Cơ quan đóng bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu

Câu hỏi

Anh N.H.H gửi câu hỏi đến văn phòng Luật sư như sau:

Tôi là công chức UBND cấp huyện chuẩn bị nghỉ hưu. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc như sau: Sau khi tôi nghỉ hưu thì bảo hiểm y tế của tôi do tôi tự đóng hay do cơ quan nào đóng?

  1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế;

  1. Nội dung

Người lao động nghỉ hưu sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế:

“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

  1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
  3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
  5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy, do bạn đã nghỉ hưu và được hưởng lương hưu theo quy định nên bảo hiểm y tế của bạn sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thêm vụ án CQĐT thiếu sót, nhưng không ảnh hưởng sự thật khách quan?

Trong lời nói sau cùng, bị cáo đặt câu hỏi: Công lý ở đâu khi chị Kim Anh cùng nhóm người lạ vào nhà tôi, đánh con tôi bị thương và tôi là bố cháu phải đi tù?

Hôm nay (11/6), TAND huyện Sóc Sơn, Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Minh Tâm (SN 1991, ở Sóc Sơn) 6 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.

Theo cáo trạng, chị Nguyễn Kim Anh (SN 1984, ở Đống Đa) có mâu thuẫn làm ăn với ông Nguyễn Tiến Thịnh (SN 1956, bố bị cáo Tâm). Ngày 26/8/2019, chị cùng 3 người đàn ông đến nhà ông Thịnh để giải quyết việc góp vốn làm ăn.

Khi chị Kim Anh đến, ông Thịnh đi vắng, chỉ có Tâm cùng con trai (SN 2014) ở nhà. Kim Anh đi vào nhà nói chuyện với anh Tâm, còn 3 người đàn ông ở ngoài.

Thêm vụ án CQĐT thiếu sót, nhưng không ảnh hưởng sự thật khách quan?
Cháu bé với vết thương trên đầu

Hai bên đã lời qua tiếng lại. Tâm cầm cốc ném, rút 3 con dao chém người phụ nữ. Chị Kim Anh bỏ chạy ra ngoài thì bị Tâm đuổi theo chém vào phía sau, gần tai phải… Hậu quả, chị Kim Anh bị tổn hại sức khỏe 3%.

Tại CQĐT Tâm từng khai: Sau khi chị Kim Anh đi vào nhà nói chuyện, chị mất bình tĩnh nên đã cầm cốc nước hất vào mặt Tâm. Tâm nói chị Kim Anh bình tĩnh, nhưng chị vẫn tiếp tục đe dọa Tâm và cầm cốc thủy tinh ném về phía bị cáo.

Tâm né được nhưng mảnh vỡ của cốc trúng vào mặt con trai Tâm, làm cháu bé bị rách da đầu.

Về phần mình, chị Kim Anh không thừa nhận việc cầm cốc ném thương tích cháu bé. Cơ quan tố tụng cho rằng, chỉ có lời khai duy nhất sau này của Tâm thể hiện việc này. Ngoài ra không có tài liệu, nhân chứng nào khác.

Theo lời khai của bị cáo tại tòa, chị Kim Anh cùng 3 người đàn ông xăm trổ, bặm trợn đi vào, đe dọa mình, sau đó cầm cốc hất nước vào mặt bị cáo; ném gây thương tích cho con trai Tâm. Bị cáo không thừa nhận đã dùng dao tấn công bị hại như quy kết trong cáo trạng.

Theo quan điểm của đại diện VKS, việc con trai bị cáo do ai gây thương tích không thể làm rõ, vì chỉ có lời khai của bị cáo. Cháu bé đã được CQĐT lấy lời khai, nhưng vì còn nhỏ tuổi nên không cung cấp được gì.

Trong khi đó, đủ căn cứ xác định Tâm dùng dao gây thương tích cho chị Kim Anh.  Đại diện VKS đề nghị phạt bị cáo 6 – 9 tháng tù.

Theo bị cáo, vụ việc có 2 người bị thương và sau đó chỉ có lời khai, không ai chứng kiến, nhưng VKS lại chấp nhận lời khai của chị Kim Anh mà không chấp nhận lời khai của bị cáo.

Trong khi chị Kim Anh được công an đưa đi giám định ngay thì dù gia đình bị cáo xin nhiều lần được đưa con đi giám định, nhưng 3 tháng sau cháu bé mới được giám định vết thương.

Về phía mình, chị Kim Anh cho rằng, hành vi của Tâm là đuổi cùng giết tận, mong tòa xử Tâm tội Giết người.

CQĐT có thiếu sót, nhưng không ảnh hưởng sự thật khách quan?

Bào chữa cho bị cáo Tâm, luật sư nêu quan điểm: CQĐT đã không lấy dấu vân tay tại hiện trường để xác định những người tham gia vụ việc; kiểm sát viên không có mặt khi khám nghiệm hiện trường, nhưng lại có chữ ký trong biên bản…

Việc bản cáo trạng chỉ nêu một cách mơ hồ, chung chung rằng bị cáo Tâm “rút 3 con dao” mà không nói rõ 3 dao này rút ở vị trí nào?

Theo biên bản khám nghiệm hiện trường, 5 con dao ở trong ngăn tủ bếp, 2 con dao ở trong hộp nhựa để trên mặt bàn. Vậy bị cáo rút dao ở đâu? Rõ ràng nhận định của bản cáo trạng không có tính thuyết phục.

Bản cáo trạng nêu, nguyên nhân dẫn đến vụ án là do mẫu thuẫn trong khi nói chuyện, khiến hai người cãi nhau và bị cáo cầm cốc ném Kim Anh. Luật sư đặt câu hỏi: Nguyên nhân này đã đủ căng thẳng, gây bức xúc đến nỗi bị cáo có hành vi quyết liệt đến mức chém chị Kim Anh?

Diễn biến cuộc nói chuyện dẫn đến mâu thuẫn cãi nhau không phù hợp với diễn biến tâm lý dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo. Rõ ràng ở đây có vấn đề gì đó không đúng sự thật như nó đã diễn ra…

“Vụ án này trong quá trình điều tra đã có nhiều sai sót về tố tụng, dẫn đến việc phản ánh không xác thực bản chất vụ án”, lời luật sư.

Được nói lời sau cùng, Nguyễn Minh Tâm đặt câu hỏi: “Công lý ở đâu khi chị Kim Anh cùng nhóm người lạ vào nhà tôi, đánh con tôi bị thương và tôi là bố cháu giờ phải đi tù?”

Vị chủ tọa khẳng định, trong vụ việc, CQĐT Công an huyện Sóc Sơn có một số thiếu sót, nhưng việc này không làm ảnh hưởng sự thật khách quan của vụ án; yêu cầu cơ quan điều tra nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Nguồn : vietnamnet.vn

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; chế độ làm việc và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2016.

Tải về Nghị định 10_2016_ND-CP_Quy định về cơ quan thuộc Chính phủ

Cơ quan nào có thẩm quyền giám định chữ ký, chữ viết?

Trong một số vụ án dân sự, hình sự, việc xác thực chữ ký, chữ viết của các đương sự là rất cần thiết và có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của vụ việc đã và đang được các cơ quan chức năng thụ lý, giải quyết.

Hoạt động giám định chữ ký là việc người giám định vận dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, công nghệ kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn đối với mẫu chữ, mẫu văn bản phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính… theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.

Không phải cơ quan nào cũng được thực hiện việc giám định. Hoạt động giám định chữ ký chỉ được thực hiện tại những cơ sở, cơ quan được nhà nước cấp phép thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự và có đủ t Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:

– Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

– Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.

– Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc BCA.

– Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.rình độ chuyên môn để có thể đưa ra Kết luận Giám định chính xác.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan nào có thẩm quyền giám định chữ ký, chữ viết?”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Cơ quan có thẩm quyền đo đạc, định vị đất xây nhà không chính xác?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Cơ quan có thẩm quyền đo đạc, định vị đất xây nhà.

Thưa Luật sư, nhà cháu hiện nay có một căn nhà vừa mới xây xong diện tích 200m2. Lúc ban đầu khi bắt đầu xây dựng, lên móng có gọi phòng tài nguyên giao đất và định vị đất để nhà cháu bắt đầu xây dựng. Sau khi xây xong, họ lại tiến hành đo lại cho nhà cháu, họ bắt tội nhà cháu xây sang đất bên cạnh 1,6m.

Đây là lần đo thứ 3, thứ 4 gì đó và trước đó họ đã đo lại nhà cháu chỉ ảnh hưởng phía trước nhà, nhà cháu đã bỏ qua và sửa 1 bức tường. Nhung hiện giờ lại sang phần đằng sau nhà cháu đã làm kiên cố, có nguy cơ vì họ mà nhà cháu phải đập bỏ đi. Khi nói chuyện với họ, họ bảo chỉ định vị phía trước cho nhà cháu và định vị tạm. Họ làm như vậy có đúng không ạ ?

Mong Luật sư tư vấn giúp cháu, cháu nên làm gì ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn !

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.

  1. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Đối với việc đo đạc đất đai thì theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008 ban hành kèm theo quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT năm 2008. Tại Mục 6 phần I quy định Bản đồ địa chính được cơ quan đo đạ, UBND cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.

Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác nhận theo hiện trạng sử dụng đất, khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số hiệu đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy ở đây thẩm quyền đo đạc thẩm định đất đai thuộc Phòng địa chính UBND cấp xã và được sự xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên.

Thế nên ở đây bạn cần hiểu rõ và chắc chắn một điều là việc Cơ quan địa chính xác nhận đất đai nhà bạn đã được sự phê duyệt của cơ quan chưa hay mới chỉ là đo đạc, hơn nữa nếu đo đạc thì đo có chính xác hay không thì gia đình bạn cần phải nắm được để có thể khiếu nại về vấn đề này với cơ quan chức năng.

Thứ hai: Nếu gia đình bạn mà xây đúng vị trí xác định thì hoàn toàn có quyền không thay đổi vì đó là do lỗi của cơ quan đo đạc nên gia đình bạn không buộc phải thay đổi vị trí công trình của mình. Để làm rõ vấn đề này bạn cần liên hệ làm việc với chính quyền địa phương để được làm rõ hơn đồng thời có phương án giải quyết giúp bạn và gia đình. Theo quyên tắc giải quyết tranh chấp về đất đai thẩm quyền giải quyết trước hết là cơ quan địa phương.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Cơ quan nào giải quyết tranh chấp đất đai ? Hướng dẫn khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về đất đai ?

Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ? Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, việc khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về đất đai được giải quyết như thế nào ? Xin cám ơn Luật sư !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

Luật đất đai năm 2013;

Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Nghị định 45/2014/NĐ-CP Quy định về tiền sử dụng đất;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về giá đất.

  1. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được pháp luật đất đai quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013, theo đó tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Theo đó trong trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thứ hai: Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, việc khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về đất đai được giải quyết như sau:

Điều 204 Luật đất đai năm 2013 quy định việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:

– Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

– Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Việc giải quyết tố cáo về đất đai được quy định tại Điều 205 Luật đất đai năm 2013, theo đó cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và việc giải quyết các tố cáo này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng