Tư vấn điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù.

Tóm tắt câu hỏi:

Vào ngày 22/02/2018 tôi có bị bắt về tội tàng trữ trái phép chất ma túy số lượng 0,441 gam ma túy tổng hợp dạng “đá”. Tôi muốn hỏi khi ra Tòa mức án của tôi liệu có đến 5 năm và tôi có thể hoãn thi hành án được không vì tôi là lao động chính trong gia đình, có con nhỏ 8 tháng tuổi, tôi có thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải, với lại tôi vi phạm lần đầu thân nhân tốt. Xin văn phòng luật cho tôi lời khuyên và chỉ tôi với ạ. Xin cảm ơn có gì văn phòng luật cứ liên lạc với tôi.

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự Luất số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Luật sửa đổi Bộ luật hình sự Luật số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

  1. Giải quyết vấn đề

Hoãn chấp hành hình phạt là chính sách nhân đạo của nhà nước ta trong thi hành án. Theo đó người thi hành án phạt tù sẽ được tạm hoãn thi hành án phạt tù trong một khoảng thời gian nhất định khi có những điều kiện nhất định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015. Hoãn chấp hành hình phạt tù

” 1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  2. b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
  3. c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  4. d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.” 

Thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù:

– Nếu người bị kết án đang được tại ngoại, người bị kết án làm đơn yêu cầu xin hoãn thi hành án hoặc Chánh án Tòa án căn cứ vào văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú để ra quyết định hoãn thi hành án.

– Nếu người bị kết án đang bị bắt thì người nhà có thể làm đơn xin hoãn thi hành án gửi tới Chánh án tòa án nơi đã xét xử vụ án để xin hoãn thi hành án.

– Văn bản xác nhận là lao động chính trong gia đình có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã

– Bản sao chứng minh nhân dân

– Bản sao hộ khẩu

Nộp hồ sơ lên tòa án nhân dân nơi đã xét xử quyết định thi hành án.

Như vậy, nếu bạn là lao động chính trong gia đình và trong gia đình không còn ai còn có khả năng lao động thì có thể được xét hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Muốn hoãn chấp hành hình phạt tù giải quyết như thế nào?

Bị phạm tội mua bán chất ma túy hiện đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù khi con chưa đủ 36 tháng tuổi. Hiện tại là lao động chính nuôi mẹ già trên 70 tuổi và 2 con muốn tiếp tục được hoãn chấp hành phạt tù được không? Giải quyết các vấn đề có liên quan.

Câu hỏi khách hàng:

Chào  luật  sư xin tư vấn dùm tôi bị toà án tuyên phạt 5 năm  về tội mua bán chất ma tuy hiện tôi đang nuôi con dưới 36 tháng và  sẽ chấp hành án vào 27/07/2020 nhưng hiện tại tôi là lao động chính gia đình Đang nuôi mẹ già ngoài 70 tuổi  và hai con nhỏ.

Hỏi: Xin hỏi luật sư có giải pháp nào để tôi do miễn chấp hành án vì nếu tôi đi chấp hành án thì gia đình tôi ko ai lo Hết mong luật sư tư vấn giúp ạ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 về Miễn chấp hành hình phạt của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

  1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
  2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Sau khi bị kết án đã lập công;
  4. b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
  5. c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  6. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

  1. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
  2. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.”

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn bị toà án tuyên phạt 5 năm tù về tội mua bán chất ma túy nhưng hiện bạn đang nuôi con dưới 36 tháng và sẽ chấp hành án vào 27/07/2020 nhưng hiện tại bạn là lao động chính trọng gia đình hiện đang nuôi mẹ già ngoài 70 tuổi  và hai con nhỏ. Đối với trường hợp này của bạn, sau khi con bạn đã đủ 36 tháng tuổi thì khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù thì bạn phải đi chấp hành hình phạt tù. Trường hợp bạn muốn được miễn chấp hành hình phạt tù thì phải thuộc một trong các trường hợp tại Điều 62 nêu trên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 67 về Hoãn chấp hành hình phạt tù của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  2. b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
  3. c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  4. d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
  5. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn không thuộc trường hợp miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà hiện tại bạn là lao động chính duy nhất trong gia đình hiện đang nuôi mẹ già ngoài 70 tuổi và hai con nhỏ thì sau khi con bạn đủ 36 tháng tuổi bạn chỉ có thể viết đơn gửi lên Tòa án để tiếp tục xin hoãn chấp hành hình phạt tù theo điểm c khoản 1, Điều 67 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Người đang chấp hành hình phạt tù có được kết hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Hôn nhân gia đình

Xin hỏi Luật sư: Tôi và người yêu tôi đã yêu nhau 3 năm và đều có nguyện vọng kết hôn. Hiện tại, người yêu tôi đang chấp hành hình phạt tù và phải chấp hành thêm 5 năm nữa. Như vậy, chúng tôi phải làm thế nào để có thể kết hôn với nhau? Xin chân thành cảm ơn

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014.Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.2. Nội dung tư vấn:

Người đang chấp hành hình phạt tù và phải chấp hành thêm 5 năm nữa để có thể kết hôn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  3. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  4. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  5. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

  1. a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  2. b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  3. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  4. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

  1. e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  2. g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  3. h) Bạo lực gia đình;
  4. i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.

Mặt khác, Điều 44 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tước một số quyền công dân như sau:

“1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

  1. a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
  2. b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
  3. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên cho thấy, người đang chấp hành hình phạt tù không bị cấm kết hôn.

Tuy nhiên, liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn, tại Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

  1. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ”.

Với quy định này thì việc cả hai bên nam nữ phải cùng có mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, đối với người đang chấp hành hình phạt tù thì việc phải cùng có mặt với bạn gái tại UBND cấp xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn là rất khó thực hiện. Do đó, để thực hiện được thủ tục đăng ký kết hôn với bạn trai bạn, bạn có thể làm đơn đề nghị trại giam và UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên tạo điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho hai bạn tại trại giam.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng