Hợp đồng vay ghi giá bằng USD   

Câu hỏi:

Ngày 15-3-2021, chúng tôi nhận được đề nghị giải đáp thắc mắc “Hợp đồng vay tài sản ở Việt Nam giữa 2 cá nhân qua USD có hiệu lực không?” thông qua Công văn số 0*/2021-INTE***. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi xin có văn bản giải đáp thắc mắc trên như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Hiến pháp năm 2013;

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

– Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;

  1. Nội dung

Hợp đồng ghi nợ bằng đồng ngoại tệ không có hiệu lực.

  1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Tại Điều 494 Bộ luật Dân sự quy định về khái niệm hợp đồng vay tài sản như sau:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, vấn đề của bạn có thể hiểu là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao tài sản cho bên còn lại với tài sản được ghi giá là đồng USD thì có hiệu lực không?”

  1. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản trên

Nội dung hợp đồng ghi nhận tài sản giao dịch (hay đối tượng hợp đồng) là USD.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2013:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Ngoại hối bao gồm:
  2. a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);…”

Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Hiến pháp thì:

“Điều 55.

  1. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.”

Như vậy, USD không phải đơn vị tiền tệ của Việt Nam và do đó là đồng tiền của quốc gia khác nên USD là ngoại hối.

  1. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì:

“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”          

Như vậy, ở trường hợp của anh hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam ghi nhận giá của tài sản là đối tượng của hợp đồng bằng ngoại tệ (đồng USD). Vì những lý do trên nên có thể kết luận:

Hợp đồng trên đã vi phạm điều cấm của Pháp lệnh.

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự thì:

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu…”         

Theo quy định tại khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự thì:

“Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

  1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu…”

Như vậy, hợp đồng dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Vì Hợp đồng trên đã vi phạm điều cấm của Pháp lệnh ngoại hối nên do đó có thể xác định hợp đồng trên vô hiệu.

  1. Hậu quả của hợp đồng vô hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự thì các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu nên ta có thể áp dụng quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu vào hợp đồng dân sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự thì:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả…”   

Như vậy, hợp đồng dân sự trên vô hiệu thì 2 bên trong hợp đồng phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Vậy, hợp đồng trên vô hiệu do đã ghi giá bằng ngoại hối. Vì hợp đồng không có hiệu lực nên 2 bên trong hợp đồng phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trên đây là nội dung quy định về hợp đồng ghi giá bằng USD. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Khái niệm cầm cố và giấy tờ có giá     

Câu hỏi:

Anh L.T.D ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi đã đánh rơi Giấy chứng nhận đăng ký xe ở gần nhà, anh H.Q.H nhặt được và đã đến nơi cầm cố ở địa phương X để cầm cố cho khoản vay 10.000.000 đ. Khi biết được Giấy chứng nhận đăng ký của mình đang ở cơ sở X, tôi đã đến cơ sở X để yêu cầu hoàn trả lại Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng cơ sở X đã từ chối và yêu cầu tôi phải trả 10.000.000 đ kia thì mới trả lại Giấy chứng nhận đăng ký xe cho tôi.

Tôi xin hỏi, yêu cầu trên của cơ sở X có cơ sở pháp lý không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

  1. Nội dung

Yêu cầu trả 10.000.000 đ kia thì mới trả lại Giấy chứng nhận đăng ký xe cho anh là không có cơ sở.

  1. Khái niệm cầm cố

Đối với quy định của pháp luật về cầm cố tài sản, bạn tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự năm 2015 Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng, Chương XV: Những quy định chung, Mục 3: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Tiểu mục 2-Cầm cố tài sản.

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ với bên có quyền. Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ. Để hiểu rõ hơn về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cầm cố tài sản, những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ.

Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra định nghĩa về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”.

Dựa vào định nghĩa trên, ta có thể chỉ ra một số đặc điểm của biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản, qua đó cũng cho thấy sự khác biệt của cầm cố tài sản với những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác:

 

Thứ nhất, quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Như vậy, những tài sản là vật hữu hình sẽ là đối tượng của cầm cố. Còn những tài sản tồn tại dưới dạng quyền hay những tài sản sẽ hình thành trong tương lai thì sao? Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm. Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Như vậy, phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố trong các trường hợp không phải là ngoại lệ là quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai.

  1. Khái niệm tài sản

Tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, trong quan hệ cầm cố ở sự việc của bạn. Đối tượng cầm cố đã được chuyển có thể xác định là vật hoặc giấy tờ có giá.

Trường hợp đối tượng cầm cố là vật (bản thân Giấy chứng nhận đăng ký xe). Giấy chứng nhận đăng ký xe là tài liệu mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu xe. Căn cứ khoản 2 Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì anh H.Q.H là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

  1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

  1. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”

Như vậy, do anh H.Q.H không phải là chủ sở hữu của Giấy chứng nhận đăng ký xe nên anh không đủ tư cách chủ thể để cầm cố tài sản này. Do đó, quan hệ cầm cố chưa hoàn thành nên cơ sở X chưa có quyền khác đối với tài sản này.

Trường hợp đối tượng cầm cố là giấy tờ có giá (Giấy chứng nhận đăng ký xe ). Theo Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010; Khoản 1, Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký xe không phải giấy tờ có giá.

  1. Quyền đòi lại tài sản

Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

  1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

Do cơ sở X không có quyền phát sinh từ quan hệ cầm cố nên chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký xe có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Vậy, yêu cầu trả 10.000.000 đ kia thì mới trả lại Giấy chứng nhận đăng ký xe cho anh là không có cơ sở và chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký xe có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về khái niệm cầm cố và giấy tờ có giá . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hợp đồng dịch vụ có phải hợp đồng thương mại

Câu hỏi:

Anh B.T.H ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi và anh H.Đ.G có ký kết hợp đồng dịch vụ về chụp ảnh. Anh H.Đ.G chưa đăng ký kinh doanh. Hợp đồng đã bị hủy bỏ do sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của anh H.Đ.G. Trong hợp đồng có ghi nhận việc phạt 100% giá trị hợp đồng. Anh H.Đ.G không chấp nhận điều khoản phạt hợp đồng này, chỉ chấp nhận chịu phạt 8% giá trị hợp đồng.

Tôi xin hỏi, điều khoản phạt 100% giá trị hợp đồng có hiệu lực áp dụng không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

– Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14;

– Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 do Chính phủ ban hành về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;

  1. Nội dung

Điều khoản phạt 100% giá trị hợp đồng vô hiệu một phần.

  1. Quy định về điều khoản phạt tại Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại

Theo quy định tại Điều 300 và 301 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 và năm 2020 thì:

“Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này…”

“Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này…”

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

  1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác…”
  3. Áp dụng quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự

Điều khoản về áp dụng Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại được quy định tại Điều 4 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 và năm 2020, Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 4. Áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan

  1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan.
  2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
  3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.”

“Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

  1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
  2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
  3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
  4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”

Như vậy, trong trường hợp Bộ luật Dân sự và văn bản pháp luật chuyên ngành cùng điều chỉnh 1 vấn đề thì nếu văn bản đó có quy định không trái với các nguyên tắc cơ bản tại Điều 3 Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định tại văn bản đó:

“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

  1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
  6. Khái niệm cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không đăng ký kinh doanh

Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

  1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại)…”

Khoản 1 Điều 3 Nghị định này đưa ra quy định cụ thể về khái niệm cá nhân hoạt động thương mại:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

  1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
  2. a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  3. b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  4. c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  5. d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

  1. e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác…”

Như vậy, anh H.Đ.G được xác định là cá nhân hoạt động thương mại.

  1. Áp dụng pháp luật đối với cá nhân hoạt động thương mại

Điều 4 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định:

“Điều 4. Áp dụng pháp luật có liên quan

Hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 và năm 2020 thì:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này…”

Như vậy, cá nhân hoạt động thương mại cũng là đối tượng áp dụng các quy định của Luật Thương mại.

Vậy, điều khoản phạt 100% giá trị hợp đồng vô hiệu một phần và chỉ mức phạt trong phạm vi  8% giá trị hợp đồng là có hiệu lực

Trên đây là nội dung quy định về Hợp đồng dịch vụ có phải hợp đồng thương mại. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm

  1. Cơ sở pháp lý
  • – Thông tư 08/2018/TT-BTP ngày 20 tháng 06 năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
  1. Nội dung
  2. Khái niệm đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NÐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 09 năm 2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm thì đăng ký biện pháp bảo đảm là:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;…”
  2. Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NÐ-CP thì các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

“Điều 4. Các trường hợp đăng ký

  1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
  2. a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
  3. b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  4. c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  5. d) Thế chấp tàu biển…”
  6. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2018/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2018 hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu bao gồm:

“Điều 5. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

  1. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu tại Trung tâm Đăng ký bao gồm các trường hợp sau đây:
  2. a) Thế chấp động sản, trừ tàu bay, tàu biển bao gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai;
  3. b) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu;
  4. c) Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
  5. d) Văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
  6. Các hợp đồng (trừ hợp đồng thuê mua tàu bay dân dụng theo quy định của pháp luật về hàng không, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu bay theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính, hợp đồng thuê mua tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng hải, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu biển mà không thuộc trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 39 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở) được đăng ký theo yêu cầu bao gồm:
  7. a) Hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên hoặc hợp đồng có thời hạn thuê tài sản dưới một năm, nhưng các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận về việc gia hạn và tổng thời hạn thuê (bao gồm cả thời hạn gia hạn) từ một năm trở lên;
  8. b) Hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính;
  9. c) Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm quyền đòi nợ hiện có hoặc quyền đòi nợ hình thành trong tương lai;
  10. d) Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký hợp đồng đã đăng ký nêu tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.”

Trên đây là nội dung quy định về các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm  . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com