Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động    

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 17/03/2021 Lượt xem: 902 Chuyên mục: BM lao động , Lao Động

Câu hỏi:

Anh Đ.T.H ở Bắc Ninh có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Trước đây tôi từng làm việc cho Công ty A bằng Hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm. Do 2 tháng liền doanh nghiệp không trả lương cho tôi nên tôi đã nghỉ việc tại Công ty A để sang Công ty B làm việc mà không báo trước.

Tôi xin hỏi, tôi nghỉ việc tại Công ty A như vậy có đúng không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

  1. Nội dung

Việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của anh mà không báo trước là đúng.

  1. Quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động thì:

“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

  1. Người lao động có các quyền sau đây:

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;…”

Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người lao động.

  1. Điều kiện áp dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 35 Bộ luật Lao động thì:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

  1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

  1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:…”

Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể cần báo trước hoặc không.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động thì:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

  1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

  1. b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;…”

Như vậy, khi người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động  thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.

  1. Kỳ hạn trả lương

Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 97. Kỳ hạn trả lương

  1. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, khoản 4 Điều 96 Bộ luật Lao động quy định về việc cho phép người sử dụng lao động chậm thanh toán lương vì    vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn, tuy nhiên cũng không được chậm quá 30 ngày. Trong trường hợp của anh, vì người sử dụng lao động đã chậm thanh toán lương cho anh 2 tháng (60 ngày) nên không phù hợp với quy định này.

Vậy, anh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Và khi anh không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn thì anh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Do đó, việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của anh mà không báo trước là đúng.

Trên đây là nội dung quy định về thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đối tác