi quy tội phạm trong luật các nhà làm luật phải sử dụng các dấu hiệu này để mô tả tội phạm, và sự mô tả này được gọi là cấu thành tội phạm.

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Tùy theo mục đích mà các nhà làm luật hướng đến mà cấu thành tội phạmđược chia làm cách là dựa vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh và phân loại theo đặc điểm cấu trúc của tội phạm. Để phù hợp với yêu cầu của đề bài em chỉ phân tích phân loại của cấu thành tội phạm thứ nhất tức là theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa cấu thành tội phạm thành ba loại:

– Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.

– Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn xem them dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể ( so với trường hợp bình thường ).

– Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể ( so với trường hợp bình thường ).

Để làm rõ về tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi cướp giật tài sản của em trai chị làm rõ tại khoản 1 Điều 171 và khoản 2 Điều 171 Bộ Luật hình sự năm 2015.

Khoản 1 Điều 171 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định:

“ Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”

Theo điều khoản này quy định dấu hiệu định tội là người nào cướp giật tài sản của người khác, xét theo ba loại cấu thành tội phạm thì đây thuộc loại cấu thành tội phạm cơ bản vì trong khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định dấu hiệu định tội của loại tội phạm. Loại tội phạm mà em trai của chị thực hiện là tội cướp giật tài sản nhưng lại có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 bởi vì tài sản K trộm cắp có giá trị là 62.500.000 triệu đồng, với số tiền này hành vi của em trai của chị gây ra có thiệt hại nghiêm trọng hơn so với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Trường hợp phạm tội của em trai của chị được quy định trong điểm c khoản 2 Điều 136 Bộ Luật hình sự năm 2015:

“ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đến dưới hai trăm triệu đồng”.

Khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng thì khung hình phạt sẽ chuyển từ khung hình phạt bình thường sang khung hình phạt tăng nặng. Tội cướp giật tài sản thỏa mãn khung hình phạt bình thường khi người phạm tội thực hiện hành vi được quy định trong khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tù từ một đến năm năm. Cướp giật tài sản mà thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng trong khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Vì vậy có thể khẳng định hành vi phạm tội của em trai chị thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng theo điểm c khoản 2 Điều 136 Bộ Luật hình sự năm 2015.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tái phạm tội đánh bạc theo quy định pháp luật hình sự

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Tội đánh bạc theo quy định pháp luật

Kính chào luật sư! Tôi có đánh bạc và bị bắt, tôi phải đi cải tạo 08 tháng về, nay tôi lại tập trung mọi người đánh bạc tại nhà tôi. Nay tôi bị bắt và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.

Tôi muốn hỏi nếu tôi bị kết án về tội tổ chức đánh bạc và có tình tiết tăng nặng là tái phạm thì có đúng không? Tôi xin luật sư giải đáp giúp tôi như thế nào là tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Vì sắp tới vụ án của tôi sẽ được đưa ra xét xử công khai tại nhà văn hóa thôn tôi. Nếu tôi không đồng ý với quyết định của tòa thì tôi có được kháng cáo không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

  1. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Đánh bạc là được thua bằng tiền hay một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Do vậy đánh bạc dựa trên 3 yếu tố: sự tính toán, cơ hội và giải thưởng.

Thông thường, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ biết được rõ ràng, trong thời gian ngắn, chẳng hạn như việc lắc xúc xắc hoặc quay bi trên bàn roulette; tuy vậy có các biến cố xa hơn, như đánh bạc cho kết quả của cả một mùa giải thể thao.

Đánh bạc cũng là một hoạt động thương mại quốc tế lớn, với các thị trường cờ bạc hợp pháp với tổng giá trị ước tính khoảng 335 tỷ USD vào năm 2009. Trong các hình thức khác, việc đánh bạc có thể được thực hiện với các vật liệu có giá trị, nhưng không phải là tiền thật. Ví dụ, người chơi trò chơi Marble có thể đánh cược bi, và tương tự như vậy trò chơi của Pogs hay Magic: The Gathering có thể được chơi với nhiều bộ sưu tập game (tương ứng, các đĩa nhỏ và thẻ bài) dùng làm vật để cược.

Pháp luật Việt Nam không cho phép các cá nhân tổ chức đánh bạc trái phép, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Trường hợp này là bạn đã bị xử lý về tội đánh bạc nay là tội tổ chức đánh bạc vậy nên thuộc quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 điều chỉnh. Các hình thức đánh bạc phổ biến tại Việt Nam hiện nay là chơi bài lá, cá cược, đánh lô, đề trái phép,…

Tái phạm tội đánh bạc theo quy định pháp luật hình sự hiện hành

Thứ hai: Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:

“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

  1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
  2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
  3. a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
  4. b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”

Vậy nên trong trường hợp này bạn đã bị kết án về tội đánh bạc mà chưa được xóa án tích mà nay bạn lại vi phạm thì được coi là tái phạm. Một hành vi vi phạm chỉ được coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm chứ không cùng lúc áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng này đối với hành vi vi phạm của bạn.

Thứ ba: Về quyền kháng cáo thì bạn hoàn toàn có quyền kháng cáo theo quy định pháp luật theo thời gian hạn định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

“Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về người có quyền kháng cáo như sau:

Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.”

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Vậy nên bạn hoàn toàn có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, việc kháng cáo cũng cần phải có căn cứ pháp lý nên bạn cần tìm hiểu rõ về lý do kháng cáo đúng với quy định như nội dung trả lời của luật sư như trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Nhận tiền của khách hàng rồi bỏ trốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định nhận tiền của khách hàng rồi bỏ trốn.

Tóm tắt câu hỏi:

Gia đình tôi làm giấy tờ nhà đất sang sổ từ hai anh em ra sổ riêng và vì sổ gia đình tôi khó làm nên tôi quyết định nhờ luật sư bên ngoài giúp. Khi gia đình tôi giao tiền, ký giấy lăn tay đầy đủ thì sau đó luật sư đã bỏ đi. Hiện giờ tôi chỉ con giữ 1 giấy tay ghi đã thu tiền và không công chứng. Vậy theo luật sư tôi phải làm sao để lấy lại số tiền trên?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự Luất số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự Luật số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

  1. Luật sư tư vấn:

Bạn nêu bạn nhờ luật sư thực hiện làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai anh em bạn. Khi gia đình bạn giao tiền, ký giấy lăn tay đầy đủ thì sau đó luật sư đã bỏ đi. Hiện giờ bạn chỉ còn giữ 1 giấy tay ghi đã thu tiền và không công chứng. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố giác hành vi của luật sư kia ra cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú để họ tiến hành điều tra. Do bạn không nói rõ số tiền mà bạn đã đưa cho luật sư là bao nhiêu nên chúng tôi không thể khẳng định được hành vi của luật sư kia đã đủ yếu tố để bị khởi tố hay chưa. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vị luật sư kia có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  3. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  7. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  8. e) Tái phạm nguy hiểm.
  9. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
  10. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  11. b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  12. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  13. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo đó, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích là để chiếm đoạt tài sản. Các hành vi mà người phạm tội thực hiện gồm:

– Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác.

– Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

– Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

Đối chiếu với trường hợp của bạn thì vị luật sư kia thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý để nhận được tiền thực hiện sang tên sổ đỏ từ gia đình bạn. Sau khi đã nhận tiền thì luật sư kia bỏ trốn để chiếm đoạt khoản tiền. Như vậy, với hành vi trên thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về  Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu số tiền chiếm đoạt được từ gia đình bạn có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu ngay từ đầu luật sư đã có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi giao kết hợp đồng lăn tay với bạn thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  5. b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  6. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  7. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  8. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  9. b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  10. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  11. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn cần làm đơn tố cáo đến cơ quan công an nơi bạn cư trú. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của luật sư kia, bao gồm cả giấy tờ giao tiền có chữ ký, lăn tay. Sau khi xem xét và xác định cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển quyền điều tra vụ án cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Mua nhầm xe giấy tờ giả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không vào năm 2018?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Hợp đồng giao dịch vô hiệu.

Em mua 1 chiếc xe của bên A, xe giấy tờ tay, bao chanh chấp. Sau đó do kẹt tiền và bán xe lại cho bên B. Em không viết giấy tay cho bên B mà đưa toàn bộ giấy tờ của bên A đưa cho em để đưa cho B. Sau 1 tuần bên B chạy xe vi phạm quy định và bị Công an tạm giữ xe và phát hiện biển số xe có vần đề. Biển số trên Giấy tờ xe bị đảo thứ tự 2 số so với biển số trên xe.

Bây giờ bên B yêu cầu em phải chịu trách nhiệm hoàn tiền và nói sẽ yêu cầu Công an vào cuộc. Cho em hỏi em có vi phạm luật không khi bán xe giấy tờ có vấn đề.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sơ pháp lý:

Bộ luật dân sự Luật số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

Bộ luật hình sự luật số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP được Chính phủ thông qua  ngày 26 tháng 5 năm 2016.

  1. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn nêu trên thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Bạn có bán xe mà bạn mua của một người khác cho B trong khi bạn chỉ viết giấy tờ tay với A mà không thực hiện thủ tục sang tên. Việc giấy tờ xe của A có vấn đề bạn cũng không biết về vấn đề đó, nhưng bạn không thực hiện thủ tục không sang tên thì bạn đã có hành vi vi pháp pháp luật về lĩnh vực giao thông là khi mua xe máy (tài sản phải đăng ký quyền sở hữu) mà bạn không thực hiện thủ tục sang tên xe thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
  3. b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”

Ngoài ra, việc giấy tờ xe không khớp với biển số xe thì trường hợp của bạn có dấu hiệu của giấy tờ xe là giấy tờ giả mạo, xe bạn là xe không rõ về nguồn gốc xuất xứ có thể là xe do trộm cắp, ở đây mới chỉ là có dấu hiệu nhưng cơ quan công an sẽ phải điều tra xác minh thêm để có đủ căn cứ xác thực chủ xe thực sự là ai. Trong quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội chứa cháp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

  1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mặc dù bạn có bán tài sản không rõ nguồn gốc kể cả trong trường hợp tài sản do người khác có hành vi trộm cắp tài sản này để bán cho bạn thì bạn chỉ phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi bạn biết chắc chắn rằng tài sản này do hành vi phạm tội của một người khác để có được tài sản này thì bạn mới phải chịu trách nhiệm. Còn vì bạn không biết mà cũng bị người bán cho bạn che mắt bằng giấy tờ giả thì bạn cũng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Tuy nhiên, việc bạn bán xe cho b thì không có giấy tờ chứng từ gì cả và kể cả có có thì việc giao dịch giữa bạn và b sẽ không đảm bảo điều kiện có hiệu lực của giao dịch được.”

Bạn đã trả tiền cho A nhưng nếu như A không phải chủ sở hữu thực sự của tài sản thì giao dịch và hợp đồng của A và bạn ban đầu cũng không có giá trị pháp lý, do không đảm bảo yếu tố chủ thể có quyền thực hiện giao dịch với tài sản, theo Điều 117 và Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  3. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  4. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  5. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Nếu giả thiết nêu trên là đúng, xe là do trộm cắp mà có thì thứ nhất giao dịch giữa bạn và bên B cũng vô hiệu hậu quả là các bên trao trả cho nhau những gì đã nhận, bạn sẽ trả tiền cho B. Thứ hai, giao dịch giữa bạn và người tên A cũng vô hiệu nên A sẽ phải trả tiền cho bạn, còn chiếc xe nếu cơ quan Công an điều tra ra thực sự chủ xe là do bị mất trộm thì xe sẽ được trả lại cho chủ cũ. Nếu không tìm được ra A thì đây là rủi ro mà bạn sẽ gặp phải là vừa phải thanh toán tiền cho b vừa bị mất đi chiếc xe.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng