Sửa đổi quy định về bảo vệ người lao động khi thực hiện tố cáo

Bộ LĐ-TB&XH vừa sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BLĐXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2020/TT-BLĐXH hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, vấn đề bảo vệ việc làm cho người lao động thực hiện tố cáo sẽ có một số thay đổi. Cụ thể, về trình tự, thủ tục bảo vệ người lao động tố cáo: Từ ngày 01/11/2021, áp dụng theo Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.

Trước đó, áp dụng theo Thông tư 08/2021 chỉ quy định về văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm.

Khi người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người lao động tố cáo, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động phải báo ngay sự việc cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.

Cụ thể là cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có).

Theo quy định cũ, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp khác của người lao động tại cơ sở phải báo cho cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc tổ chức đại diện hợp pháp cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có).

Ngoài ra, Thông tư mới cũng bỏ quy định về quyết định, thay đổi, bổ sung và chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ và trách nhiệm của UBND các cấp.

Theo Baomoi.com

Siết chặt nghề môi giới nhà đất

Tới đây, các tổ chức cá nhân muốn hoạt động môi giới nhà đất phải lập doanh nghiệp, văn phòng và phải có chứng chỉ hành nghề…

Trước thực trạng bát nháo của hoạt động môi giới bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đã đưa quy định môi giới BĐS bắt buộc phải hoàn thành chương trình đào tạo của đơn vị được cấp phép mới được dự thi sát hạch lấy chứng chỉ và không cho cá nhân hoạt động môi giới độc lập… vào dự thảo sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS 2014 để lấy ý kiến.

Thừa nhưng vẫn thiếu

Trong dự thảo này, Bộ Xây dựng thẳng thắn thừa nhận hạn chế trong kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS là nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.

Theo Bộ Xây dựng, Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định về điều kiện các tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, điều kiện được thi sát hạch về trình độ hiểu biết pháp luật, về kỹ năng hoạt động môi giới quá dễ dàng, không quy định buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được dự thi lấy chứng chỉ.

Điều này đã dẫn đến tình trạng hiện nay đội ngũ làm môi giới BĐS yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn chụp giật, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, tư vấn cho xong để kiếm tiền, thậm chí còn lũng đoạn thị trường, góp phần gây ra những cơn sốt ảo để kiếm lợi.

Luật cũng quy định cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện có chứng chỉ hành nghề và đăng ký nộp thuế là có thể thực hiện dịch vụ môi giới BĐS, chưa bắt buộc các cá nhân này có trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động của họ. Do đó, họ hoàn toàn có thể tự do hành nghề ở bất kỳ đâu, một là ăn theo các sàn giao dịch BĐS để lấy thông tin, làm cộng tác viên hoặc môi giới thứ cấp, hai là tự đi khai thác nguồn thông tin sản phẩm có nhu cầu bán và chủ yếu là nhà, đất ở có sẵn để môi giới cho khách hàng có nhu cầu mua. “Mục tiêu của họ chỉ là làm cách nào bán được sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất và thường không có trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng đối với các sản phẩm họ đã môi giới” – Bộ Xây dựng nhận định trong văn bản.

Báo cáo mới đây của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cũng khẳng định có đến 90% môi giới BĐS hoạt động mà không có chứng chỉ hành nghề, trình độ, năng lực, hiểu biết về pháp luật còn nhiều yếu kém. Hầu hết môi giới tự do đều là nghiệp dư, tay ngang, không được đào tạo, không được quản lý nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Khi xuất hiện nhiều ở khu vực nào đó dễ khiến thị trường BĐS nơi đó tăng nóng.

Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định người làm môi giới phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Cùng với đó, bổ sung các quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng môi giới…; phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập.

Bộ cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới BĐS trong nước sau khi thành lập doanh nghiệp phải cung cấp thông tin của đơn vị mình đến Sở Xây dựng nơi tổ chức mình hoạt động và Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS để được đăng tải công khai trên hệ thống quản lý của địa phương.

“Việc sửa đổi, bổ sung các quy định theo phương án này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tính minh bạch cao. Cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt thị trường, khắc phục được hiện tượng sốt ảo, “bong bóng” BĐS do các môi giới gây ra, từ đó, tránh thất thu thuế cho nhà nước” – Bộ Xây dựng lý giải.

Một cò đất dẫn khách đi xem đất ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, khu vực nằm trong diện bị Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra vì tình trạng phân lô bán nền. 

Kiểm soát là cần thiết

Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Việt Nam, cho rằng những vấn đề Bộ Xây dựng nêu ra để đưa vào luật là rất phù hợp và cần thiết. Các cá nhân muốn làm môi giới cũng phải tham gia học chứng chỉ hành nghề, cần có pháp nhân để cơ quan chức năng quản lý theo quy định.

Đồng tình với những kiến nghị sửa đổi của Bộ Xây dựng nhưng chuyên gia BĐS, ông Trần Khánh Quang cho rằng điều cần nhất là sự minh bạch của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương về dự án, đất đai nhiều hơn là chỉ siết môi giới. Bởi, việc giao dịch BĐS giữa người mua và bán nếu có trung gian thì tốt hơn. Tuy nhiên, môi giới có tốt mấy cũng chỉ giải quyết 50% vấn đề cho thị trường, quan trọng vẫn phải là pháp lý rõ ràng và công khai quy hoạch.

“Việc chuyên nghiệp hóa nghề môi giới cần phải có lộ trình. Một khi đã chuẩn hóa nghề theo khuôn khổ thì dần dần môi giới yếu kém cũng tự đào thải. Còn nếu chỉ tính đến siết môi giới mà không hoàn thiện pháp lý thì khách hàng sẽ bị thiệt hại. Vì thực tế hiện nay, nhiều pháp nhân được lập ra nhưng cố tình làm sai, lừa khách hàng với quy mô lớn còn để hậu quả khủng khiếp hơn cả cá nhân. Điển vụ công ty bất động sản Alibaba lừa đảo thời gian vừa qua” – ông Quang nêu quan điểm.

Ông Lâm cho biết việc cấp một mã số hành nghề cho môi giới là rất cần thiết để quy trách nhiệm và căn cứ vào đó để nâng chất lượng của nghề môi giới. Trong tương lai, cơ quan nhà nước có chuyên nghiệp hóa trong quản lý môi giới bằng cách ứng dụng nền tảng công nghệ, quản lý để một môi giới chỉ làm một công ty, làm việc tại một dự án để chuyên môn sâu. Vì có những môi giới làm 4-5 công ty khác nhau rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng môi giới cũng như không rõ ràng, minh bạch…

Ông Lâm dẫn chứng các nước, cụ thể là Mỹ, người làm môi giới phải qua khóa đào tạo 180 giờ, sau đó làm việc tại các văn phòng giao dịch từ 2 năm trở lên mới được dự thi lấy chứng chỉ hành nghề môi giới. Đồng thời, cần thêm quy định bổ sung, cập nhật kiến thức hằng năm để hành nghề. “Quan trọng là tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc hành nghề môi giới BĐS đúng luật” – ông Lâm nhấn mạnh.

Theo Baomoi.com

Hóa kiếp chung cư cũ: Nghẽn ở đâu? Gỡ cách nào?

Vừa qua, UBND TPHCM chấp nhận cho CTCP Phát triển nhà Thanh Đa thực hiện giai đoạn 1 lô IV và lô VI thuộc dự án đầu tư xây dựng cụm 8 chung cư số, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh. Dự án giai đoạn 1 gồm 2 tòa nhà chung cư cao 40 và 45 tầng với tổng số tối đa 1.750 căn hộ.

2 chung cư xây mới này trên cơ sở phá bỏ 2 chung cư cũ cao 5 tầng xây dựng năm 1960 đã hoàn toàn không sử dụng được vì bị sụt lún, nghiêng ở cấp độ D (cấp độ nguy hiểm nhất trong thang đo của Bộ Xây dựng), năm 2014 toàn bộ số dân cư đã di dời tạm cư ở nơi khác.

Đây là tín hiệu vui cho người dân sau thời gian chờ đợi mòn mỏi. Nhưng nhìn ra khắp TP, trường hợp may mắn như Thanh Đa không nhiều. TPHCM có 474 chung cư cũ (27.200 căn hộ) xây dựng trước 1975 cần được cải tạo, trong đó có 237 chung cư không thể cải tạo được phải phá bỏ, xây mới càng nhanh càng tốt.

Thực ra từ khi có chủ trương xây mới trên cơ sở phá bỏ chung cư cũ, TP chỉ phá bỏ xây mới được 2 chung cư đã xong ở 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), Lô B chung cư Nguyễn Kim quận 10; còn 3 chung cư đang thi công dang dở là 231 Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), 289 Trần Hưng Đạo và Cô Giang (quận 1).

Tính ra mỗi năm làm được 1 chung cư, nói vui nếu với tốc độ này phải mất chừng 300 năm nữa mới phá bỏ làm mới 474 chung cư cũ nát nếu chúng còn tồn tại.

Rõ ràng việc giải bài toán chung cư cũ nát ở TPHCM không chỉ 474 chung cư, mà phải xây dựng quy trình mang tính chiến lược, bởi chỉ sau 50 năm nữa sẽ có hàng ngàn chung cư xây dựng sau 1990 hết thời hạn sử dụng cần dỡ bỏ.

Việc phá bỏ chung cư cũ để xây mới thành công là giải quyết mối quan hệ cực kỳ phức tạp giữa 3 bên: chính quyền – nhà đầu tư – cư dân. Về phía chính quyền, phải khẳng định TPHCM hay Hà Nội không có kinh phí để làm việc này, mà phải giao hẳn cho thị trường, chính quyền chỉ hỗ trợ tốt nhất về mặt pháp lý và chủ trương.

Về phía nhà đầu tư ở đây cần khẳng định việc thay thế chung cư cũ nát không phải là hoạt động công ích, từ thiện hay xã hội, mà là quan hệ lợi ích.

Nhà đầu tư phải có lời, thậm chí lời nhiều họ mới làm. Tất cả chung cư cũ hiện nay đều được xây dựng trước 1975, nên hầu hết thấp tầng, không thang máy, căn hộ nhỏ, thiếu tiện nghi.

Đổi lại hầu hết chung cư đều nằm ở khu vực các quận trung tâm, như chung cư Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), cư xá Vĩnh Hội (quận 4), chung cư Viễn Đông (quận 5), chung cư Ngô Gia Tự, Ấn Quang (quận 10), chung cư Tân Phước (quận 11), chung cư Thanh Đa (quận Bình Thạnh)…

Hầu hết chúng có vị trí đắc địa, gần các đường giao thông và hệ thống dịch vụ tiện ích có sẵn như chợ, trường học, do vậy hệ số sinh lời rất cao. Nhưng chính vì nằm ở khu trung tâm nên chúng bị khống chế chiều cao và dân số. Đây là nút thắt lớn nhất chính quyền và chủ đầu tư đang gặp phải.

Đã đến lúc chính quyền phải chấp nhận để chủ đầu tư các chung cư mới này xây dựng với số tầng cao gấp 3-4 lần chung cư cũ. Như thế ngoài số căn hộ chủ đầu tư hoàn trả cho người dân đang cư trú trong chung cư, số căn hộ thương mại dôi ra đảm bảo chủ đầu tư kinh doanh có lợi nhuận.

Như vậy, số chiều cao tăng, dân số tăng, nhưng đổi lại TP có thêm nhiều căn hộ mới, người dân được an cư và quan trọng nhất là an toàn.

Những chung cư nằm trong khu vực lõi 930ha cần cân nhắc, các chung cư cũ bên ngoài không ảnh hưởng đến phễu bay (vùng bay của máy bay) có thể xây dựng được. Hơn thế, luật khống chế dân số các quận trung tâm ban hành trước đây một phần do khi đó dịch vụ điện, nước, cơ sở hạ tầng giao thông kém, nay đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.

Một số vấn nạn nữa nhà đầu tư và chính quyền TP bị vướng bởi Nghị định 101/2015 của Chính phủ, quy định phải được sự đồng thuận 100% của các chủ sở hữu nhà chung cư mới thực hiện được việc tháo dỡ, xây dựng mới. Đây là điều không bao giờ làm được, bởi thực tế những năm qua nhiều chủ đầu tư thất bại vì thương thảo với cư dân bất thành.

Các chung cư cũ chỉ có diện tích 42-50m2, khi xây mới các chủ đầu tư thường xây dựng lớn hơn từ 75m2 trở lên, nhưng các chủ nhà cũ chỉ muốn đổi ngang không muốn trả tiền diện tích chênh lệch, dù chủ đầu tư chỉ lấy giá thành xây dựng cho phần dôi dư.

Thế nhưng có những hộ muốn bán đứt để đi chỗ khác, song ra giá trên trời và tăng theo thời gian, làm chủ đầu tư chạy theo hụt hơi. Chưa kể các hộ dân ở tầng trệt không muốn để nhà đầu tư khai thác, nên việc 100% dân cư đồng thuận chưa bao giờ đạt được.

UBND TPHCM đã làm tờ trình gửi Bộ Xây dựng, đề nghị bãi bỏ những quy định được coi là “điểm nghẽn” trầm trọng nhất, khiến chủ trương phá bỏ xây mới chung cư cũ không sao thực hiện được.

Đối với một số chung cư nhỏ, nhà tập thể có diện tích dưới 500m2 nằm ở những nơi đường nhỏ không hấp dẫn nhà đầu tư, cần có cơ chế đột phá như ưu đãi tiền sử dụng đất, tăng hệ số, chiều cao, hỗ trợ trong thời gian tạm cư và cho phép nhà đầu tư thương thảo với những hộ xung quanh để hợp khối, tăng diện tích đất xây dựng và mở đường.

Đối với những nhà tập thể quá nhỏ vài chục hộ dân (thường là nhà tập thể của giáo viên, cán bộ các cơ quan thuộc khối hành chính sự nghiệp trung ương và địa phương), TP có thể giao cho các quận gom lại, xây dựng chung cư mới ở địa điểm khác rồi di dân về, lấy phần đất của các khu tập thể nhỏ vào mục đích công ích khác.

Ý tưởng này đã được UBND quận 3 triển khai thông qua việc gom 43 khu chung cư trên địa bàn quận để xây dựng lại 3 khu chung cư quy mô lớn, đủ để tái định cư cho tất cả chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Có thể có nhiều lý do khác nữa khiến các dự án thay chung cư cũ nát bằng chung cư mới bất thành. Nhưng bất luận vì lý do gì cũng không nên kéo dài thời gian duy trì các chung cư cũ nữa.

Một khi chung cư bị sập hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Dù muốn hay không những chung cư cũ nát ở Hà Nội, TPHCM phải được thay thế, không thể kéo dài thêm. Quả bóng không thể chuyền qua chuyền lại giữa các bộ ngành và chính quyền các tỉnh thành. Hậu quả cuối cùng phải gánh chịu vẫn là người dân.

Theo Baomoi.com

Bộ Tài chính đề nghị SCIC sớm thoái vốn Bảo Việt, Bảo Minh

Tập đoàn Bảo Việt, Tổng CTCP Bảo Minh và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là 3 doanh nghiệp được Bộ Tài chính đề nghị SCIC triển khai thoái vốn trước ngày 20/12.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua.

Trong đó, cơ quan quản lý tài khóa yêu cầu SCIC tập trung triển khai thoái vốn tại 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH), Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HOSE: NTP). Tiền thu về phải được nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12.

Theo kế hoạch được công bố, SCIC sẽ thực hiện bán vốn 88 công ty trong năm nay. Trong đó, SCIC đang sở hữu 3,26%; 50,7% và 37,1% vốn tương ứng lần lượt tại Bảo Việt, Bảo Minh và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, tổng vốn nhà nước hơn 1.121 tỷ đồng.

Theo danh sách doanh nghiệp SCIC dự kiến triển khai bán vốn năm nay, Tập đoàn Bảo Việt, Bảo Minh và Nhựa Tiền Phong là 3 trong số 88 doanh nghiệp thuộc nhóm 1 – nhóm triển khai bán vốn ngay năm nay.

Đón nhận thông tin SCIC có kế hoạch thoái vốn, các cổ phiếu ngành bảo hiểm như BVH, BMI, PVI, MIG… đã tăng mạnh, thậm chí nhiều mã tăng trần. Ngoài ra mã BMI của Tổng công ty Bảo Minh dư mua trần tại mức giá 44.450 đồng/cổ phiếu và VNR của Vinare cũng tăng trần lên 42.900 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu khác như PVI tăng 7,1%, PTI tăng 5,1%, PRE tăng 4,8% và nhiều mã khác tăng 1-3%…

Ngoài 3 doanh nghiệp kể trên, danh sách dự kiến bán vốn của SCIC năm nay còn một loạt cái tên đáng chú ý như Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco, Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Seaprodex, Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 – FICO, CTCP FPT…

Ước tính, tổng vốn Nhà nước nắm giữ tại 88 doanh nghiệp thuộc diện triển khai bán vốn ngay năm 2021 theo danh sách của SCIC vào khoảng 16.700 tỷ đồng.

Theo Baomoi.com

9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận sau thuế của MB Bank đạt 9.171 tỷ đồng

Báo cáo tài chính quý III/2021 của MB Bank (MBB – HOSE) vừa công bố cho biết, thu nhập bình quân của mỗi nhân viên MB Bank thời điểm hiện tại chỉ tăng 400.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, tính đến thời điểm 30/9/2021, MB Bank có 15.643 nhân viên, tăng so với 14.620 nhân viên thời điểm 30/9/2020. Chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên của MB Bank ở thời điểm cuối quý III/2021 là 4.215 tỷ đồng, tăng nhẹ với 3.876 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 9/2020.

Tuy nhiên, do số lượng nhân viên tăng nên dù tổng chi phí lương có tăng, thu nhập trung bình hàng tháng của nhân viên MB Bank chỉ tăng nhẹ ở con số 29,9 triệu đồng/tháng thời điểm cuối quý III/2021 so với 29,5 triệu đồng/tháng của cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo tài chính, tính đến hết tháng 9/2021, cho vay khách hàng đạt 329.431 tỷ đồng, tăng so với thời điểm cuối năm 2020 là 294.173 tỷ đồng. Trong đó, nợ cần chú ý là 3.709 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 2.421 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn là 1.220 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 889 tỷ đồng; nợ nghi ngờ là 1.112 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm là 973 tỷ đồng; tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn đã giảm còn 853 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2021, so với đầu năm là 1.384 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng của MB Bank tăng nhưng số dư nợ xấu của MB lại giảm 2% về 3.186 tỷ đồng, cho thấy kết quả khả quan của quá trình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của MB giảm từ 1,09% về 0,95%.

Đến tháng 9/2021, tiền gửi của khách hàng đạt 343.949 tỷ đồng tăng so với thời điểm cuối năm 2020 là 310.960 tỷ đồng. Trong đó, so sánh giữa cuối tháng 9/2021 với đầu năm cho thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 163.358 tỷ đồng giảm nhẹ so với 164.756 tỷ đồng, tuy nhiên, tiền gửi của cá nhân lại tăng với 180.591 tỷ đồng so với 146.203 tỷ đồng

Chi phí dự phòng rủi ro của Ngân hàng trong quý III/2021 đã tăng lên 1.778 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước là 883 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2021, chi phí dự phòng rủi ro đạt 6.018 tỷ đồng, tăng mạnh so với 4.193 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2020.

Lợi nhuận sau thuế của MB Bank trong quý III/2021 đạt 3.022 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước đạt 2.357 tỷ đồng. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt 9.171 tỷ đồng, tăng so với con số 6.331 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2020.

Thu nhập lãi thuần 9 tháng đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng trưởng 31,4% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 21,6%, đạt 3.021 tỷ đồng. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tăng gần 77%, mang về 915 tỷ đồng (trong quý III là hơn 356 tỷ đồng). Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng ghi nhận tăng mạnh 95% với 2.346 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9/2021, vốn điều lệ của MB Bank là 37.783 tỷ đồng, tăng so với thời điểm cuối năm 2020 là 27.987 tỷ đồng.

Theo Baomoi.com

Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư

Môi trường đầu tư liên tục của Việt Nam được cải thiện thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển và trong năm 2019 tổng vốn FDI đạt hơn 38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây.

Tham tán Thương mại Hoàng Đức Nhuận và Giám đốc CREAD Moundir Lasasssi , đồng chủ trì buổi tọa đàm. 

Ngày 25/10 tại thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh tế ứng dụng vì sự phát triển Algeria (CREAD) tổ chức buổi Tọa đàm Kinh tế và Ngoại thương Việt Nam theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tọa đàm có sự tham dự của khoảng 50 đại biểu là các nhà nghiên cứu kinh tế thuộc CREAD, đại diện các Bộ Thương mại, Công nghiệp, Tài chính, cũng như một số Phòng Thương mại và Công nghiệp địa phương Algeria và trường Đại học Algiers 2.

Đồng chủ trì buổi tọa đàm cùng Giám đốc CREAD Moundir Lasasssi, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria Hoàng Đức Nhuận đã giới thiệu đến các đại biểu tham dự tổng quan về tình hình phát triển kinh tế-xã hội cũng như những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được kể từ giai đoạn đất nước bắt đầu thời kỳ Đổi mới từ năm 1986 đến nay.

Nhân dịp này, ông Hoàng Đức Nhuận cũng chia sẻ những thông tin về quá trình mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình ngoại thương, đầu tư, du lịch cũng như những cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam.

Theo Tham tán Hoàng Đức Nhuận, trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì đến giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8%.

Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới (gần 3%). Quy mô nền kinh tế được nâng lên, từ hơn 6 tỷ USD năm 1989 lên trên 268 tỷ USD năm 2020. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 1985, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 2.786 USD/năm.

Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tính riêng năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây.

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt trên 28 tỷ USD. Năm 2019, Việt Nam đã đón 18 triệu lượt khách quốc tế.

Qua 35 năm không ngừng đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như càphê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ… luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn.

Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt gần 544 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu hơn 19 tỷ USD – cao nhất trong năm năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

ác đại biểu tham dự đặt câu hỏi trực tuyến tại buổi Tọa đàm giới thiệu kinh tế và ngoại thương Việt Nam tại Algeria, vào ngày 25/10 tại thủ đô Algiers

Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 3% năm 2020. 35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức.

Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, 71 quốc gia đã công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác.

Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế-thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm…

Các đại biểu Algeria tham dự cuộc tọa đàm đã hết sức sự ấn tượng về những thành tựu kinh tế-xã hội mà Việt Nam đạt được sau 35 năm thực hiện chính sách Đổi mới.

Nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến các chính sách cải cách, mở cửa, phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý xuất nhập khẩu…

Phát biểu kết thúc buổi Tọa đàm, ông Moundir Lasasssi đã đánh giá cao và cám ơn những thông tin hữu ích mà đại diện Đại sứ quán Việt Nam đã chia sẻ. Ông cho biết những thành tựu và bài học rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam là những kinh nghiệm quý cho Algeria trong quá trình mở cửa, hội nhập.

Ông hy vọng trong thời gian tới CREAD sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam tổ chức một số cuộc hội thảo, chương trình hợp tác nhằm nghiên cứu sâu hơn kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo Baomoi.com

28 năm chưa gỡ được cơ chế đấu giá biển số xe

Cục CSGT đã đề xuất đấu giá biển số xe, tuy nhiên đến nay, sau hàng chục năm vẫn không có căn cứ pháp lý để triển khai vì vướng nhiều quy định.

Từ năm 1993, Cục CSGT đã đề xuất đấu giá biển số xe, tuy nhiên đến nay, sau hàng chục năm vẫn không có căn cứ pháp lý để triển khai vì vướng nhiều quy định.

Trong khi đó, nếu đấu giá, chắc chắn ngân sách sẽ thu được một số tiền rất lớn.

Nếu biển số xe được phép đấu giá, chắc chắn ngân sách sẽ thu được một số tiền rất lớn (Trong ảnh: Đăng ký biển số xe ở Phòng CSGT Công an TP Hải Phòng)

Tài nguyên tiền tỷ đang bị lãng phí

Ngày 23/1/2021, một chủ xe Mercedes-Benz GLC 200 ở tỉnh Bình Dương gây chú ý khi bốc trúng biển số đẹp 61A – 888.88. Sau khi chiếc xe 1 tỷ đồng này gắn biển số ngũ quý, đã có khách trả giá tới 7 tỷ đồng.

Trước đó, cuối tháng 12/2020, 1 chiếc Kia Seltos 2020 bản Premium 1.4 Turbo vốn có giá niêm yết 719 triệu đồng đã được rao bán với giá 1,5 tỷ đồng vì chủ xe may mắn bốc được biển số “lộc phát” 686.86.

Hay tháng 9/2020, 1 chiếc Mercedes Benz C300 AMG phiên bản mới 2020 sở hữu biển số 51H – 777.77 được rao bán với giá 5,5 tỷ đồng, trong khi giá niêm yết 1,929 tỷ đồng…

Câu chuyện ô tô bỗng nhiên tăng giá tiền tỷ sau khi có biển số đẹp khá phổ biến. Nhiều chủ xe sang đắt tiền ao ước có được chiếc biển số đẹp tương xứng, sẵn sàng chi tiền tỷ để mua. Nhiều người tiếc nuối khi nhìn những biển số đẹp tiền tỷ được gắn trên những chiếc xe “cỏ”, bình dân giá vài trăm triệu đồng.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, thực tế có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền tỷ để mua biển số đẹp nhưng pháp luật lại không cho phép.

Vì vậy, thực hiện đấu giá biển số đẹp sẽ có lợi ích kép khi đáp ứng nhu cầu của người dân, thu được ngân sách, đồng thời chấm dứt được tình trạng thu lợi cá nhân từ việc ngẫu nhiên bốc được biển số đẹp; hoặc chạy “cửa sau”, chi tiền để có biển đẹp.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Hội Luật gia TP.HCM cho biết, ở nhiều quốc gia trên thế giới, biển số ô tô đẹp được coi là kho tài sản lớn và việc đấu giá được thực hiện từ lâu.

Tại Việt Nam, trước đây, một số địa phương như Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng tổ chức thí điểm đấu giá biển số xe. Số tiền thu được lên tới hàng tỷ đồng, được dùng để hỗ trợ người nghèo nhưng do thiếu tính pháp lý nên phải tạm dừng.

Trung tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Đăng ký và Quản lý phương tiện, Cục CSGT cho biết, từ năm 1993, Cục CSGT từng đề xuất đấu giá biển số xe, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, khiến các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý để triển khai.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ (có hiệu lực từ năm 2008), việc mua bán biển số xe bị cấm.

“Năm 2008, Công an một số tỉnh báo cáo Bộ Công an xin đấu giá biển số xe, Bộ Công an đã trao đổi với các Bộ chức năng báo cáo và được Chính phủ đồng ý cho đấu giá biển số.

Sau đó, do vướng mắc về cơ sở pháp lý nên Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng đề nghị tạm dừng việc đấu giá biển số”, Trung tá Công cho hay.

Cần một Nghị quyết cho phép thí điểm

CSGT TP Hà Nội kiểm tra đối với ô tô đăng kí trên địa bàn

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, đấu giá biển số phương tiện giao thông là một chủ trương đã có từ lâu.

“Tôi cho rằng, chủ trương này là rất đúng. Tuy nhiên, khi tiến hành đấu giá biển số phương tiện giao thông thì liên quan đến nhiều luật, như Luật Đấu giá tài sản, Luật Giao thông đường bộ”, ông Giang nói.

Theo ông Giang, hiện theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi mà một quy định khác với luật thì Chính phủ có thể trình Quốc hội một Nghị quyết để thực hiện thí điểm trong một thời gian nhất định. Từ đó các chính sách thí điểm sẽ được trong Nghị quyết này.

“Quốc hội hoàn toàn có thể quyết được trong Nghị quyết này những quy định khác với luật hiện hành. Thời gian thí điểm có thể là khoảng 5 năm, hết thời gian này chúng ta có thể tổng kết, nếu thấy phù hợp thì có thể kiến nghị sửa luật”, ông Giang nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đồng tình và cho rằng, biển số phương tiện giao thông là tài nguyên quốc gia (dạng tài nguyên số, tài nguyên mềm).

Nhiều người bỏ hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để sở hữu những loại tài nguyên trên, tuy nhiên hiện ngân sách vẫn không thể thu được thuế từ đây nếu không đấu giá.

Theo đại biểu Hòa, hiện một số luật không cho phép việc mua bán biển số phương tiện giao thông, không đưa biển số phương tiện giao thông vào danh mục tài sản được phép đấu giá. Chính vì vậy, cần phải có những phương án tháo gỡ.

“Nếu chưa thể sửa luật thì chúng ta có thể đề xuất việc thực hiện thí điểm mô hình đấu giá biển số phương tiện giao thông bằng một Nghị quyết. Nếu mang lại hiệu quả thì tôi nghĩ là các cơ quan liên quan sẽ nhất trí việc ban hành chính sách cho phép việc đấu giá biển số”, ông Hòa nhìn nhận.

Hai phương án về quyền sở hữu biển số

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, Bộ Công an đang tiếp tục hoàn thiện Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số thông qua đấu giá để trình Chính phủ xem xét.

Theo dự thảo đề án đấu giá biển số xe, việc đấu giá sẽ do một công ty đấu giá độc lập đảm nhiệm.

Tất cả các biển số xe sẽ được công khai trên mạng để người dân lựa chọn. Nếu biển số nào có nhiều người cùng thích, muốn sở hữu thì sẽ đưa ra đấu giá và ai trả giá cao nhất sẽ được sở hữu.

Về quyền sở hữu tài sản là biển số xe đấu giá, hiện dự thảo đề án của Bộ Công an đang đưa ra 2 phương án.

Phương án 1 quy định biển số gắn với người, tức là người sở hữu biển số đẹp đấu giá được thì khi bán phương tiện vẫn có thể giữ biển số lại để đăng ký cho phương tiện khác và có thể mua bán, cho, tặng, thừa kế.

Phương án thứ 2 là chỉ cho phép sử dụng biển số đấu giá gắn với 1 phương tiện đã được đăng ký.

Theo Baomoi.com

Mua nhằm đất đã có chủ, kiện đòi ủy ban liên đới bồi thường

Trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất, nguyên đơn yêu cầu ủy ban liên đới bồi thường do cùng một mảnh đất mà cấp hai giấy chứng nhận cho hai chủ sử dụng.

TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa nhận được kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), hủy giấy chứng nhận (GCN) và bồi thường thiệt hại tại quận Tân Phú, TP.HCM.

Đáng chú ý trong vụ kiện này, nguyên đơn đòi UBND quận liên đới bồi thường thiệt hại.

Một mảnh đất cấp hai giấy chủ quyền

Tháng 5-2017, bà Hoàng Thị Thu Nga nhận chuyển nhượng QSDĐ diện tích 70,5 m2 tại thửa 367 tờ bản đồ 132, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú của vợ chồng ông Phạm Văn Dị Em. Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Giá trị trên hợp đồng thỏa thuận là 450 triệu đồng, thực tế thanh toán 1,82 tỉ đồng.

Việc thanh toán đã đầy đủ và cập nhật sang tên cho bà Nga trên GCNQSDĐ. Đất để trống đến tháng 3-2018 thì bà Nga phát hiện có người xây dựng trên đất. Qua tìm hiểu, bà Nga biết rằng người này cũng được cấp GCN đối với phần diện tích đất trên.

Sau khi bà Nga khiếu nại đến UBND quận, kết luận thanh tra xác định GCN cấp cho ông Em là sai…

Bà Nga khởi kiện, đề nghị tòa hủy hợp đồng chuyển nhượng và buộc UBND quận cùng vợ chồng ông Em liên đới bồi thường giá trị đất tại thời điểm xét xử cho bà vì có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi.

Tại phiên sơ thẩm, đại diện UBND quận Tân Phú cho rằng căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì yêu cầu buộc cơ quan này liên đới bồi thường thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện hoặc cơ quan chủ quản có cán bộ vi phạm. Từ đó, UBND đề nghị TAND TP.HCM không xét xử đối với yêu cầu bồi thường của nguyên đơn.

HĐXX TAND TP.HCM cho rằng UBND nêu căn cứ đúng nhưng đề nghị này không được chấp nhận vì ngoài việc khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, nguyên đơn còn yêu cầu hủy GCN. Do đó, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM. Đồng thời, để giải quyết triệt để vụ án, TAND TP.HCM thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường trong cùng vụ án.

Ủy ban sai nhưng không liên quan đến việc chuyển nhượng

Theo tòa, từ kết luận thanh tra, nguồn gốc và quá trình cấp đổi GCN, đủ cơ sở xác định cùng một thửa đất, ông Em đã chuyển nhượng cho người khác, sau này lại tiếp tục xin cấp GCN và chuyển nhượng cho bà Nga là vi phạm điều cấm của pháp luật.

Lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu hoàn toàn thuộc về phía ông Em.

UBND quận Tân Phú đã có những sai phạm trong quá trình xác minh, dẫn đến việc nhận định lô đất này chưa được tách thửa và cấp GCN riêng; từ đó cấp GCN mà không phát hiện thửa đất trên trùng ranh hoàn toàn với thửa đất khác trong GCN cấp cho một người khác. Việc cấp GCN này là trái pháp luật.

Theo kết quả định giá, tiền chênh lệch giá thị trường sau khi trừ 2 tỉ đồng ông Em đã bồi thường trước đó là hơn 2,661 tỉ đồng. Về trách nhiệm bồi thường, HĐXX nhận thấy việc giao dịch giữa hai bên (đặt cọc) xảy ra trước khi có hành vi cấp GCN trái pháp luật của UBND quận Tân Phú. Toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như tiền chuyển nhượng đất bà Nga đều giao cho phía ông Em.

Thiệt hại chỉ phát sinh khi ông Em ký hợp đồng, UBND không liên quan tới giao dịch này. Lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu là do vi phạm điều cấm của pháp luật hoàn toàn do vợ chồng ông Em gây ra nên ông bà phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại phát sinh.

Phía UBND quận Tân Phú không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ phát sinh giao dịch nhưng cũng không khỏi trách nhiệm trong công tác quản lý hành chính…

Từ đó, tòa tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng, hủy GCN. Vợ chồng ông Em phải bồi thường cho bà Nga. Tòa không chấp nhận việc yêu cầu UBND phải liên đới bồi thường.

Công chức sai phạm đã bị xử lý kỷ luật

HĐXX TAND TP.HCM nhận định chính sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho UBND quận Tân Phú dẫn đến cùng một diện tích đất mà cấp hai GCN. Những sai phạm trong việc cấp GCN được thể hiện trong kết luận thanh tra. Cán bộ, nhân viên có hành vi vi phạm đã được UBND quận Tân Phú xử lý kỷ luật theo quy định…

Theo Baomoi.com

Nhiều dự án của Hancorp bị HĐND TP. Hà Nội ‘bêu tên’ vì vi phạm Luật đất đai

Có tới 5 dự án do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) cùng các Công ty ‘con’ trực thuộc và đơn vị liên kết làm chủ đầu tư vướng vào sai phạm.

Trong danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai được nêu trong báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án trên địa bàn Thành phố của HĐND TP. Hà Nội, có tới 5 dự án do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) cùng các Công ty “con” trực thuộc và đơn vị liên kết làm chủ đầu tư.

Liên tục vướng ‘lùm xùm’

Mới đây, HĐND TP. Hà Nội vừa có báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất, triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại. Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy: TP.Hà Nội hiện còn tới 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.

Trong danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay được HĐND TP. Hà Nội nêu tên, có tới 5 dự án có chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cùng các Công ty “con” trực thuộc và đơn vị liên kết.

Đối với diện tích 1.298m2 đất nằm tại ngõ 84 phố Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) của Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội (Công ty “con” của Hancorp), báo cáo của HĐND TP. Hà Nội nêu rõ: dự án này nằm trong số các dự án UBND TP. Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, song các tổ chức được giao quản lý đất thu hồi chậm hoàn thiện thủ tục nhận bàn giao và thực hiện công tác GPMB (từ tháng 10/2012 đến 31/3/2021).

Được biết, ngày 9/10/2015, UBND TP. Hà Nội đã có Kết luận thanh tra số 1656/KL-STNMT-TTr đối với dự án nói trên. Ngày 7/12/2015, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định thu hồi đất số 6729/QĐ-UBND. Trước đó, vào thời điểm năm 2018, trong số 22 đơn vị bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai nằm trong danh sách được TP. Hà Nội công khai, cũng đã nêu tên Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội.

Dù Thành phố đã giao Trung tâm phát triển Quỹ đất Hà Nội tiếp tục thực hiện công tác thu hồi đất theo quy định. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà cho tới tận thời điểm hiện tại, diện tích 1.298m2 đất nằm tại ngõ 84 phố Chùa Láng của Công ty này vẫn chưa được thu hồi một cách triệt để.

Tại dự án xây dựng nhà ở cao tầng tại thửa đất số 1-A1 (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 (Công ty “con” của Hancorp) và Công ty CP Đầu tư Tài chính T&D cũng đã có Quyết định trúng đấu giá số 5226/QĐ-STC ngày 1/11/2010.

Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội sau đó đã chấp thuận hủy kết quả trúng đấu giá dự án tại Văn bản số 3731/UBND-KT ngày 31/7/2017. UBND huyện Đông Anh cũng đã có Tờ trình số 115/TTr-UBND ngày 17/9/2018 về việc hủy kết quả trúng đấu giá của liên danh Công ty Xây dựng số 4 và Công ty T&D.

Hiện tại, dự án này đã được GPMB, Thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận xử lý. UBND huyện Đông Anh đề nghị Thành phố hướng dẫn xử lý các thủ tục liên quan đến dự án sau khi Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá được bãi bỏ. Sau khi kết thúc thủ tục, dự án này được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách theo dõi dự án chậm.

Nằm trong danh mục các dự án được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai cần tiếp tục theo dõi, giám sát; dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh (thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội ) do Công ty CP Xây dựng số 2 (Công ty “con” của Hancorp) làm chủ đầu tư là một trong số 59 dự án chậm thực hiện công tác GPMB.

Dự án có Quyết định giao đất, cho thuê đất số 3152/QĐ-UBND ngày 29/11/2006; đang chờ điều chỉnh quy hoạch chi tiết. UBND TP. Hà Nội cũng đã có Kết luận thanh tra số 996/KL-STNMT-TTr ngày 3/5/2019 đối với dự án này. Hiện tại, dự án đã GPMB diện tích 20,8 ha; còn lại một phần diện tích đất nghĩa trang và đất nông nghiệp vẫn chưa thực GPMB. Chủ đầu tư đã xây dựng xong một số lô biệt thự; trong đó có nhiều lô biệt thự đang xây thô; còn 12 lô biệt thự chưa được xây dựng. Công trình nhà ở cao tầng trên tổng diện tích hơn 17.432m2 đất cũng chưa được đầu tư xây dựng.

Đối với dự án này, HĐND TP. Hà Nội kiến nghị: yêu cầu hoàn thành công tác GPMB; điều chỉnh cục bộ quy hoạch; điều chỉnh Quyết định giao đất sau khi dự án được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và chủ trương đầu tư (đã hậu kiểm). Hiện dự án chưa thực hiện xong thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

Tương tự như dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh, một dự án khác do Công ty “con” của Hancorp là Công ty CP đầu tư Xây dựng số 4 làm chủ đầu tư là dự án Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bị HĐND TP. Hà Nội “bêu tên” vì chậm thực hiện công tác GPMB.

Dù được giao đất từ năm cách đây hơn 1 thập kỷ tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 5/1/2009 và Quyết định số 4060/QĐ-UBND ngày 20/8/2010; được điều chỉnh tiến độ dự án lần 1 (đến năm 2020) nhưng hiện tại, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện GPMB được một phần của dự án. Phần diện tích của dự án đã GPMB xong hiện vẫn đang được quây tôn để bảo vệ, chưa biết đến khi nào mới có thể triển khai xây dựng.

Cũng theo báo cáo của HĐND TP. Hà Nội, dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Đoàn Ngoại Giao (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư hiện đang tạm dừng thanh tra vì trùng với Quyết định thanh tra số 337/QĐ-TCQLĐĐ ngày 30/10/2018. Dự án này cũng đã có thông báo dừng thanh tra số2237/STNMT-TTr ngày 16/8/2019.

Sai phạm “chồng” sai phạm?

Được biết, đây vốn không phải lần đầu tiên Hancorp “vướng” phải những sai phạm liên quan đến đầu tư, quản lý và sử dụng đất; quản lý nợ; sai phạm về tài chính… Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo kiểm toán tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2019 của Hancorp.

Theo đó, qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện Hancorp đang nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng chục năm. Dự án khu biệt thự thuộc khu Đoàn Ngoại Giao dù được giao đất thực hiện dự án từ năm 2008, nhưng đến nay Hancorp vẫn chưa nộp tiền thuê đất các lô CC2, CC3, CC4, CC5, CC5A, từ lô QT1 đến QT6, lô P1, P2.

Tại dự án khu đô thị mới Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), Công ty “con” của Hancorp là Công ty Tây Hồ cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tiền sử dụng đất đối với 9,9ha đất nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Hancorp dù hợp tác kinh doanh trên lô đất 5.000m2 (quận Hà Đông) từ năm 2001 nhưng vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất.

Tại dự án Tổ hợp nhà ở đa năng Làng quốc tế Thăng Long, Hancorp dù đã hoàn thành dự án cả chục năm nhưng trên thực tế vẫn chưa bàn giao khu thể dục, thể thao với diện tích 6.102,3m2 và khu nhà trẻ diện tích 408,2m2 cho UBND TP. Hà Nội quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Còn tại dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6 Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Công ty CP Xây dựng số 1 đã tự ý thực hiện chuyển đổi 2 tầng kỹ thuật thành tầng kinh doanh thương mại sai quy hoạch nên phải nộp bổ sung 10,8 triệu đồng tiền sử dụng đất.

Không những vậy, dự án Khu đô thị mới Cao Xanh – Hòa Khánh B (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Công ty CP Xây dựng số 1 làm chủ đầu tư cũng có dấu hiệu chậm tiến độ tới hơn 10 năm so với phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 5/3/2021, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh trong quá trình kiểm tra tiến độ một số dự án trên địa bàn Tp. Hạ Long đã chỉ đạo thành phố phải rà soát lại quỹ đất đã cấp cho các dự án trong khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh B và khu đô thị Hà Khánh C, nếu không tiếp tục thực hiện triển khai theo cam kết, thì phải có biện pháp cương quyết thu hồi theo pháp luật.

Ngoài ra, các lô đất khác do Hancorp cùng và các Công ty “con” của mình quản lý, sử dụng cũng đã để xảy ra một loạt các các vấn đề bất cập. Điển hình trong số đó phải kể đến diện tícch đất xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp không được Công ty TB&VLXD Hancorp quản lý sử dụng hiệu quả do chậm chấm dứt đầu tư mà chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Theo Baomoi.com

Xây dựng nhà ở cho người lao động: Xem xét thí điểm cơ chế đặc thù

Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ) đã kiến nghị Chính phủ xem xét thí điểm cơ chế đặc thù trong xây dựng nhà ở cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Đình Khang – Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – trong quá trình triển khai Dự án thí điểm thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam và một số địa phương thời gian qua đã phát sinh một số vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật… làm ảnh hưởng đến tiến độ, mục tiêu của đề án phát triển nhà ở cho công nhân. Do đó, để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở theo hướng tách đối tượng người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp ra khỏi đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; bổ sung chương mới chính sách về nhà ở cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân

Tổng LĐLĐVN cũng đề nghị sửa đổi đồng bộ quy định về việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp trong các văn bản luật, theo hướng: Quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân, phải bố trí riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng; đáp ứng các tiêu chuẩn pháp luật về xây dựng và pháp luật khác liên quan đối với nhà ở.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ đề nghị Chính phủ thí điểm cơ chế đặc thù: Tổng LĐLĐ được trực tiếp giao đất và làm chủ đầu tư một số dự án nhà ở cho công nhân thuê tại các khu đất dịch vụ trong quy hoạch khu công nghiệp hoặc quỹ đất khác do UBND tỉnh giới thiệu. Sửa đổi bổ sung điều 39, Nghị định 99/2015/NĐ-CP cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước để cho công nhân thuê.

Trước đó, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và Ban quản lý Dự án Thiết chế Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cũng đã thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch đối với hồ sơ quy hoạch Dự án thiết chế công đoàn tại Khu công nghiệp Yên Phong, do trong quá trình triển khai, một số hạng mục chưa đáp ứng được nhu cầu, cũng như nhằm đáp ứng kịp thời hoạt động của công đoàn các cấp và chăm lo tốt hơn cho đời sống đoàn viên, người lao động.

Trước đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tại Hội nghị về quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐVN năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành khẩn trương xử lý, giải quyết; báo cáo các cấp những vấn đề vượt thẩm quyền. Trong đó, về vấn đề nhà ở công nhân, Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết theo hướng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; bố trí, quy hoạch quỹ đất; có cơ chế phù hợp với cơ chế thị trường để huy động các nguồn lực, nhất là hợp tác công tư để công đoàn, địa phương và các doanh nghiệp tham gia, đồng thời bố trí kinh phí đầu tư công trung hạn cho công tác này.

Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện đang thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp – khu chế xuất” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 655/QĐ-TTg.

Theo Baomoi.com

Vì sao cần bổ sung nhiệm vụ cho lực lượng công an xã?

Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, Quốc thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Hai nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận là việc bổ sung trách nhiệm cho công an xã trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và bổ sung quy định vì lý do bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh) có thể tạm đình chỉ giải quyết tin báo tố giác tội phạm, tạm đình chỉ truy tố, đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án…

Công an xã làm tốt sẽ giảm áp lực cho công an huyện hiện đang quá tải

Từ điểm cầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ quan điểm nhất trí với sự cần thiết bổ sung thẩm quyền của công an xã trong hoạt động điều tra, tố tụng hình sự và quy định cho phép tạm đình chỉ trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, do thiên tai, dịch bệnh được quy định trong dự thảo.

Đại biểu Nguyến Tiến Nam thảo luận trực tuyến tại phiên họp sáng 25/10.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, công an xã càng có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, xử lý ngay các vụ việc tại địa bàn cơ sở. Thực tiễn 2 năm triển khai hoạt động công an xã chính quy tham gia vào công tác điều tra hình sự đã góp phần kéo giảm tội phạm trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tình hình an toàn trật tự cơ sở.

Phát biểu thảo luận, Đại tá Nguyễn Tiến Nam (Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình) cho rằng, việc bổ sung nhiệm vụ cho công an xã trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm là hết sức cần thiết, phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng công an nhân dân và đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Dẫn Luật Công an nhân dân năm 2018, Đại tá Nguyễn Tiến Nam cho biết, công an xã là một cấp trong bộ máy của công an nhân dân, có vị trí vai trò rất quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.

“Đây là lực lượng thường trực gần dân nhất để nắm, tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm từ nhân dân, luôn có mặt nhanh nhất, kịp thời nhất khi có vụ việc liên quan đến an ninh trật tự xảy ra ở cơ sở; kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm, tiến hành các hoạt động theo thẩm quyền để bảo vệ hiện trường, tài liệu, vật chứng, phối hợp truy bắt tội phạm”, Đại biểu phân tích.

Hơn nữa, hiện nay, 100% xã được bố trí công an chính quy với khoảng 45.000 cán bộ, chiến sĩ. Trong đó có trên 50% có trình độ đại học, gần 22% từng công tác tại các đội điều tra công an cấp huyện, trên 71% từng làm công tác điều tra hoặc liên quan đến công tác điều tra hình sự.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam khẳng định nhân lực của công an xã rất lớn, đủ khả năng đáp ứng cho việc bổ sung nhiệm vụ về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm tương đương với công an phường, thị trấn. Thực tế thời gian qua dù có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, công an xã đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong bảo đảm an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở cơ sở. Vì vậy, việc bổ sung nhiệm vụ này là cần thiết, đúng đắn, hoàn toàn có thể tin tưởng giao nhiệm vụ này cho công an xã.

Giơ biển tranh luận, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) bày tỏ đồng tình chủ trương giao thêm nhiệm vụ cho Công an xã nhưng đề nghị Bộ Công an giải trình, tính toán thêm về số lượng con người, khả năng chuyên môn của Công an xã và các điều kiện cần thiết khác. Vì theo Luật CAND, số lượng Công an xã chỉ khoảng 3-5 người, trong khi Công an phường có hàng trăm nhân lực mới có thể đảm nhận được nhiệm vụ này trong thời gian qua. “Chúng ta có hàng chục nghìn xã, nhưng chỉ cần vài nơi, vài người thực hiện không tốt thì dư luận sẽ quan tâm ngay và có thể gây ảnh hưởng rất lớn”, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh nhấn mạnh.

Phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí khẳng định, công an xã tăng cường lực lượng chính quy và năng lực chuyên môn có thể đáp ứng yêu cầu. Việc bổ sung nhiệm vụ nhằm phát huy năng lực và nguồn lực ở cơ sở, công an xã làm tốt thì giảm áp lực cho công an huyện hiện đang quá tải.
“Dịch bệnh tác động đời sống xã hội phát sinh nhiều vấn đề, trong đó có tình hình tội phạm. Việc tăng cường ở cơ sở bảo đảm giải quyết ngay vấn đề phát sinh, bảo đảm an ninh trật tự cả trước mắt và lâu dài”, ông Lê Minh Trí nói.

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí báo cáo giải trình

Trước băn khoăn của đại biểu về năng lực của lực lượng công an xã, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho rằng so với trước kia đã có chuyển biến nhiều, song cần quan tâm hơn, nhất là về đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, công an huyện sẽ có biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chặt chẽ lực lượng công an xã, bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật.

Bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án

Liên quan đến việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố vì lý do thiên tai, dịch bệnh, đại biểu Nguyễn Thanh Sang – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, cho biết, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn toàn quốc, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly, dẫn đến việc kiểm tra, xác minh, giải quyết các vụ việc trong giai đoạn tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tiến hành các hoạt động điều tra… bị trì hoãn, kéo dài.

Đại biểu cho biết, từ tháng 6/2021 đến ngày 30/9/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ vụ án không có cách nào giải quyết, hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, do hồ sơ do dịch bệnh điều tra viên thu thập tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ và Viện kiểm sát không thể truy tố được do thiếu tài liệu, chứng cứ.

Quốc hội thảo luận toàn thể trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Mặt khác, phải thực hiện các quy định của tố tụng và quy chế của ngành nên Viện kiểm sát cũng không thể trực tiếp phúc cung, hỏi cung để ban hành cáo trạng. Hồ sơ có chuyển tòa thì tòa cũng không thể xét xử, do đó không có cách giải quyết.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình diễn biến của dịch vẫn còn hết sức phức tạp, do đó, nguy cơ các vụ án, vụ việc bị đình trệ do thiên tai, dịch bệnh sẽ gia tăng nếu không có biện pháp tháo gỡ, giải quyết.

Do đó, đại biểu bày tỏ tán thành bổ sung quy định cho phép tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh trong cả ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử theo Khoản 1 Điều 148, khoản 1 Điều 229, Khoản 1 Điều 247 và Khoản 1 Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Việc bổ sung quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để có cơ chế kiểm soát đối với những người bị buộc tội do vụ án, vụ việc vẫn trong vòng tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng vẫn tiếp tục theo dõi, quản lý được vụ án, vụ việc tạm đình chỉ. Việc bổ sung quy định này cũng góp phần thực hiện hiệu quả yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cũng nhìn nhận thực tế tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội như vừa qua, việc khởi tố, điều tra, truy tố nhiều vụ việc, vụ án hình sự gặp khó khăn, bị trì hoãn do không thể tiến hành được các hoạt động tố tụng.

Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cho phép tạm đình chỉ trong trường hợp “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh”. Điều này dẫn đến vụ án, vụ việc không có cách giải quyết tiếp theo đúng quy định của pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phân tích, trong giai đoạn điều tra, nếu hết thời hạn điều tra mà không thể hoàn thiện được hồ sơ và thực hiện đầy đủ các hoạt động tố tụng theo luật định để chứng minh bị can đã thực hiện tội phạm thì sẽ phải đình chỉ điều tra.

Điều này có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, phải xem xét trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, thậm chí là xử lý trách nhiệm hình sự đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, giảm sút lòng tin trong nhân dân. Trong khi việc này không phải do lỗi chủ quan từ phía các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo Baomoi.com

Có nên bảo hộ cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý hay không?

Có bỏ quy định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là một trong những vấn đề có ý kiến khác nhau khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự sáng qua. Nếu đồng ý bỏ quy định này, cơ quan tố tụng có thẩm quyền có thể chủ động khởi tố vụ án liên quan, góp phần bảo vệ hiệu quả hơn tài sản quốc gia, thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp, địa phương, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nhưng, cũng có ý kiến lo ngại, sẽ có nguy cơ hình sự hóa quan hệ dân sự, ảnh hưởng đến quyền của người bị hại, nên cần nghiên cứu cẩn trọng.

Có cần thiết quy định rộng hơn CPTPP?

Tại khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Điểm g, khoản 6, Điều 18.77 Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) quy định, các quốc gia thành viên cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu. Hiệp định không đặt ra yêu cầu đối với chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị thực hiện cơ chế này đối với cả chỉ dẫn địa lý để tương tự với cơ chế bảo vệ bằng thủ tục tố tụng hình sự đối với nhãn hiệu, qua đó, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.

Không tán thành với đề xuất này, ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phân tích: Pháp luật hiện hành ghi nhận quyền khởi kiện chính thức của người bị hại trước hết là để bảo vệ lợi ích của họ, cho quyền lựa chọn hoặc thương lượng, hòa giải, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu khởi tố vụ án. Vì thế, “nếu bỏ quy định này sẽ không có lợi cho người bị hại”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ.

Một khía cạnh khác của vấn đề được nhiều ĐBQH chỉ ra, đó là chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu Nhà nước; Nhà nước trao quyền sở hữu cho UBND cấp tỉnh và cho một số tổ chức, hiệp hội quyền quản lý, trao cho các doanh nghiệp sản xuất quyền sử dụng. Nói cách khác, khi có hành vi xâm phạm thì tất cả các chủ thể này đều có quyền yêu cầu khởi tố, đặc biệt UBND cấp tỉnh là cơ quan hoàn toàn có điều kiện và có khả năng để thực hiện yêu cầu khởi tố. Trong khi đó, qua đối chiếu với quy trình, thủ tục khởi tố vụ án hình sự hiện hành, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường lưu ý, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đơn giản hơn rất nhiều so với việc tham gia tố tụng hành chính hay khởi kiện dân sự. Việc yêu cầu người bị hại khởi tố vì vậy hoàn toàn khả thi và thuận lợi.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được đề xuất xem xét, thông qua trong một kỳ họp theo quy trình rút gọn. Nhấn mạnh điều này, các ĐBQH Phạm Thị Xuân (Thanh Hóa), Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) đề nghị, chỉ bỏ nội dung khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Bởi, CPTPP chỉ đặt ra yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Trong khi đó, việc thực hiện các quy định xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý như quy định hiện hành cũng không có vướng mắc. Hơn nữa, đây không phải là vấn đề cấp bách, không thuộc trường hợp phải sửa đổi để thực hiện điều ước quốc tế, hay vì thiên tai, dịch bệnh, và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định tại khoản 3, Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nên không thuộc trường hợp được sửa đổi theo thủ tục rút gọn. Đại biểu Đoàn Thị Lê An cũng lo ngại, việc quy định mở hơn so với phạm vi cam kết của CPTPP là việc chúng ta tự quy định mới và nếu được thông qua, phải chăng đây sẽ là quy định hình sự hóa phạm vi mà trước đây chúng ta xác định có tính chất dân sự (?). Với lý lẽ này, đại biểu Đoàn Thị Lê An đề nghị, không nên bỏ quy định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. “Nếu có bỏ thì cần nghiên cứu kỹ, đánh giá theo trình tự xây dựng luật thông thường theo quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không thể ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn”.

Nhưng sẽ tăng cường bảo vệ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Thừa nhận nếu quy định không có yêu cầu khởi tố các bị hại không được xác định là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm quy định tại khoản 1, Điều 226 của Bộ luật Hình sự đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là mở rộng hơn so với yêu cầu của CPTPP, song, ĐBQH Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) bày tỏ đồng tình với phương án được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề xuất. Bởi, thông qua quy định cho phép cơ quan tố tụng có thẩm quyền chủ động khởi tố vụ án liên quan sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn tài sản quốc gia, thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp, địa phương, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, phát huy những tác động tích cực khác đến kinh tế – xã hội của đất nước.

Từ số liệu tổng kết thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đại biểu Tạ Minh Tâm cũng chỉ ra thực tế: Hiện chỉ có vụ án về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, không có vụ án về chỉ dẫn địa lý. Sở dĩ có thực tế này, theo đại biểu Tạ Minh Tâm, có thể do các chủ thể thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó nên tính chủ động trong việc đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là không cao. Trong khi đó, nếu thực hiện như đề xuất của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ động trong xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, góp phần bảo vệ sớm, triệt để quyền sở hữu công nghiệp, tạo môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân mà trực tiếp là tổ chức, cá nhân là chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp.

Cùng quan điểm, ĐBQH Phan Thái Bình (Quảng Nam) chỉ rõ, việc bỏ quy định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với xâm hại quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý không có nghĩa là làm mất đi quyền này của người bị hại. Trong khi đó, với quy định như đề xuất của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, người bị hại yêu cầu hay không yêu cầu thì chúng ta vẫn được khởi tố. Nói cách khác, các quyền của người bị hại được bảo vệ một cách cao hơn.

Giải trình về vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm này, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí nêu rõ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý không chỉ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Việc giao quyền chủ động yêu cầu khởi tố vụ án cho chủ sở hữu quyền, mặc dù ở khía cạnh nhất định có thể bảo vệ được chủ sở hữu quyền, nhưng lại làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Và, nếu chủ sở hữu quyền không yêu cầu khởi tố và lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chủ sở hữu quyền, tức là “anh có quyền đó nhưng anh không thực hiện”.

Viện trưởng Lê Minh Trí cũng nhấn mạnh, nếu chỉ bảo hộ nhãn hiệu thì khi cần bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai sẽ không chủ động, vì việc sửa đổi luật không phải lúc nào cũng làm được ngay. Và, vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chung, không vì một lợi ích nào khác, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao một lần nữa đề nghị, các ĐBQH cân nhắc ủng hộ phương án sửa đổi luật lần này có bảo hộ cả hai nội dung nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý như đề xuất ban đầu.

Theo Baomoi.com