UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng) đối với bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng (officetel, condotel) trên đất thương mại dịch vụ; giao trách nhiệm cho Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) thực hiện.
Theo đó, việc cấp sổ hồng được chia thành 2 quy trình. Quy trình số 1 dành cho chủ đầu tư dự án, gồm 5 bước, thời gian giải quyết trong 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quy trình số 2 dành cho khách hàng, gồm 9 bước, giải quyết trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở TN-MT phối hợp với các sở Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, thực hiện các bước cấp sổ hồng.
Dù đã có quy trình nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều dự án vẫn chưa có khách hàng được cấp sổ hồng. Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Khánh Hòa cho biết hiện nay chỉ có duy nhất dự án Vega City Nha Trang (nay là Libera Nha Trang) đã được cấp sổ hồng. “Để được cấp sổ hồng, dự án phải qua nhiều bước thẩm định. Nhiều dự án có thể đang gặp vướng mắc nên chưa đủ đủ điều kiện cấp sổ” – lãnh đạo văn phòng này giải thích.
Tại Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy BĐS du lịch nghỉ dưỡng” mới diễn ra, Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam thông tin toàn thị trường có 726 sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được giao dịch thành công trong năm 2023. Lượng giao dịch chưa phục hồi như kỳ vọng do một số dự án gặp vướng mắc về pháp lý.
Tỉnh Khánh Hòa đang phát triển mạnh loại hình bất động sản nghỉ dưỡng
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng BĐS nói chung và officetel, condotel nói riêng gặp khó khăn bởi vướng mắc về pháp lý, việc định giá đất, giải phóng mặt bằng, cấp sổ hồng… Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy hoạch để bảo đảm đồng bộ giữa các cấp quy hoạch còn mất nhiều thời gian.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong việc tháo gỡ vướng mắc về thực hiện các dự án BĐS tại nhiều địa phương, góp phần tăng nguồn cung cho thị trường. Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua sửa đổi các dự án luật rất quan trọng liên quan BĐS cũng giúp thị trường được gỡ vướng.
Mới đây, Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp thừa ủy quyền, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa dự án Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 và Luật Đất đai năm 2024 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024, để thực thi từ tháng 7-2024, sớm hơn dự kiến 6 tháng.
Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng, nếu các văn bản hướng dẫn sớm được thông qua với những quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn sẽ giúp gỡ vướng cho condotel, officetel. “Thời gian tới, BĐS nghỉ dưỡng sẽ có tiềm năng bởi thị trường hồi phục dưới tác động của các bộ luật mới. Đây là tín hiệu vui cho các địa phương đang phát triển du lịch” – ông Hải đánh giá.
Tồn kho còn lớn
Theo Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam, quý I/2024, toàn thị trường ghi nhận 9.970 sản phẩm BĐS du lịch được mở bán, trong đó có hơn 97% là hàng tồn kho của các dự án mở bán trước đó. Chỉ có 5 dự án mở bán mới hoàn toàn, cung cấp ra thị trường 326 sản phẩm, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 có thể cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.
Nhóm bị cáo biết khu đất đấu giá sẽ có tiềm năng tăng giá nên mong muốn mua 1 – 2 thửa để ở hoặc đầu tư kiếm lời. Tuy vậy, do không đủ khả năng tài chính nên bàn nhau ‘phá’ cuộc đấu giá để giữ đất và muốn làm một vụ ‘chấn động địa cầu’.
Ngày 6-3, TAND Hà Nội đã mở phiên tòa lưu động, xét xử sáu bị cáo trong vụ ‘thổi giá’ đất lên 30 tỉ đồng/m² khi tham gia đấu giá tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) từ ngày 26 đến 29-11-2024.
Sáu bị cáo hầu tòa cùng về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gồm: Nguyễn Đức Thành (33 tuổi, trú tại Bắc Ninh), Phạm Ngọc Tuấn (34 tuổi), Ngô Văn Dương (31 tuổi), Nguyễn Thị Quỳnh Liên (44 tuổi), Nguyễn Thế Trung (31 tuổi), Nguyễn Thế Quân (31 tuổi, cùng trú tại Đông Anh, Hà Nội).
‘Thổi giá’ đất ngoại thành lên 30 tỉ đồng/m²
Theo cáo trạng, tháng 11-2024 khi biết Công ty đấu giá hợp danh Thanh Xuân chuẩn bị đấu giá đất tại thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn) các bị cáo đã bàn bạc, trao đổi góp tiền mua hồ sơ, nộp tiền đặt cọc đăng ký tham gia đấu giá 58 thửa đất.
Cả nhóm thống nhất từ vòng thứ nhất đến vòng thứ tư sẽ đấu giá theo trình tự, trả giá dưới mức giá mà Tuấn ấn định từ trước. Kết quả đấu giá ở vòng thứ tư nếu thấy những người tham gia đấu giá khác trả giá vượt mức tối đa mà Tuấn đã ấn định, đến vòng thứ năm các bị cáo sẽ trả giá cao bất thường. Sau đó tới vòng thứ sáu nhóm không trả giá nhằm mục đích để phiên đấu giá không thành công, buộc phải tổ chức đấu giá lại.
Kết quả điều tra xác định có 36/58 thửa đất bị nhóm Tuấn, Dương, Thành, Trung, Liên và Quân thông đồng cố ý nâng giá ở vòng thứ năm với giá cao bất thường từ hơn 59 triệu đồng/m2 đến hơn 30 tỉ đồng/m2. Đến vòng thứ sáu thì tất cả sáu người trên đều không bỏ giá.
Sau khi đấu giá viên công bố kết quả đấu giá ở vòng thứ năm, do nhóm của Tuấn bỏ giá cao bất thường nên nhiều khách hàng chửi bới, gây mất an ninh trật tự tại khu vực đấu giá. Và đúng như “kịch bản” sáu người này không trả giá tại vòng thứ sáu, phiên đấu giá không thành công.
Cáo trạng xác định hành vi nâng giá của nhóm này đã vi phạm Luật Đấu giá tài sản, hậu quả gây thiệt hại tổng gần 420 triệu đồng. Trong đó, gây thiệt hại cho Công ty đấu giá hợp danh Thanh Xuân hơn
252 triệu đồng và 230 người mua hồ sơ tham gia đấu giá hơn 165 triệu đồng.
“Phải làm một vụ chấn động địa cầu”
Tại tòa, bị cáo Phạm Ngọc Tuấn thừa nhận hành vi phạm tội và khai khi nắm được tin về việc tổ chức đấu giá đất, biết khu đất này gần Khu công nghiệp Nội Bài, có tiềm năng tăng giá nên mong muốn mua được 1 – 2 thửa để ở hoặc đầu tư kiếm lời.
Để tham gia đấu giá, Tuấn cùng năm người thống nhất mua 58 bộ hồ sơ của 58 thửa đất. Cả nhóm hẹn nhau ở quán cà phê để xem xét hồ sơ, vị trí các thửa đất cũng như mức giá sẽ đưa ra cho từng thửa.
Tuấn sau đó gọi điện tới Công ty đấu giá hợp danh Thanh Xuân (đơn vị tổ chức đấu giá các thửa đất) và được tư vấn có thể bỏ giá tùy theo ý chí cá nhân, không hạn chế mức tiền. Nhóm sau đó lên kế hoạch nếu không đủ khả năng tài chính thì sẽ “phá” cuộc đấu giá.
Hội đồng xét xử hỏi theo hiểu biết cá nhân thì giá 1m2 đất tại khu đấu giá là khoảng bao nhiêu, Tuấn nói tối đa là 40 triệu đồng/m2.
Chủ tọa truy vấn: “Vậy tại sao bị cáo lại trả tới 30 tỉ đồng/m2, một mức giá không tưởng?”. Tuấn nói rằng mục đích của hành vi này là để giữ lại những thửa đất mà mình thích cho phiên đấu giá sau.
Đáng chú ý, khai báo ngay sau đó, bị cáo Ngô Văn Dương thừa nhận sau khi thực hiện phi vụ này, dư luận, báo chí đưa thông tin nên bắt đầu lo lắng, hỏi Tuấn: “Liệu có làm sao không?” và được Tuấn đáp: “Không làm sao hết”.
“Tuấn dặn nếu nhà báo hay ai hỏi, phải nói mình là người có tiền, là giới siêu giàu, phải làm một vụ chấn động địa cầu…”, Dương khai.
Tuy nhiên nhận thấy hành vi của bản thân “chắc chắn là phạm tội”, sợ bị xử lý, Dương cùng một số bị cáo đã ra đầu thú.
Gây rối loạn thị trường bất động sản
Sau nửa ngày xét xử, tòa tuyên phạt bị cáo Phạm Ngọc Tuấn 3 năm tù; Ngô Văn Dương 30 tháng tù; Nguyễn Đức Thành 24 tháng tù; Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân từ 12 – 18 tháng tù cho hưởng án treo.
Tòa đánh giá các bị cáo đều có nhận thức, hiểu biết pháp luật song sai phạm vì động cơ vụ lợi, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng uy tín cơ quan tổ chức liên quan, gây rối loạn thị trường bất động sản, gây bức xúc bất bình trong xã hội.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các giao dịch của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, người mua vẫn phải lưu ý đến điều kiện giao dịch, tiến độ thanh toán, điều kiện bàn giao, chất lượng bất động sản… để hạn chế rủi ro trong quá trình giao dịch.
Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Nhân Tâm
Để hạn chế những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch mua bán đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, resort villa…, người mua phải kiểm soát nội dung thoả thuận ban đầu giữa các bên trong hợp đồng mua bán và có những sự chuẩn bị chu đáo về mặt pháp lý để sẵn sàng cho mọi sự cố có thể xảy ra trong giao dịch.
Những tranh chấp phổ biến trong các giao dịch này thường là tranh chấp về điều kiện giao dịch của bất động sản, tranh chấp về tiến độ thanh toán, thời hạn và điều kiện bàn giao, chất lượng bất động sản được bàn giao…
Tranh chấp về điều kiện giao dịch
Điều người mua cần phải kiểm tra đầu tiên là đối tượng của hợp đồng như condotel, resort villa… (bất động sản) được chào bán có đảm bảo pháp lý để được đưa vào kinh doanh hay không. Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (sửa đổi) không quy định về điều kiện giao dịch đối với loại hình bất động sản căn hộ du lịch, dẫn đến đã có nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến điều kiện đưa vào giao dịch đối với loại hình bất động sản này.
Vụ việc thực tế thể hiện tại Bản án số 11/2022/DS-ST ngày 2-6-2022 của Toà án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà về việc tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ giữa nguyên đơn và chủ đầu tư là Công ty cổ phần T. cho thấy toà án theo quan điểm không tuyên hợp đồng mua bán căn hộ du lịch vô hiệu.
Theo tòa án, thời điểm hiện tại dự án đã có giấy phép xây dựng, điều kiện về giấy phép xây dựng đã được khắc phục và toà nhà có căn hộ đã được phép đưa vào sử dụng dù cho tại thời điểm ký kết hợp đồng dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng. Toà án nhận định rằng mục đích và nội dung của hợp đồng mà các bên hướng tới đã đạt được, không thay đổi về bản chất nên yêu cầu tuyên hợp đồng mua bán căn hộ vô hiệu của người mua là không có căn cứ.
Để khắc phục tình trạng này, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (Luật KDBĐS 2023) tại khoản 1 Điều 8 đã quy định nghiêm cấm hành vi kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định.
Quy định về điều kiện đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai (trong đó có loại hình bất động sản nghỉ dưỡng) được đưa vào kinh doanh theo Điều 24 của Luật KDBĐS 2023 như sau: Công trình xây dựng đã được khởi công xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất; có giấy phép xây dựng công trình xây dựng và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng… đã được công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật KDBĐS 2023.
Một khi người mua thẩm định được tính pháp lý của căn hộ đã đủ điều kiện kinh doanh thì sẽ tránh được rủi ro bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nguy cơ hợp đồng vô hiệu. Cần lưu ý thêm để người mua yêu cầu giải quyết hệ quả của hợp đồng vô hiệu, nhận lại số tiền đã thanh toán cũng chưa hẳn là điều dễ thực hiện.
Tranh chấp về tiến độ thanh toán giá bán bất động sản
Hiện nay, Điều 25 Luật KDBĐS 2023 quy định việc thanh toán trong mua bán công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc.
Những lần thanh toán tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua; trường hợp bên bán là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
Trong thực tế, vấn đề người mua nhận bàn giao căn hộ đạt đúng quy chuẩn đã thoả thuận sau đó thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo tiến độ hay thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo tiến độ thoả thuận trước, sau đó mới nhận bàn giao vẫn là nội dung các bên thường tranh chấp.
Điều này dẫn đến hệ quả khi xảy ra sự việc căn hộ bàn giao không đúng chất lượng, quy chuẩn đã thoả thuận và người mua không đồng ý thanh toán theo tiến độ khi chất lượng căn hộ chưa đạt yêu cầu.
Vì vậy, hợp đồng nên quy định rõ bên nào phải là bên thực hiện nghĩa vụ trước hoặc việc một bên vi phạm chất lượng bàn giao là điều kiện để bên kia được hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo tiến độ. Tránh trường hợp hợp đồng chỉ quy định chung chung, không xác định rõ bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước dẫn đến những tranh chấp sau này.
Một số hợp đồng mua bán trong thực tế cho thấy các bên thường thoả thuận tại phụ lục hợp đồng về tiến độ thanh toán giá trị căn hộ có nội dung bên mua sẽ thanh toán đạt 70% (hoặc 50%) giá trị hợp đồng tại thời điểm có thông báo bàn giao căn hộ.
Nội dung thỏa thuận này có thể được hiểu rằng, ngay khi có thông báo nhận bàn giao, bên mua phải tiến hành thanh toán dù rằng bên mua chưa được kiểm tra chất lượng căn hộ, chưa được nhận bàn giao nhưng đã phải thanh toán giá trị căn hộ đến tiến độ khi đã nhận bàn giao theo luật. Điều này là không phù hợp với tinh thần của Luật Kinh doanh bất động sản và gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của bên mua.
Do đó, cần ràng buộc điều kiện được xem như là các bên đã bàn giao hoàn tất khi người mua đồng ý ký vào biên bản nhận bàn giao căn hộ. Thời điểm này mới được xem là người mua đã hoàn tất việc nhận bàn giao và sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đạt đến 70% (hoặc 50%) giá trị căn hộ.
Thiết nghĩ, hợp đồng mẫu (hợp đồng mua bán công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú) do Chính phủ quy định (1)nên theo hướng việc mua bán công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo phương thức thanh toán nhiều lần thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật KDBĐS 2023.
Việc thanh toán sẽ không được quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng).
Người mua cũng phải lưu ý những thoả thuận mang tính chất không bảo đảm công bằng trong giao dịch cho người mua. Đơn cử như trong trường hợp người mua vi phạm thời hạn thanh toán của bất kỳ đợt thanh toán theo tiến độ nào cũng sẽ bị mất quyền được yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ chịu phạt khi vi phạm thời hạn bàn giao căn hộ, vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại, dù chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao căn hộ, nghĩa vụ nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận nhưng vẫn có quyền phạt vi phạm khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo tiến độ ngoài khoản tiền chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo luật.
Tranh chấp về thời hạn, điều kiện bàn giao và vận hành khai thác
Tranh chấp về thời hạn bàn giao căn hộ là tranh chấp phổ biến giữa các bên. Trong thực tiễn, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tới thời điểm bàn giao, tuy chưa thể thực tế hoàn thiện dự án để đưa vào vận hành, khai thác (vì nguyên nhân chủ quan từ phía chủ đầu tư) nhưng một số chủ đầu tư có thiện chí sẽ vẫn ký thoả thuận nhận bàn giao và chi trả phí như khi đưa vào vận hành, khai thác thực tế cho khách hàng.
Người mua cần lưu ý thoả thuận liên quan đến cam kết về tiến độ (khoảng thời hạn gia hạn bàn giao), những sự kiện pháp lý được xem là sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan để chủ đầu tư được miễn trừ các trách nhiệm dân sự khi vi phạm thời hạn bàn giao. Bên cạnh đó là tìm phương án giải quyết khi đến thời điểm bàn giao, đưa vào vận hành khai thác (sau khi hết thời hạn gia hạn, khoảng thời hạn diễn ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan) nhưng chủ đầu tư không thể đáp ứng được tiến độ.
Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử, có toà án đã nhận định rằng đối với việc bàn giao căn hộ khi chưa hoàn thành phần sử dụng chung, phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng của bên bán… chưa hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải không ảnh hưởng đến các điều kiện bàn giao căn hộ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Vì vậy, ngoài chất lượng của căn hộ bàn giao, để đảm bảo đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng, người mua cần lưu ý thoả thuận về việc căn hộ được bàn giao phải đáp ứng được điều kiện để đưa vào vận hành, khai thác kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch.
Hiện tại, Điều 27 của Luật KDBĐS 2023 quy định chủ đầu tư dự án bất động sản bàn giao công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua theo đúng hợp đồng đã ký kết và bảo đảm các nguyên tắc công trình xây dựng đã được nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Tuy nhiên, Nghị định 35/2023/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng.
Dù vậy, để người mua đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng khi nhận bàn giao căn hộ thì cần lưu ý đến những cam kết của chủ đầu tư đối với tiến độ những hạng mục khác của dự án để đảm bảo căn hộ có thể được đưa vào khai thác, sử dụng.
Bình Định là địa phương đang được nhiều nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng quan tâm. Ảnh minh họa: Hiếu Trương
Tranh chấp về chất lượng bất động sản được bàn giao
Thông thường, các hợp đồng mua bán căn hộ du lịch tại phụ lục thoả thuận về danh mục trang thiết bị, vật liệu gắn liền với căn hộ thường có thoả thuận cho phép chủ đầu tư được tuỳ nghi lựa chọn vật liệu, trang thiết bị thay thế từ các nhà cung cấp như “chất lượng tương đương”, “tuỳ theo thiết kế của chủ đầu tư”…
Không ít trường hợp khách hàng mua căn hộ khi nhận bàn giao thì phát hiện căn hộ được bàn giao không đúng với thiết kế ban đầu và/hoặc nội thất, chất lượng căn hộ không đúng với bản mô tả ban đầu tại hợp đồng đã ký kết hoặc không phù hợp với khái niệm “tương đương” đã thoả thuận.
Để hạn chế các tranh chấp liên quan đến trường hợp này, người mua cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các văn bản về nghiệm thu chất lượng công trình, các văn bản thể hiện nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu… Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng mua bán căn hộ du lịch thì người mua cần yêu cầu chủ đầu tư làm rõ các khái niệm như “vật liệu tương đương”, “chất lượng tương đương”…, đây là các khái niệm có nội hàm rộng, dễ đánh tráo nhưng lại khó chứng minh.
Trường hợp xác định rõ chủ đầu tư có vi phạm thì người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư khắc phục trong thời hạn nhất định theo thoả thuận tại hợp đồng trước khi ký biên bản nhận bàn giao căn hộ. Trường hợp trong hợp đồng mua bán quy định chế tài do vi phạm thì người mua cũng nên xem xét áp dụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy, hợp đồng cần ghi nhận rõ những quyền này của người mua căn hộ.
Ngoài ra, nếu người mua có ý định theo đuổi một tiến trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình khi chủ đầu tư bàn giao căn hộ không đúng chất lượng đã thoả thuận (khi các bên không thể thống nhất được qua quá trình tự thương lượng, hoà giải) thì phải cân nhắc đến việc thu thập chứng cứ chứng minh cho lập luận này.
Như vậy, Luật KDBĐS 2023 ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các giao dịch của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người mua. Tuy nhiên, người mua cũng cần phải lưu ý đến những nội dung như bài viết đã đề cập để hạn chế rủi ro liên quan đến những vấn đề này trong quá trình giao dịch.
Không như kỳ vọng, các chuyên gia cho biết số lượng condotel hiện nay đang rất lớn, song tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai năm 2024, danh phận của condotel vẫn rất mờ nhạt.
Từng là “gà đẻ trứng vàng”, phát triển ồ ạt trong giai đoạn 2015 – 2018, thế nhưng sau ồn ào từ việc thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, khó khăn trong cấp sổ hồng, đến vụ vỡ trận cam kết lợi nhuận Cocobay, phân khúc condotel rơi vào trầm lắng và chưa tìm thấy lối ra.
Nguồn cung và lượng tiêu thụ condotel trong tháng 5/2024. Nguồn: DKRA
Condotel “dò đáy”
Thực tế, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), condotel xuất hiện ở nước ta từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 – 2018, hàng chục nghìn sản phẩm condotel với tổng giá trị khoảng 297.128 tỷ đồng được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng…
Thế nhưng bắt đầu từ năm 2019, sau những “cú đấm bồi” từ pháp lý đến cam kết lợi nhuận, dịch bệnh… loại hình sản phẩm này mất điểm trong mắt các nhà đầu tư, rơi vào trầm lắng.
Đã có nhiều kỳ vọng rằng khi các “luật đinh” của thị trường bất động sản được sửa đổi, bổ sung, condotel sẽ có “danh phận”, sớm phục hồi và ổn định.
Song, báo cáo phân tích mới đây của DKRA cho thấy sức cầu condotel hồi quý I/2024 đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, lượng tiêu thụ chỉ bằng 35% so với cùng kỳ, 90% dự án không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý. Trong khi đó, 2 tháng đầu của quý II, thị trường cũng chỉ ghi nhận 1 dự án ở giai đoạn tiếp theo và tiêu thụ được 1 căn.
Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS, lượng giao dịch kém do nguồn cung yếu, hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm giá trị cao, phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đã cắt lỗ từ trước của các chủ đầu tư. Trong khi, niềm tin nhà đầu tư chưa được phục hồi do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, thanh khoản kém.
“Một số dự án condotel vẫn “đóng” giỏ hàng, không phát sinh giao dịch do vướng mắc pháp lý. Để “hồi sinh” loại hình condotel, Nhà nước cần sớm “lấp đầy” khoảng trống pháp lý cho người mua, quy định ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư, khách mua, đơn vị quản lý…”, ông Đính chia sẻ.
Mờ nhạt danh phận condotel
Cũng theo đánh giá của nhiều chuyên gia “mùa đông condotel” sẽ tiếp tục kéo dài. Sức cầu chung tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.
Bởi lẽ, dù đã được nhắc đến tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 nhưng nội dung của 2 bộ luật quan trọng trên cho thấy, bóng dáng của loại hình condotel vẫn còn khá mờ nhạt.
Cụ thể, tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có 6 lần cụm từ “du lịch” được nhắc đến, tuy nhiên cụ thể loại hình căn hộ du lịch (condotel) là gì, định nghĩa, chức năng, quyền sở hữu,…. dường như vẫn chưa được thể hiện một cách rõ ràng.
Hay tại Luật Đất đai 2024 nội dung liên quan đến đất đai gắn với loại hình căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng cũng chưa thật sự xuất hiện một cách rõ ràng, tường minh.
Tại điều 9 quy định về phân loại đất hiện không xuất hiện cụm từ “du lịch, nghỉ dưỡng” nào và loại hình condotel được cho là nằm trong phạm trù điều chỉnh của khoản đ, điểm 2 điều 9 “ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản”.
Tại điều 143 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, dự án sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau, loại hình condotel có thể nằm trong phạm trù của khoản C, điểm 1.
Song, khái niệm về căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng (condotel) liên quan đến xác định mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… vẫn chưa được tách bạch một cách rõ ràng, tường minh.
Trao đổi riêng với DĐDN, ông Đỗ Viết Chiến – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng condotel là loại sản phẩm mới so, thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, thế nhưng nhiều địa phương lại cấp phép cho phát triển ồ ạt, số lượng condotel trên cả nước hiện nay là rất lớn và khó để “xử lý”.
Việc định danh cho phân khúc này đã được tính toán nhiều lần, thế nhưng rất khó. Bởi xét trên khía cạnh quy hoạch, xác định đơn vị ở sẽ làm gia tăng dân số, và đặt ra những yêu cầu nhiều hơn về hạ tầng xã hội như y tế, trường học…Cũng từ đó, để xác định loại đất thực hiện dự án là gì cũng khó khăn.
Theo ông Chiến, khung pháp lý vẫn tiếp tục là trở ngại lớn cho condotel, ngay cả Luật Đất đai 2024 hay trước đó là Nghị định 10/2023/NĐ-CP cũng khó cởi trói vấn đề cấp sổ hồng. Muốn giải phóng hàng tồn kho lớn không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian triển khai dài và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên, từ Chính phủ, các ban ngành cho đến các chủ đầu tư và nhà đầu tư.
Trước áp lực đáo hạn ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính nhằm duy trì hoạt động và đảm bảo dòng tiền.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục chứng kiến làn sóng gia hạn nợ, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Trước áp lực đáo hạn lớn, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính để duy trì hoạt động.
Một trong những trường hợp điển hình là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ (Cen Invest). Trái phiếu mã CIVCB2124001, phát hành tháng 10/2021 với lãi suất cố định 10,5%/năm, ban đầu có kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn vào ngày 13/10/2024. Tuy nhiên, sau lần thỏa thuận thứ hai với trái chủ vào cuối tháng 10/2024, Cen Invest đã kéo dài thời gian tất toán đến ngày 13/10/2025.
Trước đó, trái phiếu này được đảm bảo bằng 50 triệu cổ phiếu CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, HoSE: CRE) của Cen Group cùng quyền tài sản từ hợp đồng hợp tác giữa Galaxy Land và CRE tại dự án khu đô thị Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai, Hà Nội). Tuy nhiên, với việc giá cổ phiếu CRE lao dốc từ mức hơn 25.000 đồng/cổ phiếu đầu năm 2022 xuống dưới 7.000 đồng/cổ phiếu, Cen Invest đã phải bổ sung tài sản đảm bảo.
Cơ cấu trái phiếu đáo hạn theo ngành năm 2025 theo số liệu của VNDIRECT Research.
Theo văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 11/2/2025, doanh nghiệp này đã thế chấp thêm 20,7 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Thành Đạt VN (tương đương 67,87% vốn điều lệ), chủ đầu tư dự án khu dân cư Khe Cát tại Quảng Yên, Quảng Ninh, cùng quyền tài sản phát sinh từ dự án.
Không chỉ đóng vai trò tài sản thế chấp, Thành Đạt VN còn cam kết bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu của Cen Invest, đồng thời không phát sinh thêm khoản vay mới hay dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ khác. Nếu phải bán toàn bộ cổ phần tại Thành Đạt VN để thanh toán nợ, Cen Invest cam kết mức giá tối thiểu 373 tỷ đồng, với điều kiện được trái chủ chấp thuận. Giao dịch này sẽ hoàn tất muộn nhất vào ngày 31/05/2025, và số tiền thu về sau khi trừ chi phí sẽ được chuyển vào tài khoản trả nợ trái phiếu.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại CRE, doanh nghiệp vừa được trái chủ chấp thuận gia hạn trái phiếu CRE202001 thêm gần 9 tháng. Trái phiếu này có giá trị 450 tỷ đồng, phát hành cuối năm 2020 với kỳ hạn ban đầu 36 tháng, nhưng đã được gia hạn tổng cộng 22 tháng. Đến cuối năm 2024, công ty đã mua lại một phần nợ gốc, giảm dư nợ xuống còn khoảng 354 tỷ đồng.
Trái phiếu của CRE cũng được đảm bảo bằng gần 59 triệu cổ phiếu CRE, cùng với 50 triệu cổ phiếu Cen Invest, quyền tài sản từ Galaxy Land và một số tài sản khác. Tuy nhiên, do giá trị cổ phiếu sụt giảm, công ty phải điều chỉnh phương án thanh toán.
Theo văn bản gửi HNX ngày 24/1/2025, CRE cam kết chuyển toàn bộ dòng tiền từ hợp đồng hợp tác tại dự án Khe Cát vào tài khoản trả nợ cho trái chủ. Đồng thời, lãi suất trái phiếu cũng được điều chỉnh giảm từ 12%/năm xuống 10,5%/năm từ tháng 2/2025.
Ngoài Cen Invest và CRE, nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang phải gồng mình gia hạn nợ trái phiếu. Đơn cử, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nam An đối mặt với khoản trái phiếu đáo hạn 4.700 tỷ đồng, Nam An đang gặp áp lực lớn khi tình hình tài chính khó khăn, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt ngưỡng an toàn.
Hay tại Công ty cổ phần Đầu tư Kinh Doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam, với 4.695 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, doanh nghiệp này đang trong tình trạng báo động về khả năng thanh toán.
Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) đã tất toán trước hạn 2 lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng để giảm áp lực nợ, mặc dù kỳ hạn gốc đến tháng 3/2029 mới đáo hạn. Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát cũng đã hoàn tất mua lại 390 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, đưa dư nợ trái phiếu về 0…
Theo báo cáo của bộ phận nghiên cứu Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT Research), năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi tổng giá trị trái phiếu đáo hạn ước tính lên đến 203.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2024. Trong đó, nhóm bất động sản đối mặt với áp lực lớn nhất với hơn 130.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, chiếm 64% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường và cao gấp đôi so với năm 2024.
Một yếu tố đáng lo ngại là 56.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đã được gia hạn trước đó sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2025, làm gia tăng áp lực thanh khoản cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án vẫn còn chậm so với kỳ vọng, kéo theo khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa ốc.
Không chỉ ngành bất động sản, các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng cũng có khối lượng trái phiếu đáo hạn đáng kể trong năm 2025, với giá trị hơn 33.000 tỷ đồng, chiếm hơn 16% tổng giá trị đáo hạn.
Nhìn chung, với áp lực nợ ngày càng lớn, doanh nghiệp bất động sản không chỉ phải tìm cách tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính mà còn phải đảm bảo dòng tiền ổn định để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
– Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cũng như thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh và bền vững. Trong đó, HoREA đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel) một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Cụ thể, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với căn hộ condotel phục vụ mục đích du lịch.
Hiện nay, quy chuẩn và tiêu chuẩn của phòng khách sạn (không có bếp riêng), căn hộ khách sạn (phòng suite có bếp riêng), biệt thự trong khu du lịch nghỉ dưỡng đã tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế theo Luật Du lịch 2017. Tuy nhiên, quy chuẩn xây dựng condotel vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn của thị trường.
Ảnh minh họa.
Thứ hai, HoREA đề xuất Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các địa phương trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel (sổ hồng) gắn liền với quyền sử dụng đất có thời hạn tối đa 50 năm, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024.
Đồng thời, đối với các dự án căn hộ condotel có nguồn gốc từ đất ở chuyển đổi sang đất thương mại, dịch vụ (du lịch) hoặc thuộc khu vực đã điều chỉnh quy hoạch thành đất ở, hiệp hội đề nghị cấp sổ hồng cho nhà đầu tư và khách hàng. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận là chủ đầu tư đã chuyển đổi dự án căn hộ condotel thành dự án nhà ở thương mại và nhà đầu tư, khách hàng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước.
Thứ ba, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua căn hộ condotel thuộc các dự án ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh. Đề xuất này nhằm tăng thanh khoản, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư phát triển condotel, đồng thời tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển bền vững theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Theo HoREA, từ năm 2014 đến nay trên phạm vi cả nước đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển một loại hình sản phẩm bất động sản du lịch mới, gồm các dự án căn hộ khách sạn, biệt thự, nhà phố trong các khu du lịch nghỉ dưỡng. Loại hình này tập trung phát triển tại các khu vực ven biển, hải đảo như Vân Đồn, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc, và tại Lâm Đồng, Đồng Nai… Trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 3 địa bàn đang phát triển “nóng”.
Theo số liệu thống kê của 16 tỉnh thành cho thấy, chỉ riêng các khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn (từ 50 ha trở lên) đã có 77 dự án, với tổng diện tích 18.019 ha; có 16.537 phòng khách sạn, 12.056 căn hộ condotel, 11.174 biệt thự nghỉ dưỡng. Ngoài ra, còn có hơn 120 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô vừa và nhỏ, có diện tích dưới 50 ha/khu.
Từ năm 2015 đến tháng 9/2017, cả nước đã có 71 dự án condotel, officetel được cấp phép với tổng số 25.639 căn. Trong đó, có 15.010 căn hộ condotel (Hà Nội 4.114 căn, TP. HCM 208 căn, Đà Nẵng 4.565 căn và các tỉnh khác 5.823 căn); 10.629 căn officetel (Hà Nội 3.726 căn, TP. HCM 6.424 căn và các tỉnh khác 479 căn).
HoREA cho rằng, những số liệu này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường condotel và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ để đảm bảo sự phát triển minh bạch, bền vững và phù hợp với thực tiễn thị trường.
Chuyên gia dự báo thị trường giao dịch các loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự biển, căn hộ biển (flexhome), sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2025.
Theo DKRA, năm 2025 sẽ có khoảng 6.500 sản phẩm mở bán gồm 3.000 căn condotel, 1.500 căn biệt thự và gần 2.000 căn nhà phố thương mại. Con số này tăng gần 3 lần so với 2024, nhưng nếu so với giai đoạn cao điểm 2018-2019 chỉ bằng một phần nhỏ.
Hội môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) cũng cho rằng năm nay, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng khoảng 80% so với năm ngoái (tương đương gần 8.000 sản phẩm), chủ yếu là căn hộ dịch vụ. Việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hạ tầng, hấp lực từ ngành du lịch… là lực đỡ cho việc tăng nguồn cung ra thị trường.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 2025 mới chỉ là năm bất động sản nghỉ dưỡng “bớt khó”, còn để tăng nhiệt và bứt phá, đây chưa phải thời điểm.
Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA, cho rằng vướng mắc pháp lý đã có hướng ra nhưng chưa được giải quyết triệt để. Phần lớn nhà đầu tư loại hình này vẫn chờ tín hiệu từ thị trường khi hành lang pháp lý mới được áp dụng. Điều này dẫn đến thanh khoản khó có sự đột phá dù nguồn cung cải thiện.
Bên cạnh đó, phân khúc du lịch, nghỉ dưỡng cũng chịu thách thức không nhỏ khi áp dụng bảng giá đất mới theo giá thị trường.
Cụ thể là giá đất tăng cao sẽ kéo theo gia tăng chi phí thuê đất, bất động sản nghỉ dưỡng thuộc loại hình đất thương mại dịch vụ có thời hạn sở hữu. Với những dự án cần gia hạn thời gian thuê, chi phí đóng tiền là một ẩn số lớn, tác động mạnh đến cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đang sở hữu tài sản này. Nếu tính toán không kỹ, bất động sản nghỉ dưỡng rất dễ trở thành tiêu sản. Điều đó tạo tâm lý thận trọng với loại hình này.
Theo ông Lưu Quang Tiến, để bất động sản nghỉ dưỡng sôi động, vẫn cần thêm một vài năm nữa. Rào cản lớn của phân khúc này là câu chuyện hiệu suất đầu tư và bội thực nguồn cung. Sau nhiều năm tăng trưởng nóng, giá bán và nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang khá nhiều, giá cũng cao nhưng khai thác thương mại lại chưa được như kỳ vọng. Ngoài ra, những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua tại nhiều dự án trước đó tạo tâm lý thận trọng khi tiếp cận và lựa chọn bất động sản nghỉ dưỡng.
“Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng cải thiện chưa nhiều, tâm lý đầu tư còn yếu thì 2025 sẽ là năm bớt khó khăn nhưng chưa thể hoàn toàn khởi sắc”, ông Tiến đánh giá.
Theo giới chuyên gia, hiện nay có 2 vấn đề lớn có thể quyết định “cục diện” của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là thanh khoản và niền tin.
Theo đó, trong giai đoạn cao điểm 2015-2019, mỗi năm thị trường cho ra hàng nghìn căn biệt thự, nhà phố, condotel, nhưng chất lượng khai thác thấp, thị trường hấp thụ không kịp. Việc phụ thuộc lớn vào dòng khách quốc tế khiến nguồn thu từ hoạt động cho thuê và kinh doanh của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng.
Chính sách cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư từng là “chiêu bài” thu hút khách hàng nhiều năm trước, hiện trở thành điểm yếu gây ra nhiều vụ đổ vỡ khi chủ đầu tư không thực hiện được cam kết, khiến nhà đầu tư quay lưng. Không giải được bài toán lợi nhuận, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn khó khăn.
Theo bà Phạm Thị Miền, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Vars, lực cầu năm nay sẽ có sự cải thiện ở các thị trường trọng điểm có hạ tầng tốt và lượng khách quốc tế ổn định. Còn với thị trường chung, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể tạo bứt phá. Một số khu vực vẫn đang thừa nguồn cung nghỉ dưỡng cao cấp chưa đưa vào vận hành do chưa hoàn thiện hạ tầng, tiện ích. Nếu muốn chờ thị trường này nhộn nhịp như năm 2018, sẽ phải mất thêm một vài năm nữa.
Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng, căn hộ dịch vụ (condotel) sẽ là phân khúc có thể tín hiệu khởi sắc nhưng chỉ với những dự án đã được cấp sổ. Còn với biệt thự và nhà phố thương mại nghỉ dưỡng, nhu cầu sẽ kén chọn hơn và chỉ tập trung vào những thị trường trọng điểm về du lịch, với giá bán trên dưới 10 tỷ đồng.
Quyết định đầu tư vào Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay (Bình Thuận), khách hàng kêu cứu vì quá thời hạn bàn giao nhưng chủ đầu tư chưa xây dựng…
Đây là nội dung trong lá đơn cầu cứu khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Nhàn (sinh ngày 08/05/1963, tại xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá) gửi Diễn đàn Doanh nghiệp.
Một góc khu đô thị đẹp như mơ tại Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay được Nam Group quảng cáo. Ảnh: Nam Group
Theo đó, bà Nhàn là nhà đầu tư tại Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay do Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc làm chủ đầu tư.
Cụ thể, ngày 12/04/2022, bà Nguyễn Thị Nhàn đã ký Hợp đồng Nguyên tắc số E04-005/HDNT/TSB-TLB về các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng dất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại “dự án Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay” (tại thôn Văn Kê, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), với Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc (Địa chỉ văn phòng giao dịch tại 135-137 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh).
Theo hợp đồng, bà Nhàn mua quyền sử dụng đất với diện tích 108 m2; Loại nhà ở: Nhà phố; Tình trạng xây dựng khi bàn giao cho bên B: Nhà ở được hoàn thiện mặt bên ngoài, bên trong hoàn tất xây dựng phần thô; Diện tích xây dựng tạm tính: 03 tầng (gồm 1 trệt, 2 lầu) với diện tích xây dựng: 392,58m2; Giá chuyển nhượng: 8.176.350.000 VNĐ. Dự kiến trong quý 3/2023 chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà ở.
Tuy nhiên, bà Nhàn cho biết, dù đã quá hạn bàn giao nhà theo hợp đồng (dự kiến trong quý 3/2023 – PV), đồng thời bà cũng đã thanh toán nhiều đợt cho chủ đầu tư tổng cộng hơn 4,7 tỷ đồng, nhưng đến ngày 20/7/2024, chủ đầu tư là Cổ phần Trung Sơn Bắc vẫn không bàn giao nhà ở.
“Sau khi đi tìm hiểu tôi mới biết, thậm chí chủ đầu tư còn chưa xây dựng bất cứ hạng mục gì. Nhận thấy sự gian dối, có dấu hiệu lừa đảo của Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc, ngày 09/7/2024, tôi đã gửi đơn đề nghị hoàn trả lại số tiền tôi đã nộp. Nhưng họ luôn tìm cách né tránh, đưa ra các lý do để cố tình chiếm dụng tiền của tôi”, bà Nhàn chia sẻ.
Danh sách dự án bị “tuýt còi” tại Văn bản số 962/SXD-QLN&PTĐT ngày 14/4/2023 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận. Ảnh: N.G
Theo tìm hiểu của Diễn đàn Doanh nghiệp, năm 2003, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định giao đất cho Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Trung Sơn (nay là Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc) với diện tích 90,3ha để thực hiện Dự án Khu du lịch Hòn Lan. Đến năm 2009, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cấp phép để xây dựng.
Sau gần 10 năm không triển khai thi công, đến tháng 5/2019, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đồng ý điều chỉnh mục đích sử dụng đất của Khu du lịch Hòn Lan thành Dự án Thanh Long Bay.
Ngày 22/01/2020, UBND huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có quyết định số 39/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Tổ hợp nghỉ dưỡng Thanh Long Bay. Tiếp đến, ngày 11/1/2022, UBND huyện Hàm Thuận Nam tiếp tục có Quyết định số 50/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tổ hợp nghỉ dưỡng Thanh Long Bay tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Ngày 14/4/2023, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đã ban hành Văn bản số 962/SXD-QLN&PTĐT về việc chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh này.
Đáng chú ý, trong danh sách 33 chủ đầu tư, doanh nghiệp có dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, vi phạm về kinh doanh bất động sản tại địa phương có tên Dự án Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay của Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc.
Nói về lý do “tuýt còi” các dự án, Sở Xây dựng Bình Thuận cho biết, một số dự án mới ở giai đoạn được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được cấp phép nhưng chưa làm xong hạ tầng. Có trường hợp xây xong căn hộ nhưng chưa chuyển mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ qua đất ở đô thị… Thậm chí, có dự án đầu tư khu biệt thự, khu phố thương mại để bán và kinh doanh theo vòng đời dự án, nhưng pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về loại hình này.
Cũng trong văn bản này, Sở Xây dựng đề nghị các chủ đầu tư không thực hiện hoặc ký kết hợp đồng với đơn vị môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc vận dụng các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí; đăng tải trên mạng internet và các mạng xã hội khác về các nội dung liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản khi chưa đủ điều kiện giao dịch.
“Sở Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát thông tin các dự án bất động sản chưa đủ điều kiện mua bán, chuyển nhượng nhưng thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua để chấn chỉnh kịp thời, đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, nội dung văn bản nêu rõ.
Được biết, mới nhất, ngày 23/7/2024, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, qua rà soát, Sở Xây dựng Bình Thuận xác định đến nay chỉ có 12 dự án bất động sản đủ điều kiện mua bán, chuyển nhượng với 9 dự án đất nền và 3 dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trong danh sách này không có tên Dự án Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay của Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc.
Ở một diễn biến khác, trong Công văn số 2908/CV/TSB đề ngày 29/8/2024 gửi trả lời Diễn đàn Doanh nghiệp, Công ty CP Trung Sơn Bắc cho biết, hiện nay Dự án đã triển khai xong phần cơ sở hạ tầng và tiếp tục hoàn thiện các phân khu nhà phố thấp tầng.
“Về sự việc của khách hàng Nguyễn Thị Nhàn, chúng tôi đã tiếp nhận được thông tin và đang tích cực làm việc với đại diện uỷ quyền từ phía bà Nhàn. Đến thời điểm này, khách hàng Nguyễn Thị Nhàn chưa phải thực hiện tiếp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến thoả thuận đã ký, việc ngừng thực hiện nghĩa vụ tài chính này đã được áp dụng từ ngày 12/7/2023”, nội dung Công văn trả lời của Công ty Trung Sơn Bắc nêu, đồng thời chủ đầu tư này cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với khách hàng để cùng tháo gỡ vướng mắc và đưa ra hướng giải quyết hài hoà cho đôi bên.
Được biết, đơn vị sở hữu Công ty CP Trung Sơn Bắc là Nam Group, tiền thân là Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Bất động sản M&T, được thành lập từ tháng 5/2015, có trụ sở chính đặt tại số 135 – 137 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TPHCM. Đến năm 2016, công ty này đổi tên thành Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nam Anh và tiếp tục đổi tên thành Nam Group vào năm 2017.
Liên quan đến sự việc này, Diễn đàn Doanh nghiệp đang làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận và sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Sunshine Group phát hành trái phiếu với tài sản đảm bảo là cổ phiếu ưu đã cổ tức tại KS Group hình thành trong tương lai, KS Group mua trái phiếu của Sunshine Group sau đó thế chấp tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienglongbank).
Lấy một khoản cho vay này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác
Theo thông tin từ HNX, Sunshine Group hiện còn hai lô trái phiếu đang lưu hành là SSGCH2126003 và SSGCH2127004 với tổng giá trị là 3.000 tỷ đồng, đáo hạn vào năm 2026 và 2027. Cả 2 lô trái phiếu đều có lãi suất kỳ đầu tiên ở mức 11%/năm, các kỳ tiếp theo là lãi suất thả nổi.
Trong đó, lô trái phiếu SSGCH2126003 được phát hành vào ngày 1/11/2021với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm, các kỳ tiếp theo sẽ là lãi suất tiết kiệm cao nhất của 4 ngân hàng quốc doanh cộng thêm 4,5%/năm. Mỗi 12 tháng tập đoàn này sẽ thanh toán lãi một lần. Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu trên kể từ ngày phát hành là 100 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức của Sunshine Group tại KSGroup hình thành trong tương lai.
Còn lô trái phiếu SSGCH2127004 được phát hành vào ngày 31/12/2021 với kỳ hạn 6 năm. Các thông tin còn lại liên quan đến lô trái phiếu không được công bố.
Nhưng theo dữ liệu cho thấy, Công ty Cổ phần KS Group đang là trái chủ 2 lô trái phiếu trên do CTCP Tập đoàn Sunshine phát hành. Mới đây, KS Group đã mang thế chấp lô trái phiếu này tại Kienlongbank, cụ thể:
Hợp đồng số 360/23/HĐCC-CK ký ngày14/09/2023 tại Kienlongbank, chi nhánh Tiền Giang. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 4.422.000 Trái phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sunshine (Mã SSGCH2126003, số lượng: 2,750,000 và mã SSGCH2127004, số lượng: 1,672,000)
Hợp đồng số 345/23/HĐCC-CK ký ngày13/09/2023 tại Kienlongbank, chi nhánh Tiền Giang Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 5,000,000 Trái phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sunshine (Mã SSGCH2126003)a
Như vậy, qua 2 hợp đồng tín dụng này, KS Group đã thế chấp 7,750,000 trái phiếu mã SSGCH2126003, tương đương 775 tỷ đồng và thế chấp 1,672,000 trái phiếu mã SSGCH2127004, tương đương hơn 167,2 tỷ đồng.
Từ dữ kiện trên cho thấy, đầu tiên là Sunshine Group phát hành trái phiếu để mua cổ phần ưu đãi biểu quyết tại KS Group được hình thành trong tương lại, bước tiếp theo là KS Group mua đúng lô trái phiếu do Sunshine Group phát hành để mua cổ phiếu ưu đãi của KS Group, sau khi được Công ty chứng khoán KS xác nhận sở hữu trái phiếu, KS Group mang lô trái phiếu này đi thế chấp tại ngân hàng Kienlongbank.
Liên quan đến việc thế chấp trái phiếu doanh nghiệp của KS Group, theo dữ liệu, trong vòng 2 tuần (từ ngày 12 đến 26 /9/2023), KS Group, với vai trò là trái chủ, đã ký 18 hợp đồng tín dụng với Kienlongbank, các hợp đồng này được tiến hành gần như đồng thời tại nhiều chi nhánh của Kienlongbank (Hà Nội, Sài Gòn, Kiên Giang, Tiền Giang, Hải Phòng) và được sự ủng hộ rất tốt của Công ty cổ phần chứng khoán KS (KSS) thể hiện ở việc ban hành giấy xác nhận sở hữu trái phiếu, có những hợp đồng được tiến hành cùng ngày với ngày ban hành giấy xác nhận sở hữu trái phiếu. Tổng tài sản KS Group đã thế chấp là 59,160,568 trái phiếu (của 6 doanh nghiệp) với tổng giá trị tài sản thế chấp lên tới hơn 5,900 tỷ đồng trái phiếu, gấp hơn 3,9 lần vốn chủ sở hữu của KS Group.
Như vậy đây như một hình thức lấy một khoản cho vay này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác.
Theo các chuyên gia phân tích, về lý thuyết, trái phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu đều là tài sản. Việc cho phép sử dụng trái phiếu làm tài sản cầm cố hay không tùy thuộc vào quyết định của Ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại. Trên thế giới, một số quốc gia cho phép ngân hàng thương mại sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo bổ sung cho các khoản vay. Tuy vậy, ngay cả khi Ngân hàng trung ương cho phép, song nếu thấy đây là tài sản rủi ro, các ngân hàng thương mại có thể từ chối nhận làm tài sản cầm cố.
Công ty KS Group, tiền thân là Công ty cổ phần đầu từ SIPT, được thành lập vào năm 2020, với vốn điều lệ lúc đầu là 45 tỷ, trụ sở chính tại Tòa nhà Sunshine Center, Số 16 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. KS Group là một công ty chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Đến tháng 1/2022, KS Group tăng vốn từ 45 tỷ lên 1.450 tỷ (gấp 32 lần), cổ đông sáng lập của KS Group, gồm: Công ty cổ phần Tâp đoàn Sunshine sở hữu 51%, bà Trần Thị Thu Hằng sở hữu 33%, ông Trần Ngọc Minh sở hữu 8%, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh sở hữu 8%.
Được biết, bà Trần Thị Thu Hằng hiện đang là Chủ tịch HĐQT Kienlongbank từ tháng 5/2021 đến nay, hiện bà Hằng nắm giữ hơn 17,2 triệu cổ phiếu KLB của Kienglongbank, chiếm 4,77% vốn điều lệ ngân hàng, ngoài ra bà Hằng còn từng là Chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán KS. Trong khi đó, ông Đỗ Anh Tuấn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunshine sở hữu 4.972% Kienlongbank.
Ông Trần Ngọc Minh cổ đông sáng lập sở hữu 8% ở KS Group nhưng ông Minh hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Kienlongbank.
Sử dụng trái phiếu doanh nghiệp để thế chấp cho vay có phù hợp?
Tháng 12/2022, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) đề nghị NHNN xem xét trình Thủ tướng cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp được trị giá tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp, với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.
“Nếu có được khoản vay mới và được phép thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn vay quý giá, có tính chất là “vốn mồi” để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản thì hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay mới và các khoản vay cũ, có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cùng “dìu” nhau vượt qua khó khăn”, hiệp hội cho hay.
Liên quan đến vấn đề dùng trái phiếu làm tài sản đảm bảo cho vay, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng không thể lấy một khoản vay này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác.
“Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để lấy tiền, tức là một khoản vay nợ, nhưng hiện nay họ lại muốn dùng khoản vay nợ này để làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng thì rất khó được chấp nhận”, ông Thịnh nói.
GS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính). Ảnh: Internet
Theo ông Thịnh, việc cho vay của ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định như doanh nghiệp vay không có nợ xấu, dự án khả thi và các quy định về tài sản bảo đảm, để trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì tài sản đó được ngân hàng phát mãi để thu hồi vốn cho vay. Do đó, tài sản bảo đảm phải có cơ sở, còn nếu không đáp ứng quy định thì ngân hàng sẽ gánh rủi ro lớn. Thậm chí, nếu ngân hàng chấp nhận những tài sản thế chấp không nằm trong danh mục còn vi phạm pháp luật.
Ông Thịnh chia sẻ rằng ngân hàng có thể lấy cổ phiếu doanh nghiệp làm tài sản thế chấp, nhưng lấy trái phiếu để làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác là rất rủi ro.
TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cũng cho rằng đa số trái phiếu đã được doanh nghiệp mua lại từ các đợt phát hành trước là trái phiếu không có tài sản đảm bảo nên việc yêu cầu ngân hàng cho vay đến 70% thì có vẻ là sẽ khó khả thi. Do đó, không nên đề xuất một mức cụ thể như vậy. Tùy thuộc vào tính chất rủi ro của từng loại trái phiếu mà ngân hàng có thể xem xét và đưa ra tỷ lệ cho vay hợp lý trên mệnh giá.
Đối với các trái phiếu có đầy đủ các điều kiện như đầy đủ tài sản đảm bảo, thẩm định được dòng tiền và khả năng trả nợ thì ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay trên 70%, nhưng nếu như thiếu một trong những điều kiện trên thì căn cứ dựa trên thực tế thẩm định mà ngân hàng sẽ đưa ra mức cho vay phù hợp.
“Theo tôi đề xuất này sẽ không thể đưa vào thực thi được vì nó làm trái các quy định an toàn của ngân hàng”, ông Huân nêu và cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng như ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ không đồng ý.
“Nếu như đề xuất này đưa vào thực tế thì rủi ro đối với các khoản vay này rất lớn, nhất là đối với các trái phiếu không có tài sản đảm bảo và trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng hiện nay”, ông Huân nêu.
Chia sẻ quan điểm tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023 tổ chức ngày 27/12/2022, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng việc tổ chức tín dụng cấp tín dụng sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo để cấp tín dụng cho doanh nghiệp là không phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
“Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thời gian qua đề xuất rất nhiều. Nhưng có những đề xuất có thể xem xét được, cũng có những đề xuất thuộc về lĩnh vực quy định của pháp luật, nằm trong khuôn khổ pháp lý rồi nên không thể tự ý thực hiện được”, ông Tú giải thích.