Những vụ án gây chấn động năm 2019

Nữ sinh giao gà bị bắt cóc, hiếp dâm suốt nhiều ngày và cuối cùng bị sát hại để bịt đầu mối, hay như vụ sát nhân Nguyễn Văn Đông thảm sát cả nhà em trai vì tranh chấp đất đai đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.

Nữ sinh giao gà bị sát hại và 9 kẻ thủ ác đội lốt người ở Điện Biên

Nội dung vụ án thể hiện, năm 2009, Vì Văn Toán (37 tuổi, trú huyện Điện Biên) bán cho bà Trần Thị Hiền (mẹ nạn nhân Cao Mỹ Duyên) 2 bánh heroin với giá 300 triệu đồng nhưng cho nợ tiền. Sau đó, Toán bị bắt và thụ án tù 9 năm 6 tháng về tội danh Mua bán trái phép chất ma túy.

Năm 2019, Toán mãn hạn tù và tìm đến bà Hiền để đòi nợ, tuy nhiên, “ông trùm” đã bị người phụ này từ chối thanh toán món nợ trên. Để đòi món nợ, Toán đã thuê nhóm của Bùi Văn Công bắt cóc con gái 20 tuổi của bà Hiền để uy hiếp.

Ngày 4/2, Vương Văn Hùng trong vai trò người mua gà đã dụ nạn nhân giao 10 con gà đến ngôi nhà hoang rồi cùng các đồng phạm siết cổ, bắt cóc nạn nhân.

Từ tối 30 Tết (ngày 4/2) đến rạng sáng mùng 3 Tết (7/2), Công và 6 người khác gồm Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm, Cầm Văn Chương, Phạm Văn Dũng khống chế, hãm hiếp Duyên tại nhà riêng. Vợ Công là Bùi Thị Kim Thu dù biết hành vi phạm tội của chồng cùng đồng bọn nhưng không tố giác.

Sáng 7/2, sau nhiều ngày bị giam giữ, cưỡng hiếp, sức khỏe Cao Mỹ Duyên yếu đi. Các bị cáo quyết định sát hại nạn nhân rồi khiêng xác đặt tại một khu chăn nuôi không người ở gần nhà Công.

Nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại và những thảm án gây chấn động năm 2019 - 2

Đến ngày 29/12, TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Vương Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm tử hình. Cầm Văn Chương bị tuyên phạt 9 năm tù giam, Phạm Văn Dũng bị tuyên phạt 10 năm tù giam cùng về tội Hiếp dâm.

Bùi Kim Thu với tội danh Không tố giác tội phạm bị tuyên phạt 3 năm tù giam đồng thời HĐXX cũng chấp nhận đề nghị khởi tố, điều tra bổ sung tội danh Che giấu tội phạm đối với bị cáo này.

Anh trai thảm sát cả nhà em trai khiến dư luận bàng hoàng

Ngày 12/12, TAND TP.Hà Nội sau khi đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Giết người đã tuyên Nguyễn Văn Đông (53 tuổi, trú tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) mức án cao nhất là tử hình.

Nội dung vụ án thể hiện, Nguyễn Văn Đông và ông Nguyễn Văn Hải (50 tuổi) là anh em ruột được ba mẹ chia cho 2 mảnh đất ở gần nhau.

Năm 2016, ông Hải mua thêm phần đất của ông Nguyễn Văn Mến (anh ruột của Đông và ông Hải). Sau khi ông Hải mua mảnh đất này, trong cuộc sống hằng ngày, Đông và ông Hải thường có nhiều mâu thuẫn.

Nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại và những thảm án gây chấn động năm 2019 - 3

Đến 7h30 ngày 1/9, Đông mang theo 1 con dao đi sang nhà ông Hải. Khi đi đến cổng ngõ nhà em trai, Đông gặp bà Việt (vợ ông Hải) và dùng dao đâm, chém nhiều nhát vào người khiến nạn nhân ngã gục. Sau đó, Đông tiếp tục cầm dao đuổi chém các thành viên khác trong nhà ông Hải.

Hậu quả khiến bà Việt, ông Hải, chị Nguyễn Thị Bắc (con gái ông Hải) và cháu M. (con anh Hiệp) tử vong, chị Đỗ Thị Hồng Nhung (mẹ cháu M, con dâu ông Hải) trọng thương nhưng may mắn thoát chết.

Nguyên phó Giám đốc truy sát cả nhà em gái ở Thái Nguyên

Khoảng 18h30 ngày 14/9, ông Bùi Xuân Hồng (63 tuổi) tới nhà em gái ruột của mình là Bùi Thị Hà (60 tuổi) để giải quyết mâu thuẫn vay nợ.

Khi đi, ông Hồng đem theo 1 con dao nhọn để trong túi quần; 1 con dao bầu và 1 khẩu súng các-pin có chứa 3 viên đạn đựng trong bao đựng vợt cầu lông cùng một chai xăng.

Nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại và những thảm án gây chấn động năm 2019 - 4

Tới nơi, trong nhà có bà Hà, ông Nguyễn Văn Thành (65 tuổi, chồng bà Hà) và anh Nguyễn Thành Vương (38 tuổi, con rể bà Hà); sau khi có lời nhắc về khoản tiền mà anh Vương đang nợ, ông Hồng đã dùng dao nhọn đâm nhiều nhát khiến anh Vương, ông Thành và bà Hà gục xuống. Hậu quả bà Hà và ông Thành tử vong, anh Vương bị trọng thương.

Đến ngày 16/9, Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Bùi Xuân Hồng.

Đột nhập, thảm sát 3 người trong một gia đình ở Bình Dương

Rạng sáng 24/4, Trần Trọng Luận (34 tuổi) đột nhập vào nhà bà Đào Thị Thu Cúc (SN 1966, bán tạp hóa) cách nhà Luận khoảng 50m để trộm tài sản.

Khi nạn nhân phát hiện, Luận dùng hung khí tấn công khiến bà Cúc tử vong. Đối tượng còn đâm và chém nhiều nhát vào con gái út của bà Cúc là Trần Thị Quỳnh Nhi (17 tuổi) và cháu ngoại của bà Cúc là Nguyễn Thị Bảo Trân (8 tuổi) khiến cả hai tử vong.

Nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại và những thảm án gây chấn động năm 2019 - 5

Sau khi ra tay sát hại ba người trong nhà bà Cúc, Luận uống thuốc tự tử nhưng không chết.

Ngày 12/11, trong phiên xét xử vụ án Giết người, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên Trần Trọng Luận tử hình về hai tội danh Giết người và Cướp tài sản.

Hai thi thể người trong bê tông và tội ác từ sự “cuồng tín”

Ngày 15/5, một người dân khi dọn dẹp căn nhà mới mua ở ấp 5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương tá hỏa phát hiện 2 thi thể người trong 1 bồn nhựa phủ kín bê tông và 1 thùng phuy nhựa bọc kín nilon bên ngoài.

Vào cuộc điều tra, cơ quan công an đã xác định 2 nạn nhân là nam giới, bị sát hại trước khi phi tang. Quá trình điều tra, cơ quan công an phát đi thông báo truy tìm 2 người phụ nữ có liên quan và ôtô BKS 51A – 71830.

Từ nguồn tin của người dân, cơ quan công an đã bắt giữ Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi) và Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi). Qua đấu tranh, Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục bắt giữ Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi, quê Tiền Giang) và Nguyễn Ngọc Tâm Huyên (40 tuổi) là đồng phạm cùng sát hại 2 nạn nhân tại ngôi nhà ở xã Hưng Hòa.

Nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại và những thảm án gây chấn động năm 2019 - 6

Làm việc với cán bộ điều tra, nhóm nghi can chỉ thừa nhận giết Trần Trí Thành còn nạn nhân Trần Đức Linh nhảy lầu chết do bị “quỷ nhập hồn”. Trong số 4 bị can, Hà được xác định là chủ mưu vụ giết người phi tang xác.

Hà khai rằng, 2 nạn nhân đều là đồng môn theo tu luyện Pháp luân công và môn phái khác chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Các bị can tin tưởng chỉ cần tu luyện Pháp luân công tốt sẽ chữa được bách bệnh, thậm chí người tu không cần ăn… Cơ quan công an xác định nhóm Hà gây ra vụ án mạng do quá “cuồng tín”, mất tính người.

Ngày 23/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng trên về hành vi Giết người.

Thảm án 6 người thương vong trong cơn “ngáo đá” của gã chồng nghiện ngập

Ngày 27/12, Công an tỉnh Thái Nguyên đã ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Văn Chín (SN 1976, trú xóm Lương Bình 2, xã Sơn Phú, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên) về tội Giết người.

Tại cơ quan điều tra, Chín khai, sáng cùng ngày, khi chị Ma Thị Hưởng (SN 1976, vợ Chín) đòi bỏ đi, khiến đối tượng bực tức. Chín sau đó lấy búa đánh vào đầu vợ rồi tiếp tục cầm dao chém vợ tử vong.

Nữ sinh giao gà bị cưỡng bức, sát hại và những thảm án gây chấn động năm 2019 - 7

Sau khi sát hại vợ tại nhà, Chín cầm dao đi ra đường gặp một nhóm người gồm chị Trần Thị Hường (SN 1984); ông Lã Văn Tích (Trưởng thôn Lương Bình 2), Bàng Thị Bảy (hàng xóm) và bà Tý – mẹ Chín.

Thấy Chín cầm dao, mọi người bỏ chạy. Chín cầm dao đuổi theo chém chị Hường tử vong tại sân nhà ông Tích.

Sau đó, Chín đi ra đường chém anh Luận (chồng chị Hường) tử vong trước cổng nhà. Tiếp đến, Chín gặp anh Hoà đang đi ngoài đường, liền vung dao chém nạn nhân bị thương.

Chín tiếp tục chạy sang nhà anh Lường Văn Bánh (SN 1974, anh rể của Chín). Tại đây, đối tượng chém tử vong anh Bánh và anh Hoàng Văn Nam (cháu họ của Chín) rồi bỏ trốn lên đồi chè trước khi bị lực lượng công an bắt giữ.

Nguồn : 24h.com.vn

Những điểm thay đổi nổi bật của Bộ Luật Lao Động sửa đổi 2019

1. Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh

  • Theo đó, đối với các thỏa thuận khác không được định danh là hợp đồng lao động nhưng có nội dung thể hiện về công việc phải làm, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên cũng được xác định là hợp đồng lao động.

2. Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử

  • Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là hợp đồng lao động bằng văn bản.
  • Điều 14 Bộ luật Lao động mới đã ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
  • Ngoài việc tuân thủ Bộ Luật Lao Động, các bên trong hợp đồng lao động còn phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 35, 36, 37 Luật Giao dịch điện tử 2005.

3. Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ

  • BLLĐ sửa đổi 2019 quy định hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong hai loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  •  Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng nhưng không quá 36 tháng.

4. Tăng giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm

  • Về thời giờ làm việc: trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật hiện hành và có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp.
  • Về thời giờ làm thêm: số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.
  1. Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  2. Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn, do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước do hậu quả thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

5. Quốc khánh được nghỉ 2 ngày

  • Bên cạnh việc tăng tuổi nghỉ hưu, đáng chú ý, Điều 112 Bộ luật Lao động sửa đổi còn bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh, có thể là 01/9 hoặc 03/9 Dương lịch tùy theo từng năm.
  • Trên cơ sở này, sắp tới, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong nhiều dịp lễ, tết: Tết Dương lịch (01 ngày); Tết Âm lịch (05 ngày); Ngày 30/4 (01 ngày); Ngày 01/5 (01 ngày); Quốc khánh (02 ngày); Giỗ tổ Hùng Vương (01 ngày)…

6. Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

  • Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như trước đây (bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày; con kết hôn: nghỉ 01 ngày; Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết: nghỉ 03 ngày…) thì Điều 115 Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi mất.

7. Bãi bỏ , bổ sung các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  • Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Thậm chí, trong một số trường hợp, người lao động còn được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước, như:

          – Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận

          – Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

          – Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

          – Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

          – Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;

          – Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

          – Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

8. Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ

  • BLLĐ sửa đổi 2019 điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu với mục tiêu lâu dài để chủ động chuẩn bị ứng phó với quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh của Việt Nam.
  • Điều 169 Bộ luật Lao động mới nêu rõ:

           – Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

           – Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ.

9. Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi

  • Thông thường, người cao tuổi thường là những người có nhiều năm làm việc với nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những công việc yêu cầu trình độ cao. Do đó, để phát huy giá trị của người cao tuổi, Điều 149 Bộ luật Lao động cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với người cao tuổi thay vì kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới như trước đây.

10. Người lao động có thể được “thưởng” không chỉ bằng tiền

  • Bộ luật Lao động 2019 quy định về “Thưởng” thay vì “Tiền thưởng” như Bộ luật cũ. Theo đó khái niệm thưởng cho người lao động cũng được mở rộng ra, có thể là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

11. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp

  • Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định, doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trên cơ sở thương lượng, thoả thuận với người lao động.
  • Quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động.

12. Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương

  • Bộ Luật Lao Động sửa đổi 2019 quy định:

Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

13. Doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động

  • Bộ Luật Lao Động sửa đổi 2019 yêu cầu:

           – Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương người lao động, trong đó ghi rõ: Tiền lương; Tiền lương làm thêm giờ; Tiền lương làm việc vào ban đêm; Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)

14. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần

  • Thay vì tổ chức định kỳ 03 tháng/lần như hiện nay thì khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động sửa đổi quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên một năm một lần.
  • Bổ sung thêm một số trường hợp người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại như vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc; khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động…

15. Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty

  • Bộ Luật Lao Động sửa đổi quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
  • Đặc biệt, không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

 

Cách tính nghỉ phép trong từng tháng theo quy định mới 2019?

Người lao động có được nghỉ 1 ngày phép năm vào hàng tháng hay phải kết thúc năm tài chính mới được nghỉ phép năm theo quy định mới nhất của luật lao động hiện nay? Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Cách tính nghỉ phép trong từng tháng theo quy định

Câu hỏi khách hàng:

Hiện tại, em mới phụ trách mảng Nhân sự của công ty em và em có một thắc mắc liên quan đến việc nghỉ phép mong được Luật sư giải đáp.

1/ người lao động có dưới 12 tháng làm việc: số ngày phép được hưởng theo thời gian làm việc thực tế. Vậy tháng đầu tiên NLĐ chỉ được nghỉ 1 ngày phép, từ các tháng sau số ngày phép mới được tích lũy lên. Cách tính như vậy có đúng không? Em thấy trong Luật LĐ không quy định việc này và nếu tính như vậy rất bất lợi cho người lao động. Trường hợp các công ty cho phép NLĐ tự sắp xếp lịch nghỉ (được tiêu trước phép). Nếu NLĐ bắt đầu ký HĐ chính thức từ tháng 3 năm 2016 thì năm 2016 họ sẽ có 10 ngày phép.Tuy nhiên, chưa hết năm – đến tháng 10 người đó đã tiêu hết 10 ngày phép và xin nghỉ việc. Tính ra, người đó chỉ làm việc thực tế 8 tháng và được hưởng 8 ngày phép. Vậy số ngày phép nghỉ vượt quá (2 ngày) sẽ bị truy thu như thế nào? Có ảnh hưởng gì khi làm việc với cơ quan thuế không?

2/ NLĐ có đủ 12 tháng làm việc: Quy định về việc được tiêu trước phép hay không có giống trường hợp trên không? Hay trường hợp này nghiễm nhiên được tự sắp xếp lịch nghỉ và tiêu trước phép? (Tháng 1 năm 2016 họ có thể nghỉ 3 ngày phép nhưng các tháng sau không nghỉ để bù lại). Rất mong Công ty giải đáp câu hỏi này cho em trong thời gian sớm nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Lao động 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;

– Nghị định 45/2013/NĐ_CP quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định tại Điều 111 Bộ Luật Lao động 2012:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

  1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
  2. a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  3. b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
  4. c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
  5. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
  6. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  7. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Nghị định 45/2013/NĐ_CP quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại điều 7 như sau: Trong trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm đối với trường hợp làm việc không đủ năm được tính như sau: Lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hàng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị. Theo đó, trường hợp người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Như vậy, cách tình thời gian nghỉ hằng năm như bạn nói là đúng, tuy nhiên bạn cần lưu ý, trong trường hợp này bạn còn chưa tính đến số ngày nghỉ hằng năm tăng thêm thâm niên.

Căn cứ vào quy định khoản 2 và 3 Điều 111 BLLĐ, công ty có thể sắp xếp lịch nghỉ phép cho NLĐ có tham khảo ý kiến của NLĐ và pahỉ thông báo cho NLĐ. Nếu số ngày nghỉ phép của NLĐ vượt quá số ngày được phép nghỉ hằng năm mà NLĐ nghỉ việc thì sẽ coi như NLĐ đã tạm ứng số ngày nghỉ trước mà không trả được và phải thanh toán bằng tiền cho NSDLĐ. Pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này, bạn cần xem xét các nội dung trong hợp đồng giữa công ty với NLĐ hoặc điều lệ công ty quy định về vấn đề này. Vấn đề này không được các văn bản pháp luật về thuế quy định.

Trong trường hợp người lao động làm đủ 12 tháng, việc sắp xếp lịch nghỉ cho người lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 BLLĐ và vấn đề tiêu trước phép hay không phụ thuộc và điều lệ công ty và thỏa thuận với NLĐ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2019

Sửa đổi quy định về xử phạt mua bán ngoại tệ trái phép, hành vi bán hàng dưới mệnh giá, cấp đổi giấy chứng minh nhân dân, đào tạo sát hạch lái xe…là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2019.

Mua bán, trao đổi dưới 100 USD không bị phạt tiền

Nghị định 88/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ có hiệu lực từ 31/12.

Theo đó, sẽ giảm mạnh mức phạt đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại các tổ chức không được phép, nhằm tránh bất cập như sự việc “đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng” gây bức xúc trong dư luận mới đây.

Cụ thể, thay vì một mức phạt chung là từ 80 đến 100 triệu đồng, Nghị định quy định mức phạt đối với hành vi này phụ thuộc vào lượng ngoại tệ mua, bán. Trong đó phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; Phạt tiền 10-20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị 1.000-10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD mà tái phạm, vi phạm nhiều lần.

Nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đến 100.000 USD sẽ bị phạt tiền 20 – 30 triệu đồng; ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Phạt 1 tỷ đồng nếu bán hàng dưới giá thành toàn bộ

Nghị định 75/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực từ 1/12 sẽ tăng mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh gấp 10 lần.

Cụ thể, Phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Nếu hành vi vi phạm trên được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì sẽ bị phạt từ 1,6 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo quy định cũ, mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức, thì từ 1/12, mức phạt được tăng lên 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức.

Trong đó, mức phạt đối với một số vi phạm điển hình như tiết lộ bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bị phạt 200-300 triệu đồng; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị phạt 100-200 triệu đồng…

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận có được do vi phạm…

Sẽ cấp mẫu mới giấy phép lái xe từ 1/6/2020

Chính thức có hiệu lực từ 1/12, Thông tư 38 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi quy trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ có thêm nhiều quy định nhằm siết chặt việc đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

Ngoài việc sẽ cấp Giấy phép lái xe theo mẫu mới từ 1/6/2020, Thông tư còn quy định từ 1/1/2020, chương trình học giấy phép lái xe hạng B1, B2, C có thêm nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

Cũng từ thời điểm này, trung tâm sát hạch lái xe phải lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải.

Từ 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái xe ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái ôtô (trừ hạng B1).

Từ 1/6/2020, cấp Giấy phép lái xe mới có mã QR. Giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn sẽ có giá trị sử dụng theo thời gian ghi trên giấy phép.

Học sinh, sinh viên có thể vay tối đa 2,5 triệu/tháng

Có hiệu lực từ 1/12, Quyết định 1656 của Thủ tướng đã chốt mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lên 2,5 triệu đồng/tháng thay vì 1,5 triệu đồng/tháng như trước.

Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,55%/tháng và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Để được vay tiền, học sinh, sinh viên năm nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường; học sinh, sinh viên từ năm hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học…

Được kê khai trực tuyến khi đề nghị cấp căn cước công dân

Nội dung này được quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo đó:

Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai theo mẫu (nếu không kê khai trực tuyến).

Nếu đã kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì in Tờ khai căn cước công dân để công dân kiểm tra lại thông tin, ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên.

Hiện luật không quy định đến việc công dân có thể kê khai trực tuyến; tuy nhiên, trên thực tế việc này đã được triển khai tại Tp.HCM.

Ngoài ra, thông tư quy định khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cán bộ phụ trách sẽ thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại trong công dân trong trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ Căn cước công dân qua chuyển phát nhanh.

Với những Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Việc thu, hủy chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc là điểm mới so với quy định trước đây.

Chính sách ưu đãi cho người công tác ở vùng khó khăn

Nghị định 76 của Chính phủ quy định về chính sách đối với người công tác ở vùng đặc biệt khó khăn cũng có hiệu lực từ ngày 1/12.

Theo Nghị định, một loạt các khoản phụ cấp, trợ cấp sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, trợ cấp một lần khi đến công tác lần đầu sẽ nhận ngay 10 lần mức lương cơ sở (trước đây phải công tác ít nhất 5 năm).

Khi có gia đình đi theo, hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 12 lần mức lương cơ sở.

Phụ cấp thu hút được quy định rõ, khi công tác không quá 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nếu công tác từ đủ 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm tính theo lương cơ sở x hệ số (hệ số từ 0,5 đến 1,0).

Nếu công tác từ đủ 10 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Đồng thời, mỗi năm công tác sẽ bằng 1/2 mức lương hiện hưởng + phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)…

Ngoài ra, một số quy định, chính sách về bảo hiểm, phí và lệ phí, xuất nhập khẩu, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước…có sửa đổi cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2019.