Những quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử

Luật Hiệp Thành đưa ra khái niệm về hóa đơn điện tử và pháp luật có liên quan theo quy định của Thông tư 32/2011/TT-BTC

  1. Cơ sở pháp lý

Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành ngày 14/03/2011.

  1. Luật sư tư vấn

Khái niệm về hóa đơn điện tử

Theo như định nghĩa tại Điều 3, Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung về tên, ký hiệu, số thứ tự của hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua; Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;…

Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.

Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì: Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải thông báo cho khách hàng của mình về định dạng hoá đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử. Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hóa đơn điện tử đó.

Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau: Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử; Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định; Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật; Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn; Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm: Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu và Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.

Phát hành hóa đơn điện tử

Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Thông báo phát hành hóa đơn điện gồm các nội dung: tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…), ngày lập Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).

Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.

Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn.Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua) đến cơ quan thuế theo đường điện tử.

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (không bao gồm hóa đơn điện tử mẫu) phải niêm yết tại trụ sở tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời gian sử dụng hóa đơn điện tử.

Trong trường hợp tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.

Nội dung của hóa đơn điện tử

Hoá đơn điện tử phải có các nội dung sau:

– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

– Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

– Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thểgiữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.

– Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn,triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đăng ký tạm trú muộn có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi thường trú ở quê, tuy nhiên sau đó tôi chuyển lên thành phố sinh sống. Tôi cũng sống tại thành phố được thời gian rồi, cụ thể là 36 ngày. Tôi muốn hỏi, do tôi bận chưa đăng ký tạm trú được. Vậy trường hợp này tôi có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

 Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật cư trú 2006 Luật số: 81/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006

Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 Luật số: 36/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Số: 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 30 của quy định về đăng ký tạm trú:

Điều 30. Đăng ký tạm trú

  1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
  2. Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
  3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
  4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

  1. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.”

Căn cứ quy định tại Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013:

 

“4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.

Như thông tin bạn cung cấp, thì bạn đã chuyển đến chỗ ở mới trong thời hạn 35 ngày mà chưa đăng ký tạm trú tạm vắng. Như vậy , rõ ràng trường hợp này bạn đã vi phạm quy định pháp luật, vì không đăng ký thường trú trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bạn chuyển đến chỗ ở mới. Trường hợp này bạn sẽ phải xử phạt vi phạm hành chính:

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  3. b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
  4. c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  6. a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
  7. b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;
  8. c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
  9. d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;

  1. e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  4. b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
  5. c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
  6. d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;

  1. e) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;
  2. g) Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;
  3. b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
  4. c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
  5. d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại Điểm e, g Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn là không đăng ký thường trú trong thời hạn 30 ngày, trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này của bạn là 200.000 đồng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về vấn đề: Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?

Câu hỏi khách hàng:

Xin Luật sư cho biết điểm khác biệt giữa Công chức và viên chức? Và khi nào thì viên chức được chuyển sang công chức? Cảm ơn Luật sư.

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;

– Luật Cán bộ, Công chức Số 22/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;

– Nghị định số 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

– Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 Quy định chi tiết; một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Công chức, viên chức có một số điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai đối tượng này và khi nào viên chức được chuyển sang công chức.

Viên chức, công chức khác nhau thế nào?

– Viên chức được điều chỉnh theo Luật Viên chức 2010. Theo Luật này, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Công chức được điều chỉnh theo Luật Cán bộ, công chức 2008. Theo Luật này, công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…

Như vậy, có thể hiểu, nếu như viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập thì công chức hưởng chế độ biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?

Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, viên chức được chuyển sang công chức khi đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể, Nghị định này quy định như sau:

– Viên chức đã làm việc tại sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng (05 năm), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức, không qua thi tuyển.

– Viên chức khi tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được quy định là công chức trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì phải xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cũng là quyết định tuyển dụng.

– Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà được quy định là công chức, khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch bổ nhiệm, giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, hưởng lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tóm lại, căn cứ quy định nêu trên, viên chức được chuyển sang công chức nếu đáp ứng 3 điều kiện:

1) Đã làm việc 05 năm tại đơn vị sự nghiệp công lập;

2) Có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới;

3) Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng.

Hiện nay, trình tự, thủ tục và hồ sơ chuyển đổi từ viên chức sang công chức được thực hiện theo Thông tư 13/2010/TT-BNV.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Hồ sơ mẫu thay thế trong đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển thành bộ hồ sơ tài liệu thay thế báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hồ sơ trong đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

B.1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển thành bộ hồ sơ bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.1 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc như sau:

  1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý
  2. a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
  3. b) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:

– Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; Phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc các giấy tờ tương đương với các văn bản này;

– Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động.

– Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc hồ sơ giấy tờ tương đương) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu đồng xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Phụ lục 1: Bản sao Báo cáo ĐTM, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ kèm theo giấy tờ thay thế nêu trên (phần nội dung chính, không kèm theo phụ lục).

  1. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

– Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển CTNH.

– Bản sao kế hoạch BVMT hoặc cam kết BVMT (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ CTNH tại trạm trung chuyển CTNH trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ nêu tại Mục 1, phần B1, Phụ lục này chưa bao gồm các hạng mục đó.

  1. Bản mô tả các cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH đã đầu tư

3.1. Vị trí và quy mô

3.1.1. Vị trí (địa chỉ; các hướng tiếp giáp; khoảng cách đến khu dân cư và doanh nghiệp sản xuất gần nhất; đặc điểm khu vực…)

3.1.2. Quy mô (tổng diện tích; kích thước; đặc điểm khu đất…)

3.2. Điều kiện địa chất – thủy văn khu vực xung quanh

3.3. Mô tả các hạng mục công trình

3.3.1. Các hạng mục công trình xử lý CTNH

3.3.2. Các hạng mục công trình cho quản lý CTNH tại trạm trung chuyển (nếu có)

3.3.3. Các hạng mục công trình xử lý CTRSH (nếu có)

3.3.4. Các hạng mục công trình xử lý CTRCNTT (nếu có)

(Lưu ý các hạng mục được mô tả phải thống nhất về tên, ký hiệu và số thứ tự so với sơ đồ phân khu chức năng. Các hạng mục công trình cần được mô tả riêng biệt với các thông tin về: Chức năng; diện tích/quy mô; thiết kế kiến trúc/cấu trúc; các đặc điểm khác…. Trường hợp các hạng mục công trình xử lý CTNH dùng chung để xử lý CTRSH và CTRCNTT thì chỉ mô tả một lần).

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở xử lý chất thải hoặc trạm trung chuyển CTNH thì trình bày lần lượt từng cơ sở hoặc trạm trung chuyển theo cấu trúc tương tự như trên).

Phụ lục 2: Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).

  1. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ chất thải

Bảng giới thiệu tóm tắt các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc quản lý chất thải:

TT Tên phương tiện, thiết bị Mô tả Chức năng Ghi chú
1 Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTNH (bao gồm tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có))
(thuộc cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH )
2 Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRSH (nếu có)
3 Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRCNTT (nếu có)

Trên đây là tư vấn của Luật Hiệp Thành. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao.

TAND bao gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (và tương đương) và Tòa án quân sự. Như vậy, việc mới có thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong tổ chức tòa án là một bước tiến mới của ngành tòa án Việt Nam.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

Luật tổ chức Tòa án nhân dân số: 62/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn:

1.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao: Điều 30-Điều 32 Luật tổ chức TAND 2014)

– Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

* Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

*Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

* Bộ máy giúp việc.

–  Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

* Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao ( Điều 31 )

– Thành phần: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.

–  Nhiệm vụ, quyền hạn :

+ Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

+ Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.

–  Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao (Điều 32).

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

– Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

*  Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao

–  Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.

–  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.

Trong đó:

Tránh án Tòa án nhân dân tối cao

+  Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;

Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

  • Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

–  Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.

  1. Hoạt động và nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao:

Tòa án nhân dân cấp cao hoạt động việc: phúc thẩm và giảm đốc thẩm, tái thẩm theo phạm vi thẩm quyền. Qua đó hoạt động theo nguyên tắc chug của Tòa án ( Từ Điều 5 đến Điều 19 luật tổ chức TAND).

– Tòa án xét xử độc lập theo thẩm quyền lãnh thổ.

– Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

– Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

– Tòa án nhân dân xét xử tập thể.

– Tòa án nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai.

– Bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án nhân dân.

– Bảo đảm tranh tụng trong xét xử.

– Trách nhiệm chứng minh tội phạm và việc bảo vệ quyền bào chưa của bị can, bị cáo,quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự

– Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân.

– Trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với cơ quan, tổ chức.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Mắc 9 bệnh này, không được lái xe máy

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về các loại bệnh mắc phải không được lái xe máy.

Trả lời:

  1. Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ số: 23/2008/QH12 được Quốc hội khoá 12 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008

– Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 08 năm 2015 Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ cho người lái xe;

– Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 05 năm 2013 hướng dẫn khám sức khỏe.

  1. Luật sư tư vấn

Theo quy định hiện hành, người lái xe mắc phải 9 bệnh, tật sau sẽ không đủ điều kiện lái xe máy: Đang bị chứng rối loạn tâm thần cấp, thị lực hai mắt dưới 4/10 (kể cả khi đeo kính), rối loạn màu sắc….

Theo thống kê, toàn quốc hiện có khoảng trên 45 triệu mô tô, xe máy các loại. Đây là một trong những phương tiện chính được người dân sử dụng để tham gia giao thông hàng ngày.

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên…

Để được điều khiển xe máy, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định, người lái xe cũng cần có sức khỏe tốt, đảm bảo không mắc một số bệnh mà pháp luật quy định.

Cụ thể, người lái xe máy (hạng A1) cần phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe được nêu tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT. Theo đó, nếu mắc một trong 9 bệnh, tật sau thì không được lái xe máy:

– Đang rối loạn tâm thần cấp.

– Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

– Liệt vận động từ hai chi trở lên.

– Thị lực nhìn xa hai mắt <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

– Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

– Rối loạn nhận biết 03 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

– Cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

– Sử dụng các chất ma túy.

– Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Thủ tục khám, cấp Giấy khám sức khỏe cho người lái xe máy:

Theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, người lái xe máy khi đi khám sức khỏe phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm: Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định có dán ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Cũng theo nội dung tại Thông tư trên, người lái xe sẽ nộp hồ sơ tại cơ sở khám sức khỏe. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ sở khám sức khỏe sẽ thực hiện đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám với người đến khám. Sau đó đóng dấu giáp lai vào ảnh; Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người được khám sức khỏe. Cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc khám sức khỏe theo quy trình. Nội dung khám sức khỏe theo như trong Giấy khám sức khỏe.

Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký Giấy khám sức khỏe.

Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về Quy định các loại bệnh mắc phải không được lái xe máy. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Điều kiện được xét hộ nghèo, hộ cận nghèo?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Điều kiện được xét hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Chào luật sư, gia đình tôi năm trước được xét vào hộ nghèo nhưng năm nay thôn trả lời là gia đình tôi làm ăn được và không được xét hộ nghèo nữa. Nhưng hiện tôi có một đứa con đang bị khuyết tật, một đứa bị bệnh nặng không chữa được, tôi muốn xin trở lại hộ nghèo có được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

Quyết định 59/2015/QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng ngày 19 tháng 11 năm 2015  về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Luật người khuyết tật.

  1. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về điều kiện công nhận hộ nghèo:

Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm:

– Các tiêu chí về thu nhập;

– Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: 1) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; 2) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo được quy định như sau:

“1. Hộ nghèo

  1. a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

  1. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

  1. Hộ cận nghèo
  2. a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
  3. b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, để được xét hộ nghèo, hộ cận nghèo gia đình bạn phải đáp ứng một trong các tiêu chí quy định trên. Trong quá trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã căn cứ các tiêu chí để xác định hộ gia đình bạn có thuộc diện được công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không; trường hợp xét thấy gia đình bạn không còn các tiêu chí để được công nhận hộ nghèo thì cán bộ chuyên trách sẽ lập danh sách các hộ thoát nghèo.

 Thứ hai, về việc đề gia đình bạn có một người con bị khuyết tật, thì đây không phải là căn cứ để xét hộ nghèo, các căn cứ xét hộ nghèo là các căn cứ quy định ở trên. Tuy nhiên, nếu con bạn thuộc trường hợp khuyết tật đặc biệt nặng thì gia đình bạn sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật. Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Việc xác định mức độ khuyết tật được tiến hành bởi Hội đồng xác minh mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thành lập. Bạn có thể nộp hồ sơ yêu cầu xác định mức độ khuyết tật để được hưởng các quyền lợi chính đáng theo quy định pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về câu hỏi: Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Câu hỏi khách hàng:

Tôi là Nguyễn Minh Tiến, 24 tuổi. Hôm 24/1/2017 vừa qua tôi điều khiển xe tại quê nhà, khi đang đi thì Công an xã gọi tôi lại và xử phạt tôi về lỗi không đội mũ bảo hiểm. Hơn nữa còn giữ xe của tôi đến nay vẫn chưa trả. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, công an xã có thẩm quyền xử phạt và giữ xe của tôi không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo như nội dung bạn đã trình bày, bạn có hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ đó là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Căn cứ theo Điểm I khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì:

“3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Theo Khoản 4 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Trưởng công an xã như sau:

“4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

  1. a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm i Khoản 4 Điều 5;
  2. b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;
  3. c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4 Điều 7;
  4. d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

  1. e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;
  2. g) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12;
  3. h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;
  4. i) Điều 18; Khoản 1 Điều 20;
  5. k) Điểm b Khoản 3 Điều 23;
  6. l) Khoản 1 Điều 29;
  7. m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;
  8. n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Khoản 1 Điều 68; Điều 69.

Đối chiếu theo quy định trên thì Trưởng công an xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bởi vậy, trường hợp này bạn cần xem xét người xử phạt bạn có phải là Trưởng công an xã hay không. Vì trưởng công an xã mới có thẩm quyền xử phạt.

Tuy nhiên đối với hành vi này bạn chỉ bị xử phạt hành chính, không áp dụng hình phạt giữ phương tiện. Cho nên công an xã giữ xe của bạn như vậy là không đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Xin cấp lại chứng minh nhân dân đã hết hạn thì làm ở đâu?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Trình tự, thủ tục xin cấp Chứng minh nhân dân

Câu hỏi khách hàng:

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: chứng minh nhân dân của tôi cấp năm 2000 đến nay đã hết hạn, lúc trước là do công an tỉnh Bến Tre cấp nay tôi lên TP.Hồ Chí Minh sinh sống và đã đăng ký tạm trú ở KT3 tại Quận 6 cấp năm 2012. Vậy tôi có thể xin thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân ở tại nơi đăng ký tạm trú đươc không?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP Nghị định của chính phủ số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 về Chứng minh nhân dân;

– Thông tư của Bộ công an số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29 tháng 4 năm 1999 Hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân, những công dân đã được cấp chứng minh nhân dân được đổi lại chứng minh nhân dân trong trường hợp:

“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

  1. a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
  2. b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  3. c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  4. d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  5. e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Theo Điểm 5 mục II Thông tư 04 của Bộ Công an ngày 29-4-1999 quy định làm thủ tục cấp chứng minh thư là Công dân thuộc diện được cấp CMND hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp CMND.

Như vậy, nếu hộ khẩu thường trú của bạn vẫn ở Bến Tre thì bạn phải về đó làm lại chứng minh thư nhân dân còn nếu bạn đã chuyển được hộ khẩu lên TP.Hồ Chí Minh thì bạn có thể làm chứng minh nhân dân ở công an quận nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

– Thủ tục đổi, cấp lại chứng minh nhân dân gồm:

Đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an xã, phường , thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và có đóng dấu giáp lai.

Xuất trình hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu gia đình hoặc chứng minh nhân dân tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên. Công an nơi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thi trấn.

Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây.

Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới).

Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu.

Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND.

Nộp lệ phí.

Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan Công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Điều kiện mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Điều kiện mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư. Tôi có niềm đam mê với đồ cổ nên muốn kinh doanh sưu tầm đồ cổ. Luật sư cho tôi hỏi về điều kiện mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi cảm ơn Luật sư

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa;

– Nghị định số 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật di sản văn hóa;

– Nghị định số 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học

Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác

Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đối với mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Được quy định tại Điều 25 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật di sản văn hóa như sau:

+ Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

– Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

– Có cửa hàng để trưng bày

+ Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:

– Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp

– Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;

– Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

– Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

– Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật”

– Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

– Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật quốc gia:

Thẩm quyền: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin cấp chứng chỉ

+ Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Xe chở cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Xe chở cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu không?

Câu hỏi khách hàng:

Chào Luật sư, xe của tôi là xe 16 chỗ dùng để chở cán bộ, nhân viên công ty từ chỗ ở đến nơi làm việc. Xe của tôi không phải xe ô tô kinh doanh vận tải nên tôi không gắn phù hiệu xe. Tôi bị CSGT bắt và phạt về lỗi không có phù hiệu xe. CSGT xử phạt tôi như vậy là đúng hay sai?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

2.1. Xe chở cán bộ nhân viên có phải dán phù hiệu không

Như bạn đã trao đổi, xe ô tô của bạn sử dụng vào mục đích chở cán bộ, nhân viên công ty từ nơi ở đến nơi làm việc; căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì xe của bạn là xe hoạt động vận tải người nội bộ. Cụ thể:

“…6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.”

Mặt khác, điều 48 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ như sau:

“Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ

Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.
  2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
  3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.”

Như vậy, theo quy định tại Thông tư trên, xe của bạn là xe ô tô vận tải người nội bộ cho nên phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ”, phù hiệu “XE NỘI BỘ” có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. Trường hợp xe dùng để chở cán bộ nhân viên của bạn dưới 09 chỗ ngồi thì mới không cần có phù hiệu xe. Vì vậy, cảnh sát giao thông xử phạt bạn với lỗi không có phù hiệu xe là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật. Với lỗi này, bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng theo điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2.2. Thủ tục cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ”

Theo Khoản 6 Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, bạn cần nộp 01 hồ sơ đến Sở giao thông vận tải nơi Côngty đăt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để xin cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ”. Hồ sơ gồm có:

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu;

– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Sau khi bạn nộp hồ sơ, Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

+ Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Condotel nằm trong nhóm bất động sản rủi ro cao

Pháp lý nửa vời, thời gian sở hữu hạn chế, bên bán không có năng lực quản lý khiến rủi ro đầu tư condotel lớn.

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết, một số vụ phá vỡ cam kết lợi nhuận condotel từng xảy ra trên thị trường (gần đây nhất là Cocobay – Đà Nẵng) đã buộc giới đầu tư nhìn lại những biến số của loại hình bất động sản này. “Đây là kênh đầu tư có hệ số rủi ro rất cao so với các loại hình bất động sản khác”, ông Nghĩa cho hay và chỉ ra có ít nhất 4 lỗ hổng nhà đầu tư condotel phải lưu ý.

Pháp lý dở dang

Hiện nay chưa có dự án condotel nào được cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản. Pháp lý cao nhất là hợp đồng mua bán condotel khách hàng ký với chủ đầu tư. Trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, vẫn chưa xuất hiện sổ đỏ căn hộ condotel nào được cấp mặc dù nguồn cung sản phẩm này lên đến hàng chục nghìn căn. Đây được xem là mặt hạn chế lớn nhất của loại tài sản này.

Một số chủ đầu tư đã từng cam kết với người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản không hình thành đơn vị ở. Thế nhưng đây chỉ là hứa hẹn từ một phía và chưa chủ đầu tư nào làm được. Hiện nay tuy đã có nhiều đề xuất hợp thức hóa pháp lý cho căn hộ condotel nhưng các đề án này vẫn chưa thành hiện thực. Vì vậy, thời gian chờ hoàn thiện pháp lý cho loại tài sản này vẫn còn bỏ ngỏ.

Lối vào dự án Cocobay Đà Nẵng. Ảnh: Empire Group

Lối vào dự án Cocobay Đà Nẵng. Ảnh: Empire Group

Sở hữu có thời hạn

Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền sử dụng đất căn hộ condotel trong các dự án du lịch nghỉ dưỡng được sử dụng đất có thời hạn (theo thời hạn của dự án), và có thể được gia hạn (chưa có tiền lệ vì còn quá mới). Luật Đất đai quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư không quá 50 năm, tại những vùng khó khăn thì không quá 70 năm. Như vậy, người mua condotel không có quyền sở hữu lâu dài. Thêm vào đó, nếu tính từ lúc các dự án condotel được thuận chủ trương, phê duyệt, khởi công, cất nóc và bàn giao, nhiều trường hợp khách hàng chỉ còn quyền sở hữu 35-40 năm. Việc sở hữu có thời hạn cộng với pháp lý chưa hoàn thiện bị xem là điểm trừ lớn của kênh đầu tư này.

Chủ đầu tư không có năng lực quản lý vận hành

Các chủ đầu tư condotel đa phần là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Họ chỉ có kinh nghiệm chuẩn bị quỹ đất, xây dựng phát triển dự án và bán hàng nhưng không có năng lực quản lý vận hành dự án nghỉ dưỡng. Mặt khác, họ cũng không hiểu về thị trường du lịch có mùa cao điểm ngắn và mùa thấp điểm kéo dài. Với việc thiếu năng lực mềm này, ngay từ đầu bài toán bán hàng của chủ đầu tư đã lệch pha so với thực tế.

Mặt khác các chủ đầu tư cần phải cải thiện điểm yếu bằng cách thuê đơn vị quản lý vận hành tiếp quản dự án. Thế nhưng việc này sẽ phát sinh thêm chi phí. Dịch vụ, tiện ích và bài toán kinh doanh của condotel phụ thuộc vào đơn vị thứ ba thậm chí thứ tư. Vì vậy, đây cũng là một biến số tiềm ẩn rủi ro đối với người mua condotel.

“Bánh vẽ” cam kết lợi nhuận

Đối với những dự án được cam kết lợi nhuận từ 8 đến 15% trong 5-10 năm, trong giá bán có thể đã bao gồm những khoản chi phí phải trả cho cam kết lợi nhuận này. Trên thực tế giá condotel tương đương giá bán căn hộ trung – cao cấp ở TP HCM và đã bị thổi phồng quá mức khi được bán kèm với cam kết lợi nhuận khủng. Mặt khác, danh sách các khoản phí khá dài như: trang bị đồng bộ nội ngoại thất hoàn thiện, chi phí quản lý, khai thác kinh doanh, vận hành dịch vụ… đã tính vào giá thành sản phẩm.

Khi soạn hợp đồng mua bán căn hộ condotel có cam kết lợi nhuận, bản chất của hợp đồng này là thỏa thuận hợp tác kinh doanh có điều kiện, nếu phát sinh tranh chấp khách hàng bị bất lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là các  chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư dự án condotel chỉ phản ánh tình hình ngắn hạn và bề nổi của thị trường. Từ đó dẫn đến các cam kết lợi nhuận chỉ là bánh vẽ để bán hàng. Đây là biến số dẫn đến rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư condotel vì các cam kết lợi nhuận không khả thi.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng