Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

  1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
  2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Nội dung nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (gọi tắt là BLTTDS năm 2015) quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Theo quy định tại Điều 186, Điều 187 BLTTDS năm 2015, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung và phạm vi khởi kiện do người khởi kiện quyết định. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Thứ hai: Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn; quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định tại Điều 200 BLTTDS năm 2015, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Theo quy định tại Điều 201 BLTTDS năm 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập hi có các điều kiện sau đây:

  • Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
  • Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
  • Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Thứ ba: Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”

Tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận. Cụ thể:

– Trước khi mở phiên tòa: nguyên đơn có thể rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 70 BLTTDS năm 2015. Tại tại mục 7, Phần IV Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án có giải đáp như sau: “Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu”.

– Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm: theo quy định tại Điều 244 BLTTDS năm 2015 thì tại phiên tòa việc thay đổi yêu cầu chỉ được chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Thứ tư: Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc.

Điều 11 BLTTDS năm 2015 quy định:

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

  1. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.”

Theo đó, quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau. Đồng thời, Tòa án cũng tổ chức hòa giải giữa các bên. Việc hòa giải tại Tòa án được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 205 BLTTDS năm 2015:

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

  1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
  2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

     a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

     b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Tòa án hoàn toàn tôn trọng ý chí của các bên đương sự và công nhận kết quả hòa giải trừ trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015:

Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

  1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
  2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.”

Thứ năm: Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bảo án, quyết định của tòa án.

Trường hợp đương sự không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thì có quyền kháng cáo để xét xử theo thủ tục phúc thẩm theo quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015:

Điều 271. Người có quyền kháng cáo

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Quyền quyết định và tự định đoạt trong tố tụng dân sự”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu

0942941668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Người đại diện của đương sự trong Tố tụng dân sự

  1. Người đại diện trong tố tụng dân sự

Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyềm. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cũng chính là người đại diện theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự, Theo đó, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm các trường hợp sau, trừ trường hợp người bị hạn chế quyền đại diện theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự:

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  • Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo hai trường hợp trên.
  • Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng dân sự được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi đại diện.

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của các nhân bao gồm các trường hợp sau:

  • Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

  1. Các trường hợp không được đại diện

Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp không được làm người đại diện, cụ thể:

* Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

  • Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
  • Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

* Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

* Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

  1. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể:

  • Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015, việc đại diện theo pháp luật chấm dứt trong những trường hợp:

  • Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
  • Người được đại diện là cá nhân chết;
  • Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

 

  • Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền

Theo quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015, việc đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền đã hết;
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
  • đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Người đại diện của đương sự trong Tố tụng dân sự”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định về sự có mặt của đương sự tại phiên tòa dân sự

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc nguyên đơn liên tục vắng mặt khi được Tòa án triệu tập?

Chào Luật sư xin hỏi: Tôi là nguyên đơn trong vụ án dân sự, xin hỏi luật sư nguyên đơn vắng mặt 02 lần khi được triệu tập đến phiên tòa thì có làm sao không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

– Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

– Chủ thể có quyền lập di chúc

Người thuộc các trường hợp sau có quyền lập di chúc:

+ Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc như trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.

– Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

+ Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

– Về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

– Hình thức của di chúc

+ Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.

+ Di chúc bằng văn bản bao gồm:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc

Di chúc bằng văn bản có công chứng;

Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

*Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

* Di chúc miệng

Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 651 Bộ luật dân sự 2005). ———————————————–

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng