Hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”

Câu hỏi:

Anh Đ.A.T có gửi câu hỏi đên văn phòng Luật sư như sau:

Tôi là chủ một doanh nghiệp về vận tải. Anh C.C.T là lái xe làm việc tại doanh nghiệp tôi. Ngày 14 tháng 8 năm 2019, anh C.C.T điều khiển xe bán tải hiệu Toyota đi qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì bị cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe để xử lý vi phạm tốc độ nhưng anh C.C.T không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông. Khi cảnh sát giao thông bám vào cọng gương chiếu hậu của xe, anh C.C.T tiếp tục điều khiển xe chạy với tốc độ cao, bất ngờ đánh lái sát giải phân cách nhằm hất cảnh sát giao thông xuống đường.

Cảnh sát giao thông rơi khỏi xe, va vào giải phân cách cứng giữa đường, bị đa chấn thương. Anh C.C.T tiếp tục điều khiển xe bỏ trốn.

Tôi xin hỏi, hành vi của anh C.C.T có phạm tội “Giết người” không?

     I. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015;
  • Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”;

     II. Nội dung

Hành vi của anh C.C.T là hành vi “Giết người” thuộc tình tiết định khung giết người đang thi hành công vụ.

  1. Cấu thành tội phạm tội “Giết người”

Tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

…”

Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội giết người cụ thể như sau:

– Về mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ thể như sau:

+ Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

+ Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội).

– Về mặt chủ quan của tội phạm:

Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.

– Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

– Về mặt chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Các hành vi của anh C.C.T đã thực hiện đủ các mô tả ở mặt khách quan của tội “Giết người”,

  1. Tình tiết giết người đang thi hành công vụ

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

     d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;…”

Đây là trường hợp người bị giết đang thi hành công vụ, tức là người bị giết đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được giao có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định.

Người phạm tội lúc thực hiện hành vi phải biết về việc đang thi hành công vụ của nạn nhân.

Như vậy, hành vi của anh C.C.T có tình tiết giết người đang thi hành công vụ vì khi cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ có mặc đồng phục rất dễ nhận biết.

 

 

  1. Nội dung cơ bản của án lệ số 18/2018/AL

Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nội dung cơ bản của án lệ:

Bị cáo bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông. Khi cảnh sát giao thông bám vào cọng gương chiếu hậu của xe, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chạy với tốc độ cao, bất ngờ đánh lái sát giải phân cách nhằm hất cảnh sát giao thông xuống đường.

Cảnh sát giao thông rơi khỏi xe, va vào giải phân cách cứng giữa đường, bị đa chấn thương.

Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành công vụ”.

Căn cứ vào Án lệ nêu trên, đối với hành vi điều kiến xe cơ giới không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông, đâm thẳng xe vào cảnh sát giao thông. Lúc người này, bám vào gương chiếu hậu thì lái xe tiếp tục có điều khiển xe với tốc độ cao và dùng thủ đoạn để hất cảnh sát giao thông xuống đường. Trường hợp này, lái xe bị truy cứu về tội danh giết người.

  1. Việc áp dụng án lệ trong xét xử

Việc áp dụng án lệ trong xét xử phải tuân thủ theo những nguyên tắc quy định tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ:

“Điều 8. Áp dụng án lệ trong xét xử

Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.

Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.”

Như vậy, để Án lệ số 18 được áp dụng vào việc giải quyết tranh chấp, vụ việc được áp dụng phải có những tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau.

Vậy, trong câu hỏi mà anh gửi đến văn phòng Luật sư, hành vi của anh C.C.T đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Án lệ số 18/2018/AL nên hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành công vụ”.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tử hình gã chồng ở Cần Thơ đâm chết vợ vì ghen tuông

Trong thời gian chờ tòa ly hôn, gã chồng ở Cần Thơ xảy ra cự cãi với vợ, sau đó lấy dao đâm nạn nhân tử vong.

Ngày hôm nay (9/6), TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm bị cáo Đặng Văn Bé Hai (35 tuổi, ngụ huyện Châu Thành A, Hậu Giang) về tội giết người.

Tử hình gã chồng ở Cần Thơ đâm chết vợ vì ghen tuông
Bị cáo Bé Hai tại toà

Theo cáo trạng, Bé Hai và chị Phan Thị Hải Quỳnh (31 tuổi) là vợ chồng, sinh sống ở đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Trong quá trình sinh sống, Bé Hai nghi ngờ vợ ngoại tình nên ghen tuông, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nên chị Quỳnh làm đơn ly hôn.

Trong thời gian chờ toà giải quyết, chị Quỳnh về nhà cha mẹ ở phường Ba Láng, quận Cái Răng sống. Còn Bé Hai thuê nhà trọ ở phường Lê Bình.

Tối 29/12/2019, Bé Hai điện thoại cho chị Quỳnh để hỏi thăm con, trong lúc nói chuyện cả 2 lại cự cãi. Bé Hai bực tức, nảy sinh ý định dùng dao đâm chị Quỳnh cho hả giận.

Gã lấy dao, giấu trong người rồi chạy đến nhà vợ. Đến nơi, thấy vợ đang mở cửa cổng định đi ra ngoài, nghĩ vợ đi chơi với người đàn ông khác trong khi chưa ly hôn nên Bé Hai bực tức.

Gã xô chị Quỳnh ngã xuống nền nhà, rồi cầm dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào người.

Hàng xóm nghe tiếng kêu cứu, chạy đến truy hô, Bé Hai hoảng sợ vứt dao tại hiện trường rồi lên xe chạy về phòng trọ.

Chị Quỳnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng đã tử vong. Còn Bé Hai sau khi gây án đến công an đầu thú.

Tại toà, HĐXX nhận định, bị cáo Bé Hai phạm tội có tính chất côn đồ, gây án dã man và vì động cơ đe hèn.

HĐXX tuyên tử hình bị cáo Bé Hai.

Nguồn : vietnamnet.vn

Xác định danh tính nghi phạm giết người man rợ rồi phân xác ở Hưng Yên

Sau khi sát hại ông Dân, Chuyện đã đuổi chém bà Mý khiến nạn nhân bị đa chấn thương. Gây án xong, đối tượng tiếp tục cố thủ trong nhà nạn nhân.

Xác định danh tính nghi phạm giết người man rợ rồi phân xác ở Hưng Yên - 1

Trần Văn Chuyện tại cơ quan công an.

Liên quan đến vụ cụ ông bị nam thanh niên sát hại như phim kinh dị, ngày 20/1, Công an tỉnh Hưng Yên đã có thông tin chính thức về vụ việc.

Cụ thể, theo Công an tỉnh Hưng Yên, khoảng 16h ngày 19/01, đơn vị nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc khoảng 15h30 cùng ngày, tại thôn Tiền Phong, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên xảy ra một vụ giết người.

Nạn nhân là ông Trần Văn Dân (SN 1945, trú tại thôn Tiền Phong). Đối tượng nghi vấn sau khi giết ông Dân tiếp tục cầm theo dao nhọn đến chém, truy sát bà Đoàn Thị Mý (SN 1950, là vợ ông Dân) và cố thủ trong nhà nạn nhân.

Nhận được tin báo, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo Công an TP.Hưng Yên cùng các phòng nghiệp vụ triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường, tổ chức sơ tán nhằm bảo đảm an toàn cho người dân xung quanh, đồng thời huy động lực lượng bắt giữ đối tượng.

Đến khoảng 17h30 cùng ngày, lực lượng công an đã bắt giữ được đối tượng là Trần Văn Chuyện (SN 1981, cùng trú tại thôn Tiền Phong).

Bà Mý sau khi bị Chuyện truy sát dẫn tới đa chấn thương, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên.

Hiện, vụ việc đang được Công an tỉnh Hưng Yên tiếp tục điều tra, làm rõ.

Nguồn : 24h.com.vn

Trường hợp hành hung gây thương tích và đe dọa giết người.

Xin hỏi luật sư tôi và gia đình thường xuyên bị người bác ruột đe doạ hành hung nhiều khi còn bị đánh đến chảy máu đầu, nhiều lần bác còn doạ giết cả nhà tôi, xin hỏi luật sư trường hợp này tôi phải làm thế nào để pháp luật trừng trị người bác này?

Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Luật Hiệp Thành. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền được bảo đảm về an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể được bảo đảm, cụ thể:

“1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì người chú ruột của bạn dùng dao, gậy sắt để hành hung bố mẹ bạn, hành hung vợ con và đánh, gây thương tích những người can ngăn. Như vậy, người chú của bạn đã có những hành vi xâm hại đến sức khỏe người khác, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

“Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  3. b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  4. c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  5. d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

  1. e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  2. g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  3. h) Có tổ chức;
  4. i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  6. l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  7. m) Có tính chất côn đồ;
  8. n) Tái phạm nguy hiểm;
  9. o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Như vậy, tùy vào mức độ thương tích mà người bác của bạn gây ra đối với bố mẹ bạn, vợ con và những người xung quanh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác.

Bên cạnh đó, bác của bạn còn có hành vi đe dọa, tuyên bố sẽ giết cả gia đình bạn. Trường hợp này, nếu có căn cứ làm cho gia đình bạn lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người bác của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo Điều 133 BLHS năm 2015, cụ thể:

“Điều 133. Tội đe doạ giết người

  1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  3. a) Đối với 02 người trở lên;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  6. d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm  khác”

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình mình, bạn có thể xem xét, làm đơn tố cáo cùng những bằng chứng chứng minh gửi tới cơ quan công an nơi bạn cư trú. Trên cơ sở đơn tố cáo, cơ quan công an có thể tiến hành các biện pháp khẩn cấp để cưỡng chế người chú của bạn chấm dứt hành vi của mình và tiến hành xác minh sự việc, khởi tố nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự bác của bạn theo quy định của pháp luật hình sự.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tội Đe dọa giết người?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về quy định pháp luật hình sự về tội đe dọa giết người.

Bị chồng cũ (đã ly hôn) nhắn tin gọi điện đe doạ giết cả nhà thì phải làm gì luật sư ?

Bị chồng cũ (đã ly hôn) nhắn tin gọi điện đe doạ giết cả nhà thì phải làm gì luật sư?…..? Người đó thường xuyên đe doạ khủng bố tinh thần gia đình em, rất hoang mang, lo sợ. Mong nhận được sự hồi đáp của luật sư.

Bị chồng cũ (đã ly hôn) nhắn tin gọi điện đe doạ giết cả nhà thì phải làm gì luật sư? Em muốn biết nếu làm đơn ra toà thì người đó có bị xử lý hình sự không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt mức án nào? Người đó thường xuyên đe doạ khủng bố tinh thần gia đình em, rất hoang mang, lo sợ. Mong nhận được sự hồi đáp của luật sư.

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Về căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

  1. Nội dung tư vấn:

2.1. Các dấu hiệu của tội đe dọa giết người

Thứ nhất, về phía người phạm tội.

Đầu tiên là người đe dọa có các hành vi làm cho người bị đe doạ lo sợ như: Bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn… nhưng hành vi đó không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng thật là mình có thể bị giết. Ví dụ như: Nhắn tin, viết thư, lấy súng lên đạn…

Hành vi đó phải làm cho người bị đe dọa tưởng rằng mình sẽ bị giết, việc xác định dấu hiệu này rất khó khăn, bởi vì nó phát sinh từ phía người bị đe doạ không phải là căn cứ khách quan.

Chủ thể của tội này nhất thiét phải từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Thứ hai, về phía người bị đe dọa.

Như đã nói ở trên người bị đe dọa phải thực sự lo lắng và tin rằng hành vi đe doạ của người phạm tội sẽ được thực hiện. Nếu người bị đe doạ không lo sợ bị giết mà lại lo sợ về những hậu quả khác do người đe dọa có thể gây nên cho mình, thì dù người đe dọa có hành vi đe doạ giết người cũng không phạm tội này. Người bị đe doạ có thể sợ mình bị giết và cũng có thể sợ người thân của mình bị giết miễn là họ tin rằng hành vi đe doạ của bị cáo sẽ được thực hiện.

2.2. Đối với trường hợp cụ thể trên

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện nay bạn và chồng đã ly hôn, anh chồng cũ thường xuyên nhắn tin, gọi điện đe doạ khủng bố tinh thần gia đình bạn, điều này làm bạn và gia đình rất hoang mang, lo sợ. Trong trường hợp của bạn điều đầu tiên mà bạn cần làm đó chính lưu, chụp lại, ghi lại… những nội dung đe dọa của người chồng để làm bằng chứng chứng minh những lời đe dọa của chồng bạn là thật. Sau đó yêu cầu anh ta lựa chọn dừng hành vi này lại hoặc bạn sẽ phải nhờ đến pháp luật can thiệp để tự bảo vệ mình và người thân. Hãy nói thẳng để chồng bạn biết về tình trạng sức khỏe, những căng thẳng của bạn, gia đình bạn và những hậu quả pháp lý mà anh ta có thể sẽ phải gánh chịu nếu anh ta còn tiếp tục thực hiện các hành vi như vậy.

Nếu như việc trao đổi thẳng thắn như vậy mà không có hiệu quả thì chúng tôi khuyên bạn nên báo cao ngay với cơ quan công an nơi cư trú, viết đơn tố giác tội phạm và giao nộp chứng cứ cho cơ quan công an để họ có các biện pháp cạn thiệp, hành vi của người chồng đó.

Mức án nào mà chồng cũ của bạn có thể phải gánh chịu?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì hành vi này của chồng cũ bạn là vi phạm pháp luật. Bởi, theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Theo điểm b khoản 2 Điều 133 năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì nếu phạm tội thuộc trường hợp “Đối với 02 người trở lên;” thì sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì người nào đe dọa giết người mà việc đe dọa này có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ xảy ra thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Và nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tù từ 02 năm 07 năm.

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

  1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  3. a) Đối với 02 người trở lên;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  6. d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn người chồng đã đe dọa giết cả gia đình bạn tức là trường hợp đe dọa giết từ hai người trở lên và tất cả những người bị đe dọa đó đều tin là mình bị giết. Đối với hành vi đe dọa giết người của anh chồng này thì sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, anh ta có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng