Bị cáo vụ AVG khai mắc sai phạm vì ‘tin cấp trên’

HÀ NỘI – 11 cựu lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, MobiFone khai thời điểm mua AVG đều nghĩ ‘làm đúng thẩm quyền’ do tin vào chỉ đạo của cấp trên.

Phiên toà sơ thẩm xét xử 14 bị cáo liên quan đến sai phạm trong dự án MobiFone chi 8.900 tỷ đồng mua 95% cổ phần Công ty Nghe nhìn toàn cầu AVG để lấn sân kinh doanh truyền hình gây thiệt hại cho nhà nước 6.600 tỷ đồng đã khép lại ngày làm việc thứ ba tại TAND Hà Nội.

Trong 14 bị cáo có 11 người từng là lãnh đạo cấp cao Bộ Thông tin Truyền thông, MobiFone, bị truy tố vì liên quan trực tiếp, chỉ đạo, thực hiện việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng tiền nhà nước khi chưa có quyết định phê duyệt của Thủ tướng.

Ba ngày bị thẩm vấn, 11 người cùng cho rằng thời điểm thực hiện dự án, họ nhận thức đã “làm đúng chức trách, thẩm quyền”. Trước toà, cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khai đã nhận được thông báo của từ Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho MobiFone mua AVG.

Khi bị thẩm phán hỏi: “Quan trọng nhất là Thủ tướng đã ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chưa?”, ông Son đáp: “Lúc đó, chúng tôi hiểu Thủ tướng đã đồng ý. Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư”.

Với suy nghĩ đó, ông Son đã chỉ đạo thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký quyết định 236 phê duyệt cho MobiFone đầu tư vào AVG. Bác bỏ lập luận này, HĐXX cho rằng, một thông báo không thể “coi như là” quyết định.

Ông Son giải thích trong thông báo đó đã chứa đựng các yếu tố pháp luật, đó không phải là thông báo bình thường. Cựu bộ trưởng “nghĩ rằng” Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương cho MobiFone mua AVG để đầu tư dịch vụ truyền hình.

Trước câu trả lời này, thẩm phán Trương Việt Toàn nhắc: “Bị cáo nên nhớ vai trò của bị cáo là bộ trưởng. Đã là bộ trưởng thì không thể nhầm lẫn về những cái mang tính tối thiểu như vậy. Không thể coi thông báo là một quyết định, không thể thiếu quyết định mà vẫn yêu cầu ông Tuấn ký quyết định phê duyệt dự án”.

Cựu bộ trưởng Son giải thích thêm “ở thời điểm phê duyệt, chúng tôi nghĩ chúng tôi đã làm đúng theo quy định rồi”. Thẩm phán Toàn nói: “Ai cũng nói tôi không hiểu gì cả, nhưng ai cũng chễnh chệ ngồi ở ghế Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng thành viên. Không hiểu gì thì làm Bộ trưởng làm gì?”.

Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn trình bày không được giao phụ trách dự án MobiFone mua AVG nhưng lại bị ông Son giao ký công văn 44 gửi Bộ Công an đưa danh mục dự án vào tài liệu “Mật”, ký báo cáo thẩm định, ký quyết định 236 đồng ý cho MobiFone đầu tư vào AVG… Thời điểm đó, ông không biết đã làm sai, “mãi sau này mới biết”.

Cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà khai khi Bộ ban hành quyết định 236, lãnh đạo MobiFone hiểu Bộ “được phép” làm vậy và “làm đúng” nên đã thực hiện theo chỉ đạo.

Với niềm tin vào bộ, dù thẩm quyền ký hợp đồng mua cổ phần AVG lẽ ra thuộc về tổng giám đốc Cao Duy Hải, ông Trà vẫn ký theo yêu cầu ông Son dù chỉ có một tiếng gấp gáp để chuẩn bị.

Ông Hải khai trong quá trình thực hiện dự án cũng từng đề nghị lùi thời gian để nghiên cứu lại giá. Nhưng khi thấy ông Trà, Son nói “cái này tốt, đã có chủ trương nên cần triển khai nhanh” thì thực hiện theo.

14 bị cáo tại TAND Hà Nội. Ảnh: TTXVN 

14 bị cáo tại TAND Hà Nội.

Trước toà, 7 thuộc cấp của bốn người đều khai thời điểm năm 2015, họ thực hiện theo mệnh lệnh cấp trên, nghĩ làm đúng chức trách được giao. Cựu thành viên Hội đồng quản trị MobiFone Phan Thị Hoa Mai cho hay trước khi vụ án bị phát giác, bà nghĩ quyết định do ông Tuấn ký là đúng, bởi hoàn toàn “tin tưởng vào cấp trên”. Thời điểm xảy ra vụ án, bà thấy đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong dự án. Tuy nhiên khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra những sai phạm, bà mới hiểu mình đã sai thế nào.

Liên quan các sai phạm của dự án đầu tư vào AVG, 11 người nêu trên đều bị đưa ra xét xử vì tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220), khung hình phạt 10-20 năm tù. Trong vụ án này còn có 5 người bị xét xử về hai tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ (điều 364, 354 Bộ luật Hình sự 2015) với mức hình phạt phải đối mặt từ 12 năm đến tử hình.

Phiên toà sẽ tiếp tục vào sáng 20/12, dự kiến kéo dài tới 31/12

    Nguồn : vnexpress

Hướng dẫn các bước, trình tự, thủ tục bảo lãnh cho bị can, bị cáo áp dụng biện pháp tại ngoại

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Bảo Lãnh Tại ngoại theo quy định.

Thưa luật sư cho tôi hỏi thủ tục về bảo lãnh thực hiện như thế nào?

Xin trân thành cảm ơn luật sư

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý
  • Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  1. Nội dung tư vấn

Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn Các biện pháp ngăn chặn trong Bộ Luật tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cá

Bảo lĩnhlà một trong những biện pháp ngăn chặn Các biện pháp ngăn chặn trong Bộ Luật tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015

Cơ sở pháp lý: Điều 121 Bộ Luật tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015

  1. Khái niệm

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh

  1. Đối tượng được bảo lĩnh cho bị can, bị cáo

Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

“3. Khi được bảo lĩnh, bị can, bị cáo phải có nghĩa vụ gì?

Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

  1. a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  2. b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  3. c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

  1. Một số lưu ý khi tiến hành bảo lĩnh cho bị can, bị cáo áp dụng biện pháp tại ngoại”

Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng