Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol- Kỳ 5: Công an thị xã Thuận Thành cần khởi tố vụ án

(LĐ&PL) Trao đổi với PV Báo Lao động Thủ đô, Luật sư Trần Văn Sáng, Công ty Luật TNHH Hiệp Thành cho rằng: “Đã hơn 03 tháng qua kể từ khi xảy ra vụ án, nếu Công an thị xã Thuận Thành chưa tiến hành trưng cầu giám định đối với người đã chết và những người bị thương là chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như nhanh chóng xử lý những sai phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan”. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

PV: Văn bản số 587 ngày 3/3/2023 của Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong số những công nhân bị nhiễm độc methanol khi làm việc tại Công ty TNHH HS Tech Vina (Công ty HS Tech Vina) thì 1 người đã tử vong, 4 người tiên lượng di chứng mù và 1 người tiên lượng di chứng nặng với não (rối loạn ý thức, rối loạn vận động). Thưa luật sư, như vậy có thể coi đó là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hay chưa? Và cơ quan nào chịu trách nhiệm tiến hành điều tra vụ việc? (Sở lao động Thương binh và xã hội Bắc Ninh hay Công an thị xã Thuận Thành?).

Luật sư Trần Văn Sáng: Để trả lời cho câu hỏi đây có phải là vụ tai nạn lao động hay không? Đặc biệt nghiêm trọng không? Thì trước hết, chúng ta cần xác định tai nạn lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 8, Điều 3 – Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, theo quy định này, thì sự việc 35 công nhân bị nhiễm độc methanol trong quá trình làm việc tại xưởng sản xuất của Công ty HS Tech Vina đủ điều kiện để coi là một vụ tai nạn lao động.

Tiếp theo, để xác định mức nghiêm trọng của vụ tai nạn lao động này thì cần phải có con số thống kê số người chết hay tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những lao động thì mới có thể nhận định vụ án ở mức nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng được. Khi có con số thông kê cụ thể, đối chiếu với quy định tại điểm a, khoản 1, khoản 5 Điều 295 – Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 97, Điều 1, Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người thì cơ quan chức năng có thể xác định được mức nghiêm trọng của vụ tai nạn.

Còn về thẩm quyền điều tra vụ việc. Theo điểm b, khoản 2, Điều 11 – Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động thì trước hết thẩm quyền điều tra thuộc Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội của địa phương nơi xảy ra tai nạn. Trong trường hợp này là Thanh tra Sở LĐ-TB& XH tỉnh Bắc Ninh Quy định cụ thể như sau:

Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động

2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh

a) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền Điều tra, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.”.

Trong trường hợp tai nạn lao động có dấu hiệu hình sự, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cần phối hợp với cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra vụ tai nạn lao động.

Cụ thể, theo điểm a, b khoản 1 Điều 20 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày

15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

Điều 20. Phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm

1. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người thực hiện như sau:

a) Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo tai nạn lao động chết người, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền Điều tra ban đầu thực hiện việc sau đây: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;

b) Cơ quan đến nơi xảy ra tai nạn lao động trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đến sau (cơ quan Cảnh sát Điều tra thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thông qua Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội). Sau khi thông báo, nếu Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chưa đến kịp, cơ quan Cảnh sát Điều tra vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh những công việc mà cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành thuộc phạm vi quan hệ phối hợp quy định tại Điểm a Khoản này;”.

Như vậy, đối với vụ việc tai nạn lao động mà có dấu hiệu hình sự, thì thẩm quyền điều tra sẽ là Cơ quan Cảnh sát điều tra nơi xảy ra vụ việc tai nạn.

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol- Kỳ 5: Công an thị xã Thuận Thành cần khởi tố vụ án
Luật sư Trần Văn Sáng – Công ty Luật TNHH Hiệp Thành (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

PV: Thưa luật sư, sự việc đã xảy ra hơn 3 tháng, nếu Công an thị xã Thuận Thành chưa khởi tố vụ án, chưa đưa những công nhân bị nhiễm độc methanol nặng đi giám định thì liệu có bất thường hay không?

Luật sư Trần Văn Sáng: Theo chúng tôi đánh giá vụ việc này ở mức độ rất nghiêm trọng khi có tới 35 người nhiễm độc methanol, trong đó có người chết và nhiều người khác bị thương nặng. Do đó, các cơ quan Điều tra cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác, đặc biệt là về lĩnh vực Y tế để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến chết người, gây ra mức tổn hại sức khỏe đối với người lao động nhằm đảm bảo xử lý đúng quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.

Khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo khoản 3 và 4, Điều 206 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 bao gồm: Nguyên nhân chết người; Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động.

Bên cạnh đó, theo điểm b và c, khoản 1, Điều 208 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về thời hạn giám định như sau:

“Điều 208. Thời hạn giám định

1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.”.

Theo đó, liên quan đến vấn đề chết người, mức tổn hại cho sức khỏe thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Thời gian giám định đối với trường hợp chết người không quá 01 tháng và không quá 09 ngày đối với tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.

Tuy nhiên, đã hơn 03 tháng qua kể từ khi xảy ra vụ án, nếu Công an thị xã Thuận Thành chưa tiến hành trưng cầu giám định đối với người đã chết và những người bị thương là chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như nhanh chóng xử lý những sai phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện điều tra sớm kết quả vụ án và qua đó cần xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương đối với những người lao động bị nhiễm độc methanol.

PV: Theo tìm hiểu của PV, trong số những người bị nhiễm độc methanol, nhiều công nhân là người dân tộc thiểu số, có người mới 16 tuổi, phần lớn trong số họ không ký hợp đồng trực tiếp với công ty HS Tech Vina mà được các công ty tuyển dụng lao động đưa vào công ty HS Tech Vina làm việc, họ cũng không được ký hợp đồng với các công ty này. Thưa luật sư, vậy Công ty HS Tech Vina hay các công ty kia phải chịu trách nhiệm với những người công nhân bị nhiễm độc methanol?

Luật sư Trần Văn Sáng: Đầu tiên, cần làm rõ vai trò của các công ty tuyển dụng người lao động đưa vào làm việc tại Công ty TNHH HS Tech Vina. Họ là đơn vị giới thiệu người lao động hay thực hiện cung ứng (cho thuê lại) người lao động để làm rõ trách nhiệm trong vụ việc này. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải xác định vai trò của Công ty đã giới thiệu người lao động để xem xét trách nhiệm với những người công nhân bị nhiễm độc methanol.

Thứ nhất, về đảm bảo quy định pháp luật lao động của người sử dụng lao động đối với người lao động. Theo thông tin đăng tải, người lao động được đưa vào làm việc tại Công ty HS Tech Vina mà không được ký Hợp đồng lao động với Công ty HS Tech Vina hay Công ty cung ứng lao động – đơn vị đưa họ vào làm việc tại Công ty HS Tech Vina là không đúng với quy định tại khoản 2, Điều 13 – Bộ luật Lao động năm 2019. Đồng thời, người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là vi phạm quy định tại Điều 14 – Bộ luật Lao động năm 2019. Vì trường hợp này không thuộc trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Đối với hành vi vi phạm này, đơn vị sử dụng lao động có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/10/2022 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức tiền phạt cao nhất là 25 triệu đồng.

Thứ hai, về trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Điều 134 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:

“Điều 134. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

2. Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.”

Như vậy, Công ty TNHH HS Tech Vina có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, cụ thể là nhà máy, phân xưởng sản xuất theo đúng quy định của pháp luật yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động.

Khi Công ty HS Tech Vina có vi phạm trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc có thể bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng.

Ngoài ra, hành vi của Công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

PV: Một số người nhà nạn nhân của vụ nhiễm độc methanol cho biết, họ được Công ty HS Tech đưa tiền (có người vài triệu có người hàng trăm triệu) nhưng phải ký vào giấy những nội dung cam kết như tự chịu trách nhiệm về sức khỏe sau này hoặc không được khiếu kiện. Thưa luật sư, việc làm đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol- Kỳ 5: Công an thị xã Thuận Thành cần khởi tố vụ án
Một công nhân làm việc tại Công ty HS Tech Vina bị nhiễm methanol rất nặng

Luật sư Trần Văn Sáng: Về trách nhiệm dân sự, cụ thể là bồi thường thiệt hại các bên chủ thể có quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận về mức bồi thường. Trường hợp Công ty HS Tech Vina và các Công ty cung ứng, giới thiệu người lao động vào làm việc tại Công ty HS Tech Vina trao đổi, thỏa thuận và thống nhất về mức bồi thường, số tiền cụ thể bồi thường là phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong dân sự.

Về trách nhiệm hình sự, việc Công ty HS Tech Vina có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động mà mức độ nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử lý trách nhiệm hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án).

Tóm lại, về trách nhiệm dân sự, các bên chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về số tiền bồi thường thiệt hại; về trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm không thể thỏa thuận, nếu hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự thì chủ thể thực hiện buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý này.

PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi này. Xin chúc luật sư thật nhiều sức khỏe. Trân trọng cảm ơn!

Để hiểu rõ thêm về vụ việc, chúng tôi đã làm việc với ông Nguyễn Quang Huy, Đội trưởng đội Điều tra tổng hợp- Công an Thị xã Thuận Thành. Suốt buổi làm việc, những câu hỏi chúng tôi đặt ra như: Cồn methanol nhập từ đâu, có đảm bảo chất lượng hay không, ai là người chỉ định đưa cồn methanol vào sản xuất? Những công nhân bị nhiễm độc methanol có được Công ty HS Tech Vina ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm hay không? Tuy nhiên ông Huy chỉ trả lời chung chung: “Ngay sau khi nhận được tin báo Công ty HS Tech Vina xẩy ra tai nạn, Công an thị xã Thuận thành đã tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật. Khi nào có kết quả cụ thể sẽ thông tin theo quy định”.

Đến ngay cả những câu hỏi của chúng tôi đưa ra mà “nhắm mắt cũng có thể trả lời được” như: Ngoài trường hợp chị H bị tử vong, có những trường hợp khác được BV Bạch Mai chẩn đoán là bị nhiễm độc methanol nặng có thể bị mù, Công an Thị xã Thuận Thành đã đưa đi giám định thương tật chưa? Đã khởi tố vụ án hay chưa?…thì ông Huy vẫn chỉ một mực nói: “Nội dung Báo Lao động Thủ đô đề nghị, do chưa có kết quả chính thức nên xin phép chúng tôi chưa phát ngôn”.

Theo Báo Lao động và Pháp luật.

Có quyền ly hôn khi chồng đang đi chấp hành hình phạt tù không?

Chị Nguyễn Thị Tuyên, Quảng Bình hỏi: Tôi và chồng kết hôn được 4 năm nhưng đời sống hôn nhân của chúng tôi không hạnh phúc, chồng tôi không tu chí làm ăn, thường xuyên tụ tập chơi bời. Năm vừa rồi, chồng tôi đi đánh bạc và bị bắt, hiện nay đang bị giam và chịu án tù 3 năm. Tôi với anh ấy không có tài sản chung và không có con chung. Tôi muốn hỏi, tôi có thể ly hôn khi chồng tôi còn đi tù được không? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì và gửi đến đâu?

– Luật sư Nguyễn Hào Hiệp, Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiệp Thành trả lời: 

Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, yêu cầu ly hôn là quyền của vợ, chồng. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Như vậy, pháp luật về hôn nhân và gia đình không có quy định nào cấm ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù. Nếu đủ căn cứ về việc người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án có thể xem xét việc ly hôn theo yêu cầu của chị.

Khi chồng đang chấp hành án phạt tù, chị cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương như sau: Đơn ly hôn (Mẫu tại Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09/08/2018); Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Giấy tờ pháp lý cá nhân của vợ, chồng (bản sao chứng thực); Hộ khẩu thường trú của vợ, chồng (bản sao chứng thực); Các giấy tờ liên quan đến việc đang thụ án giam của chồng chị (bao gồm: bản án, quyết định thi hành án).

Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương. Đồng thời, theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của người bị yêu cầu ly hôn sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do đó, trong trường hợp chồng chị đang đi tù thì chị có thể gửi hồ sơ xin ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng chị đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc Tòa án nơi cư trú trước đây của chồng chị để yêu cầu giải quyết việc ly hôn.

Kinh doanh phòng trọ có phải xin giấy phép PCCC?

Theo luật sư, đối với những dự án nhà trọ có quy mô nhỏ chỉ khuyến khích chấp hành phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, nếu cơ sở được trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy thì vẫn sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Gia đình tôi đang kinh doanh cho thuê phòng trọ nhưng không biết mình có thuộc đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy và lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy không? Vậy nếu có thì gia đình tôi phải tiến hành những thủ tục nào?

Chị Chu Thị Hồng Hà (An Dương, Hải Phòng)

Trả lời: Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hào Hiệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiệp Thành, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013

Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy

Nghị định số: 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

Hình minh họa

Thứ nhất, về vấn đề xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy đối với kinh doanh cho thuê phòng trọ

Khoản 1 Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013: “Công trình cao tầng phải có thiết bị chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải có phương án thoát nạn, bảo đảm tự chữa cháy ở những nơi mà phương tiện chữa cháy bên ngoài không có khả năng hỗ trợ”Vì vậy, các công trình cao tầng phải được lắp đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Theo Phụ lục II về Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP thì:

“Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên” .

Do bạn không thông tin rõ về tình trạng, công trình xây dựng gia đình bạn mà kinh doanh phòng trọ nên căn cứ theo các quy định trên, nếu công trình của bạn thuộc trường hợp đã nêu thì bạn phải tiến hành thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy đối với hoạt động kinh doanh cho thuê phòng trọ của mình. Trường hợp gia đình bạn kinh doanh nhà trọ thuộc diện phải tiến hành thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy nêu trên sẽ bị xử phạt tùy vào từng hành vi vi phạm căn cứ theo quy định tại Nghị định số: 144/2021/NĐ-CP.

Đối với những dự án nhà trọ có quy mô nhỏ hơn chỉ khuyến khích chấp hành phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, nếu cơ sở được trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy thì vẫn sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, thủ tục thực hiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với kinh doanh nhà trọ

Về hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy:

Đối với nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy khi xin thẩm duyệt cần những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy

Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.

Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị.

Cùng một số các giấy tờ khác có liên quan

Về thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như đã nêu

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt

Bước 3: Nộp phí thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu

Bước 4: Nhận kết quả

Nơi cấp: trụ sở Phòng/Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an tỉnh/thành phố mà bạn thực hiện hoạt động kinh doanh phòng trọ

 

 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra Chỉ thị về sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa ra Chỉ thị số 643/CT- BGDĐT về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Học sinh không viết, vẽ vào SGK để SGK được sử dụng lại lâu bền 

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa (SGK), tăng tỷ lệ SGK được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản SGK; không viết, vẽ vào SGK để SGK được sử dụng lại lâu bền.
Các đơn vị thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có việc: “Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào” tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.
Thêm nữa, giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn dưới bất kì hình thức nào; không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục SGK đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh học sinh mua và sử dụng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua SGK cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn SGK để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ SGK cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

Đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản có SGK đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành SGK nhằm tiết kiệm, giảm giá thành SGK; kịp thời in ấn, phát hành SGK bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Các đơn vị báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả rà soát, đánh giá và phương án giảm giá thành SGK trước khi phát hành hoặc tái bản.

Sở GD&ĐT phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng SGK, sách bài tập, xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ trưởng cũng đề nghị Chỉ thị này được quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Theo Báo mới.

Có thể thỏa thuận ‘ai ngoại tình thì không được nuôi con và mất luôn tài sản’?

Có thể thỏa thuận ai ngoại tình là không được nuôi con, mất luôn tài sản được không? Phòng công chứng có chứng nhận hợp đồng kiểu này không?

* Tại Việt Nam, các cặp vợ chồng có được phép lập hợp đồng hôn nhân hay không?

Hiện pháp luật Việt Nam cho phép lập hợp đồng hôn nhân để thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng trước khi kết hôn.

* Nội dung của hợp đồng hôn nhân xoay quanh những vấn đề gì?

– Các hợp đồng hôn nhân được lập để xác định cái chế độ tài sản. Điều này có nghĩa là chúng ta được quyền xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng.

Nếu hai vợ chồng thỏa thuận không có hợp đồng hôn nhân thì khi có vấn đề liên quan đến phân chia tài sản thì tài sản nào trước hôn nhân sẽ là tài sản riêng, trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung, ngoại trừ trong thời điểm kết hôn vợ/chồng được tặng cho riêng hoặc chứng minh bản thân dùng tiền riêng trước khi kết hôn để mua tài sản (được bố ẹm tặng riêng nhà, lấy tiền để dành trước khi kết hôn mua nhà…) thì sẽ được công nhận là tài sản riêng.

Nếu hai vợ chồng không có một thỏa thuận nào, thì khi ly hôn, tài sản chung sẽ được chia trên nguyên tắc đầu tiên là chia đôi, sau đó có xét đến công sức đóng góp và lỗi của các bên dẫn đến việc ly hôn.

Nhưng nếu chúng ta không muốn chọn chế độ tài sản theo luật như trên thì có thể lập hợp đồng hôn nhân. Hợp đồng này cả hai bên có thể thỏa thuận khi kết hôn với nhau thì tất cả tài sản trước, trong thời kì hôn nhân thì đó đều là tài sản riêng của mỗi người. Hoặc là tài sản riêng của mỗi người trước kết hôn hay tài sản được thừa kế, tặng cho riêng nhưng sau khi kết hôn đều trở thành tài sản chung…

* Trong hợp đồng hôn nhân, vợ/chồng liệu có thể đưa ra điều kiện nếu nửa kia ngoại tình sẽ bị mất tài sản và quyền nuôi con được không?

– Không được và không bao giờ được. Pháp luật Việt Nam thừa nhận chế độ thiết lập tài sản, chứ không có nói về chế độ phân chia tài sản. Nên sau khi cả hai vợ chồng đã có thỏa thuận thiết lập chế độ tài sản chung và riêng thì việc phân định tài sản như thế nào thì sẽ được tòa án phân chia dựa trên luật định. Đây là vấn đề về tài sản.

Vấn đề thứ 2 là vấn đề con chung khi các bên ly hôn, dù bên nào ngoại tình, lỗi thuộc về phía nào… thì người được phép nuôi dưỡng con cái đều phải căn cứ theo nguyên tắc của pháp luật.

Theo đó, con dưới 3 tuổi ưu tiên cho mẹ nuôi dưỡng, con từ 3 đến dưới 7 tuổi nếu ly hôn sẽ xét xem vợ hay chồng có điệu kiện chăm sóc con tốt nhất (kinh tế, tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho con học hành…) và con từ 7 tuổi trở lên thì căn cứ theo nguyện vọng của con.

* Làm thế nào để hợp đồng hôn nhân được pháp luật công nhận?

– Muốn làm hợp đồng hôn nhân, các cặp vợ chồng có thể ra phòng công chứng để tạo lập.

Một hợp đồng được thừa nhận có giá trị pháp lý thì phải đáp ứng hai yêu cầu: đầu tiên là các nội dung trong hợp đồng phải có căn cứ pháp luật, sau đó mới xét đến phần hình thức (đưa ra văn phòng công chứng ký). Cho nên, bất kỳ các thỏa thuận nào của hai vợ chồng cho rằng nửa kia ngoại tình không được quyền nuôi con, nhận tài sản… thì hoàn toàn không phù hợp với căn cứ pháp luật, đồng nghĩa với việc các phòng công chứng sẽ từ chối chứng nhận.

Theo Báo mới.

Ly hôn để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự là hành vi vi phạm pháp luật

Đối với những vụ ly hôn giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, cơ quan chức năng cần làm rõ và có thể hủy bỏ quyết định, bản án ly hôn trái pháp luật, thu hồi tài sản do phạm tội mà có để xử lý theo quy định.

Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân, thể hiện quyền tự do trong hôn nhân. Khi ly hôn thường sẽ giải quyết các vấn đề như: nuôi con sau khi ly hôn, chia tài sản chung vợ chồng, nghĩa vụ trả nợ chung…. Hiện, phần lớn các vụ ly hôn do “cơm không lành, canh không ngọt”, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng mà không có lối thoát, ly hôn là hành động giải thoát cho nhau. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều những cuộc ly hôn “đầy toan tính” như hành vi ly hôn để kết thúc một thủ tục kết hôn giả trước đó (kết hôn để nhập quốc tịch) hoặc ly hôn giả để trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự khi trong cuộc hôn nhân đó có người lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản hoặc sắp bị xử lý hình sự.

Liên quan đến vấn đề này, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định hành vi ly hôn giả tạo. Theo đó, ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ cấm hành vi kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Như vậy, hành vi ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân thì đây là hành vi bị cấm theo luật hôn nhân và gia đình. Kết quả ly hôn giả tạo này sẽ bị tòa án xem xét hủy bỏ, phục hồi lại các quyền lợi của các bên, người trốn tránh nghĩa vụ sẽ không còn lý do để trốn tránh theo bản án, quyết định ly hôn.

Ngoài ra, nếu cả hai còn yêu thương nhau, còn quan tâm, quý trọng nhau thì có muốn ly hôn, tòa cũng không chấp nhận. Tòa án chỉ cho ly hôn đơn phương khi tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu là thuận tình ly hôn thì việc tự nguyện li hôn đó phải không trái pháp luật đạo đức xã hội, không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ dân sự . Với các cán bộ, người có chức vụ quyền hạn, có vị thế trong xã hội hoặc là các doanh nhân, đại gia lâm vào tình trạng khó khăn phá sản hoặc phải đối mặt với chế tài của pháp luật thì người vợ, người chồng của họ thường sẽ sẵn sàng “chung lưng, đấu cật” chứ không mấy ai quay đầu, bỏ mặc… Nếu cuộc sống đang hạnh phúc, một người bị xác minh về hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến ly hôn thì cũng cần làm rõ động cơ của các cuộc ly hôn chóng vánh này.

Cụ thể, thời gian gần đây cơ quan chức năng liên tục phát hiện xử lý nhiều cán bộ vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ, nhiều người đã bị khởi tố, bị kết án và phải bồi hoàn cho nhà nước số tiền rất lớn. Tuy nhiên, điều mà dư luận không khỏi băn khoăn là trước khi bị khởi tố, không ít cán bộ đã ly hôn, chuyển hết tài sản cho vợ, cho chồng của mình và “tay trắng” vào tù khiến cơ quan chức năng sẽ gặp những khó khăn trong việc thi hành án đối với phần dân sự trong vụ án hình sự.

Thông thường đối với những người có chức vụ quyền hạn bị xử lý hình sự về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”; tội “Vi phạm quy định về quản lý đất đai”; tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”,… và các tội danh khác thuộc nhóm tội về tham nhũng, chức vụ thì người phạm tội ngoài việc phải chịu chế tài hình sự còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, bị tịch thu tài sản, thu giữ tài sản do phạm tội mà có… Bởi vậy, nhiều bị can trước khi bị khởi tố thường tìm cách tẩu tán tài sản, che giấu tài sản do phạm tội mà có bằng nhiều cách khác nhau.

Những người thực hiện hành vi tham ô tài sản, hưởng lợi từ các hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ thường tìm cách giấu giếm tài sản, nhờ người khác đứng tên tài sản để che giấu hành vi phạm tội và tránh việc phát hiện xử lý của cơ quan chức năng. Đối với những tài sản họ trực tiếp đứng tên thì khi bị thanh tra kiểm tra, bị xác minh mà có nguy cơ bị xử lý hình sự, nguy cơ bị phát hiện, thu giữ thì họ cũng tìm cách sang tên, tẩu tán bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cách ly hôn để chia tài sản.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có thể tự nguyện thỏa thuận về việc chia tài sản chung khi ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì có thể nhờ Tòa án giải quyết. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được về việc phân chia tài sản khi ly hôn cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận sự tự nguyện thỏa thuận đó. Lợi dụng quy định này mà nhiều người vi phạm pháp luật, chưa bị xử lý đã tìm cách ly hôn giả để sang tên toàn bộ tài sản cho vợ hoặc cho chồng của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước. Thủ tục ly hôn như vậy là trái pháp luật, nếu phát hiện thì Tòa án sẽ không công nhận thuận tình ly hôn, sẽ không cho ly hôn và không đồng ý giải quyết chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu người giải quyết ly hôn thiếu thận trọng hoặc không khách quan thì có thể tiếp tay cho hành vi trốn tránh nghĩa vụ dân sự, sẽ xuất hiện trường hợp ly hôn giả.

“Rất nhiều trường hợp người phạm tội tham nhũng và chức vụ khi bị kết án thì họ không còn đứng tên tài sản nào cả bởi trước đó đã có các giao dịch bán, chuyển nhượng, chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn khiến họ trở thành “vô sản” khi là bị can, bị cáo. Nếu cơ quan chức năng tin vào các giao dịch đó mà không xác minh, không làm rõ để xử lý thì bạn án về phần dân sự sẽ không có khả năng thi hành, nhà nước sẽ không thu hồi được tài sản do phạm tội mà có, không thể thực hiện được phần dân sự trong vụ án hình sự khi bản án có tiền về bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc phạt tiền”

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định là các giao dịch dân sự về chuyển quyền sở hữu tài sản mà trái pháp luật, đạo đức xã hội, nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự thì giao dịch đó sẽ vô hiệu. Bởi vậy, trong trường hợp các giao dịch về dân sự để chuyển quyền sở hữu tài sản của bị can, bị cáo được thực hiện trước khi khởi tố có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì cơ quan chức năng cũng có quyền đề nghị tòa án xem xét tuyên bố hủy bỏ các giao dịch dân sự đó để trả lại tài sản cho bị can, bị cáo nhằm đảm bảo cho việc thực hiện trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Đối với những vụ ly hôn giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi hoàn tài sản cho nhà nước, nhằm tổ tán tài sản do phạm tội mà có, luật sư Cường cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ và có thể hủy bỏ quyết định, bản án ly hôn trái pháp luật, thu hồi tài sản do phạm tội mà có để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện ra người vợ, người chồng của bị can giúp sức cho bị can trong việc tẩu tán tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tài sản vào mục đích khác để hợp thức hóa nguồn gốc tài sản thì người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm và tội rửa tiền theo quy định của bộ luật hình sự. Trường hợp quá trình điều tra vụ án hình sự mà bị can có nghĩa vụ trả tiền cho tổ chức cá nhân phải bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nhưng trước đó đã thực hiện các hành vi tẩu tán tài sản bằng các hợp đồng, giao dịch hoặc ly hôn giả thì cơ quan chức năng cũng có thể kiến nghị với tòa án xem xét hủy bỏ các giao dịch, thủ tục đó theo quy định của pháp luật.

Vấn đề thu hồi tài sản do phạm tội mà có vẫn là vấn đề nan giải của nhiều năm nay. Theo thống kê từ các bạn án trong các vụ án thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng và chức vụ thì tỷ lệ thu hồi tài sản do phạm tội mà có rất thấp trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là người phạm tội không còn tài sản. Bởi vậy đối với những vụ án gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước hoặc chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản thì cơ quan chức năng cần làm rõ những tài sản mà bị can bị cáo đứng tên trước đó, làm rõ các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, phân chia tài sản chung vợ chồng và các giao dịch khác để chuyển dịch quyền sở hữu tài sản có vi phạm điều cấm của pháp luật không, có dấu hiệu tẩu tán tài sản hay không để hủy bỏ các giao dịch này, thu hồi tài sản cho nhà nước.

Ngoài ra với những người thân thích của bị can bị cáo mà lại đứng tên các tài sản lớn nhưng không chứng minh được thu nhập nguồn gốc thì cũng có thể xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó có thể tịch thu phải xử lý về hành vi rửa tiền, che giấu tội phạm nếu hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của các tội danh này.

Dẫn chứng trường hợp cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, trước khi bị bắt, ông Trần Văn Nam và vợ đã làm thủ tục ly hôn. Bà P.M.H – vợ ông Nam là người đệ đơn ly hôn. Theo thông tin nắm được, đến nay cơ quan điều tra xác định trước khi bị bắt thì ông Nam đã ly hôn với vợ. Vấn đề này cơ quan điều tra cũng cần làm rõ việc ly hôn này có kèm theo thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng hay không, việc thỏa thuận này có ngay tình hay không, có dấu hiệu tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm dân sự hay không.

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy việc ly hôn này có kèm theo việc thỏa thuận phân chia tài sản phần lớn cho người vợ thì cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ động cơ mục đích của hành vi này là gì?. Đồng thời làm rõ trách nhiệm dân sự của bị can này đối với vụ án hình sự đang xử lý. Trong trường hợp tòa án kết tội và tuyên về trách nhiệm dân sự bồi thường, khắc phục hậu quả, phải hoàn trả tài sản do phạm tội mà có mà trước đó bị can này đã có các giao dịch nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng thì cơ quan chức năng cũng có thể xem xét đánh giá tính hợp pháp của các giao dịch này, nếu có căn cứ cho thấy có động cơ tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm dân sự thì tòa án có quyền hủy bỏ các giao dịch này theo quy định pháp luật./.

Theo Báo mới.

Bổ sung một loạt hành vi được coi là bạo lực gia đình

Im lặng khi về nhà, không chê vợ nhưng suốt ngày khen hàng xóm chu đáo, ‘giận cá chém thớt’… là những biểu hiện không gây hại ra bên ngoài nhưng theo ĐBQH lại gây khủng hoảng về mặt tâm lý, tinh thần trong gia đình.

Vừa qua, Quốc hội thảo luận dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) phân tích, có những hành vi bạo lực biểu hiện cụ thể, nhận thấy rõ, tuy nhiên có những hành vi mà “chúng ta không nghĩ nó là hành vi nhưng lại gây ra khủng hoảng về tâm lý, tinh thần”, đó cũng là bạo lực gia đình.

“Khi về nhà, chồng im lặng suốt không nói gì, hoặc là không chê vợ nhưng suốt ngày cứ khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có hoặc là giận cá chém thớt tức là không hành động gì với người bị bạo hành cả nhưng cứ đánh chó, đánh mèo,…lâu dài cũng làm cho thành viên bị tác động sẽ bị khủng hoảng về tâm lý”, ĐB Phan Thị Mỹ Dung nhìn nhận.

ĐB Phan Thị Mỹ Dung

Những biểu hiện này diễn ra nhưng rất khó nhận biết, cho nên ĐB kỳ vọng lần này Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được áp dụng hiệu quả hơn.

Chồng tối ngày đi nhậu giải buồn, để vợ ở nhà có phải bạo lực gia đình?

ĐB Trình Lam Sinh (An Giang) cho hay, mô hình trong xã hội Việt Nam cũng như mối quan hệ từng gia đình hiện có thay đổi rất lớn, đã xuất hiện nhiều hành vi bạo lực rất đa dạng, hình thức tinh vi, phức tạp với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, càng lúc khó xử lý.

Theo ông, nhiều trường hợp cách thức xử lý đôi khi chưa nhận được sự đồng tình của xã hội, có sự việc rất nghiêm trọng nhưng thời gian xử lý lâu, mức phạt chưa thỏa đáng.

Đề cập đến tờ trình của Chính phủ có đề cập số liệu điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục, trong đó có 90% không dám hoặc không muốn nhờ can thiệp giúp đỡ, ĐB Sinh cho rằng đây là số liệu rất đáng báo động, đáng lo ngại, cần có bước xử lý nghiêm khắc hơn.

“Kết quả điều tra này cho thấy bạo lực gia đình ở Việt Nam đang tăng lên so với 2009, làm thiệt hại 1,8% GDP của đất nước, rõ ràng rất nguy hiểm”, ông Sinh nhấn mạnh.

ĐB Trình Lam Sinh.

ĐB nhận định, hiện nay hành vi bạo lực rất đa dạng, có thể bạo lực của cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ già, chồng với vợ, không loại trừ trường hợp bạo lực của vợ với chồng. Ông kể, bản thân ông vừa xem một clip người phụ nữ “đập chồng không còn ra gì hết, ông chồng chỉ biết ôm đầu bỏ chạy”.

Theo ông, tựu chung lại có hành vi bạo lực bằng thể xác và bạo lực bằng tinh thần. Bạo lực thể xác có dấu vết, có thể chứng minh được, nhưng bạo lực tinh thần gây ra khủng hoảng cho những người bị bạo hành rất lớn. Đây là vấn nạn và hiện có xu hướng trầm trọng.

ĐB Sinh nhắc đến những vụ việc gần đây, cha mẹ mâu thuẫn thì bế con theo tự tử; cha ghẻ, mẹ ghẻ có những hành vi đánh đập con trẻ dẫn đến tử vong.

Ông cũng đề nghị xem xét bổ sung thêm các hành vi bạo lực gia đình, vì còn nhiều dạng khó nói được như hành vi bạo lực tinh thần.

“Hai vợ chồng vì lý do nào đó không có con, người chồng không ly hôn hay rời bỏ mà vẫn yêu thương vợ, nhưng tối ngày đi nhậu với bạn để giải buồn, để vợ ở nhà, đó có phải hành vi bạo lực tinh thần không?”, ĐB Sinh nêu câu chuyện và cho hay đây cũng là vấn đề phải nghiên cứu, bổ sung thêm để tránh trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình có thể thoát khỏi sự quản lý.

Đồng thời, ông kiến nghị bổ sung quy định người có hành vi bạo lực gia đình là người phải ra khỏi nhà khi xảy ra bạo lực gia đình, chứ không có lý gì mà người bị bạo lực lại ra khỏi nhà.

Băn khoăn về hành vi “cưỡng ép vợ hoặc chồng mang thai”

ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TP.HCM) băn khoăn dự thảo luật nêu một trong các hành vi bạo lực được quy định có việc cưỡng ép vợ hoặc chồng mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi.

Bà Tuyết bày tỏ sự khó hiểu về hành vi “cưỡng ép vợ hoặc chồng mang thai, phá thai”. Điều này có thể xảy ra trường hợp người chồng không muốn có con nhưng người vợ ép buộc phải có con. Mặc dù vậy, bà Tuyết cho rằng nếu quy định như vậy thì phải viết lại trong điều luật cho rõ ràng.

ĐB Văn Thị Bạch Tuyết.

Cũng về các hành vi bạo lực gia đình, ĐB Nàng Xô Vi (Kon Tum) đề nghị bổ sung hành vi cưỡng ép hoặc ngăn cản việc sử dụng biện pháp tránh thai theo ý muốn, cưỡng ép sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều, cưỡng ép mang thai hộ trái pháp luật.

Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho rằng, bạo lực về thể xác, bạo lực về kinh tế thì nhận diện được ngay, nhưng bạo lực về tinh thần không hề đơn giản để nhận ra được. Việc biểu hiện ra ngoài như nào để lượng hóa cho hết, cho đầy đủ là không giản đơn.

Theo Bộ trưởng, chúng ta nói nhiều về bạo lực tình dục, nhưng đây là vấn đề tế nhị, ít được đề cập đến nên khó nói được hết những gì cần phải nói.

“Khó như vậy thì dựa vào gì là chính?”, Bộ trưởng nêu câu hỏi và cho biết, cơ quan soạn thảo đã bắt đầu từ Hiến pháp 2013, đó là quyền con người.

Với cách tiếp cận như vậy, cơ quan soạn thảo lựa chọn 18 hành vi được quy vào bạo lực gia đình. Ông mong các ĐB từ góc độ thực tiễn, tiếp cận có thể đóng góp thêm, nhất là góc độ bạo lực tinh thần.

Bộ trưởng VHTT&DL kể thêm, khi ông báo cáo trước UB Xã hội để thẩm tra sơ bộ và thẩm tra chính thức dự án luật, chính các thành viên cũng kể: “Bây giờ sức ép của các bà vợ cứ bảo phải đi làm cho có thật nhiều tiền, rồi phải lên chức nọ chức kia, đấy có phải hình thức bạo lực không?”. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng đấy là câu chuyện rất thực.

Theo Báo mới.

Cách xác định phạm vi ba đời trong hôn nhân

Luật Hôn nhân và gia đình cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Tôi và cô người yêu đang định tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, tết Nguyên đán vừa rồi, khi tôi dẫn cô ấy về ra mắt gia đình thì mới biết cô ấy là em họ của mẹ tôi (bà ngoại tôi và cha cô ấy là anh em ruột).

Tôi nghe nói không được kết hôn với người trong họ hàng có phạm vi ba đời. Cho tôi hỏi, về mặt pháp luật tôi và cô người yêu có được đăng kí giấy kết hôn không?

Bạn đọc có địa chỉ mail nguyenminhnam…@gmail.com

Luật sư xin tư vấn như sau:

Luật Hôn nhân và Gia đình cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; …(điểm d, khoản 2 Điều 5).

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình).

Trường hợp của bạn nếu xét ở phạm vi họ hàng thì người yêu của bạn ngang hàng với mẹ của bạn và giữa hai người có họ hàng với nhau. Tuy nhiên, xét ở phạm vi họ hàng thì giữa bạn và người yêu bạn lại không thuộc trường hợp có họ trong phạm vi ba đời theo quy định trên.

Như vậy, quan hệ giữa bạn và người yêu bạn thì không thuộc diện có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, về mặt pháp luật, hôn nhân giữa bạn và người ấy không vi phạm điều cấm.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

 

Tài sản có được trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi người

Câu hỏi: Tôi mua mảnh đất và đã làm nhà trên đất này từ trước khi lấy vợ. Hiện nay, vợ tôi đang lao động ở nước ngoài và tôi muốn bán nhà, đất này. Xin hỏi luật sư, tôi có thể tự mình bán nhà đất của mình không? Nguyễn Việt Dũng (Hà Nội)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Đầu tiên cần phải xác định, mảnh đất và nhà có trên đất mà bạn nhắc đến là tài sản chung của vợ chồng bạn hay là tài sản sản riêng của bạn. Bởi khoản 1, Điều 33 – Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định về tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Còn theo khoản 1, Điều 43 – Luật Hôn nhân và gia đình: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.

Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn là tài sản được hình thành sau khi kết hôn là tài sản chung vợ chồng và tài sản có được trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi người. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tài sản riêng của mỗi người cũng có thể trở thành tài sản chung vợ chồng nếu như người sở hữu tài sản riêng nhập tài sản đó vào tài sản chung vợ chồng.

Ví dụ, nhà đất được bạn đứng tên sở hữu, sử dụng một mình trước khi lấy vợ. Nhưng sau khi lấy vợ, bạn làm thủ tục để vợ được cùng bạn đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất. Lúc này, tài sản riêng của bạn đã trở thành tài sản chung vợ chồng. Do đó, nếu nhà đất mà bạn nhắc đến đã trở thành tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng, bạn bắt buộc phải có ý kiến của vợ bạn.

Vấn đề này được quy định tại khoản 2, Điều 35 – Luật Hôn nhân và gia đình. Đó là việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Còn nếu nhà đất đó vẫn là tài sản riêng của bạn thì bạn có toàn quyền chuyển nhượng mà không cần phải có sự đồng ý của vợ bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc định đoạt tài sản có trước thời kì hôn nhân. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Vợ có được thừa kế chức vụ tổng giám đốc sau khi chồng chết không?

Câu hỏi: chồng của tôi vừa bị mất vì bệnh nặng. Trước khi mất, chồng tôi là tổng giám đốc (TGĐ) và là người đại diện theo pháp luật của một công ty cổ phần. Chồng của tôi có 40% cổ phần trong công ty đó. Tôi muốn biết rằng, tôi có được quyền thay chồng tôi nắm giữ 40% cổ phần và làm TGĐ công ty đó được không? Ngoài ra, các quyền liên quan của tôi và hai con của tôi và chồng tôi đối với 40% cổ phần trong công ty này thế nào? (Chị Ly – Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền làm TGĐ công ty của bà Tiên, theo các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp, chức vụ không phải là đối tượng được để lại thừa kế. Do vậy, dẫu rằng chồng của bà Tiên có lập di chúc để lại quyền thừa kế chức vụ TGĐ của ông cho bà Tiên thì bà Tiên cũng không có quyền đương nhiên được làm TGĐ công ty sau khi chồng bà chết. Cụ thể hơn, về vấn đề này, Khoản 5 Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định: “Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Như vậy, trong trường hợp này, hội đồng quản trị của công ty cổ phần có quyền cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Thứ hai, về quyền thừa kế đối với 40% cổ phần, khi cổ đông của công ty cổ phần chết, thì số cổ phần của họ trong công ty trở thành tài sản thừa kế để lại cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp cổ đông chết không để lại di chúc thì số cổ phần sở hữu trong công ty cổ phần sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất. Nếu cha đẻ, mẹ đẻ đã chết; không có cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi hợp pháp hoặc có nhưng họ đã chết, thì chỉ còn vợ và con đẻ là người thừa kế. Thủ tục khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng. Người thừa kế phải thông báo với công ty về việc hưởng thừa kế số cổ phần của cổ đông đã chết để trở thành cổ đông của công ty.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc vợ có được thừa kế chức vụ tổng giám đốc sau khi chồng chết không .Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bố mẹ mất hết tài sản chia thế nào?

Câu hỏi: Bố tôi mất được 1 năm thì mẹ mất. Tài sản bố mẹ để lại là một căn nhà và một mảnh đất nhưng không để lại di chúc. Nhà có 2 anh em vậy chúng tôi muốn thừa kế chia tài sản như thế nào thì đúng pháp luật? Anh Nam – Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Luật sư xin tư vấn như sau:

 Do bạn không nói rõ thời gian mất của bố, mẹ bạn nên chúng tôi trả lời trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành như sau:

Theo dữ kiện bạn đưa ra bố mẹ bạn chết vào hai thời điểm khác nhau và không có di chúc nên trường hợp này việc chia thừa kế sẽ đuợc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 613. Người thừa kế “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.”Cụ thể: Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm, địa điểm mở thừa kế “1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.”

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Và Điều 612 “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Như vậy do bố bạn chết trước (giả sử ông bà nội chết trước bố bạn) nên hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn sẽ gồm: vợ và các con (con ruột và con nuôi (nếu có)).Theo đó, di sản của bố bạn sẽ là ½ giá trị tài sản (căn nhà và một mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ bạn) sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất của bố bạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn gồm: ông bà ngoại bạn và các con (con ruột và con nuôi (nếu có))..

Tài sản của mẹ bạn là ½ giá trị tài sản (căn nhà và một mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ bạn) + một phần tài sản mà mẹ bạn đuợc thừa kế từ bố bạn, số tài sản này sẽ đuợc chia đều cho các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất của mẹ bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc bố mẹ mất hết tài sản chia thế nào .Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Con gái đi lấy chồng, mất quyền thừa kế?

Câu hỏi: Gia đình tôi có bốn người, cha mẹ, tôi và anh tôi. Năm 2011, cha mẹ tôi lớn tuổi nên đã qua đời.

Trước khi mất, không ai để lại di chúc (tài sản để lại là 1.000 m2 đất và nhà). Hiện nay do làm ăn thua lỗ, gia đình tôi lâm vào khó khăn nên đã về nói anh tôi chia lại một nửa tài sản nhưng anh tôi không chịu vì cho rằng con gái đã đi lấy chồng thì không được hưởng di sản của cha mẹ để lại. Vậy trong trường hợp này tôi có được chia tài sản của cha mẹ để lại hay không? Chị Hà (Tuyên Quang)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Nếu không có di chúc thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Cạnh đó, Điều 651 Bộ luật Dân sự cũng nêu rõ những người thừa kế theo pháp luật bao gồm:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết…

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết…

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Đối chiếu với quy định trên, khi cha mẹ bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản để lại sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là bạn và anh bạn.

Đồng thời, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Trong trường hợp bạn đã nói chuyện cụ thể với anh mà anh bạn vẫn không đồng ý chia di sản thừa kế thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc chia thừa kế khi con gái đã đi lấy chồng.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com