Chia tài sản chung khi chưa kết hôn

Câu hỏi: Vợ chồng tôi vừa làm đám hỏi, dự định xây nhà xong mới kết hôn, nhưng tiền xây nhà là của tôi bỏ ra. Sổ đỏ do chồng tôi đứng tên. Xin hỏi trường hợp chúng tôi không cưới thì tài sản chia như thế nào? (Chị Hiếu – Đà Nẵng)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Đối với câu hỏi của bạn có các trường hợp để giải quyết cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương ngay sau khi làm đám hỏi. Với trường hợp này thì căn nhà mua trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của hai vợ chồng (trừ trường hợp có căn cứ chứng minh số tiền mua nhà có từ trước thời kỳ hôn nhân). Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc đứng tên trong sổ đỏ như sau:

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên, mặc dù chồng bạn đứng tên trong sổ đỏ giao dịch liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, … đều phải có sự đồng ý của bạn. Bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại sổ đỏ mang tên cả 2 vợ chồng. Đối với tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định chia 1/2 khi ly hôn có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.

+ Trường hợp 2: Vợ chồng bạn chưa đăng ký kết hôn và hoàn toàn số tiền xây nhà bạn bỏ ra đều là tài sản riêng. Việc chưa đăng ký kết hôn sẽ dẫn đến các tài sản hình thành trong thời gian này đều không được coi là tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 221 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”

Theo quy định trên thì việc chồng bạn đứng tên trong sổ đỏ nhà ở đồng nghĩa với việc là người sử dụng đất theo quy định Luật Đất Đai. Trong trường hợp vợ chồng bạn không cưới nhau nữa thì bạn có thể thỏa thuận với chồng mình về việc chia tài sản đối với ngôi nhà. Trong trường hợp không thể thỏa thuận thì có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi tài sản nếu có đủ tài liệu căn cứ việc bạn mua nhà là tiền của bạn và chồng bạn chỉ là người đứng tên theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề chia tài sản chung khi chưa kết hôn. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bộ Công Thương tham vấn công khai vụ điều tra chống bán phá giá sản phẩm Sorbitol nhập khẩu

Tháng 10/2021, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức phiên tham vấn công khai liên quan đến vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Phiên tham vấn công khai được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm tạo cơ hội cho các bên liên quan đến vụ việc trình bày ý kiến, quan điểm cũng như cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ việc.

Phiên tham vấn diễn ra dưới hình thức trực tuyến, với sự tham dự của gần 50 đại biểu đại diện cho các bên liên quan đến vụ việc điều tra chống bán phá giá, gồm Tổng cục Phòng vệ thương mại Bộ Thương mại Indonesia, Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nước ngoài và các bên liên quan khác.

Tại buổi tham vấn, Cơ quan điều tra trong vụ việc là Cục Phòng vệ thương mại đã lắng nghe ý kiến của đại diện tất cả các bên liên quan về vụ việc. Tất cả các ý kiến, quan điểm của các bên liên quan sẽ được Cục Phòng vệ thương mại tổng hợp, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trong kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc và đảm bảo việc điều tra được thực hiện một cách công bằng, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và WTO.

Biên bản tham vấn công khai đã được hoàn thiện và gửi tới các bên liên quan trong vụ việc.

Tiếp theo, Cục Phòng vệ thương mại sẽ hoàn thiện kết luận điều tra cuối cùng. Trên cơ sở kết luận điều tra cuối cùng, Bộ Công Thương sẽ ban hành quyết định chính thức về vụ việc.

Ngày 11/12/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3298/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ của Cục Phòng vệ thương mại, ngày 6/7/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1719/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp dao động từ 39,63% – 68,50% dựa trên kết quả tính toán cụ thể.

Theo Baomoi.com

Becamex BCE thành lập công ty con vốn 30 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (Becamex BCE, HoSE: BCE) vừa thông qua việc thành lập công ty con với tỷ lệ sở hữu là 100%.

Becamex BCE thành lập công ty con vốn 30 tỷ đồng.

Theo đó, công ty dự kiến thành lập Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Nhựa Bình Dương, vốn điều lệ 30 tỷ đồng, địa chỉ trụ sở chính tại Lô C-5B & C-6B-CN, đường NA4, Khu đô thị Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình Dương.

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí,…

Becamex BCE cũng thông qua danh sách người đại diện quản lý vốn theo ủy quyền của công ty và bổ nhiệm thành viên HĐTV tại Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương. Theo đó, ông Quảng Văn Viết Cương chịu trách nhiệm quản lý phần vốn góp của Becamex BCE, chiếm tỷ lệ 40% vốn điều lệ của công ty. Ông Cương cũng được bồ nhiềm làm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương.

Ông Nguyễn Văn Thanh Huy chịu trách nhiệm quản lý phần vốn góp của Becamex BCE, chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương. Ông Huy cũng đồng thời được bổ nhiệm làm thành viên HĐTV Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương.

Cùng với đó, ông Nguyễn Kim tiên chịu trách nhiệm quản lý phần vốn góp của Becamex BCE chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương và là thành viên HĐTV Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương

Công ty cũng thông qua việc ông Đặng Văn Thế giữ chức danh Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhựa Bình Dương.

9 tháng đầu năm 2021, Becamex BCE ghi nhận doanh thu đạt 9,51 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 92,5% và 85,6% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 71,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 12,06 tỷ đồng về 4,75 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 67,7%, tương ứng giảm 1,43 tỷ đồng về 0,68 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 10,4%, tương ứng giảm 0,33 tỷ đồng về 2,9 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 108,21 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 25,54 tỷ đồng, lần lượt giảm 57,1% và tăng 63,9% so với cùng kỳ.

Được biết, năm 2021, Becamex BCE đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu là 450,27 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 64,59 tỷ đồng.

Theo Baomoi.com

Tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, thu hồi đất

Chiều 26-10, Đoàn giám sát số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát đối với Sở Tài chính Hà Nội về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15-9-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về ‘Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo’; Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 1-9-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về ‘Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Hà Nội’.

Quang cảnh buổi giám sát.

Tham gia Đoàn giám sát có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản.

Theo báo cáo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, UBND thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, đề xuất cơ chế về việc các quận, huyện, thị xã… được trích lại một phần tiền sử dụng đất thu từ đấu giá quyền sử dụng đất; cơ chế tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư (dự án không sử dụng vốn ngân sách) ứng trước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng…

Sở Tài chính cũng phối hợp tích cực với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giao đất dịch vụ; phối hợp với các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm.

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu phát biểu tại buổi giám sát.

Kết quả, giai đoạn 2016-2020, UBND các quận, huyện, thị xã đã thu hồi đất và giải phóng mặt bằng liên quan đến 148.407 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đã thực hiện tái định cư cho 6.887 hộ, gồm 2.562 hộ tái định cư bằng đất, 1.345 hộ tự lo tái định cư bằng tiền, 2.980 hộ tái định cư bằng nhà chung cư. Về giao đất dịch vụ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đến hết tháng 8-2021, trên địa bàn thành phố đã giao đất cho 40.513 hộ gia đình (tăng 18.102 hộ so với giai đoạn 2006-2015) với diện tích đất đã giao là 403,39ha, đạt 80,42%…

Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU, UBND thành phố giao Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời, đúng quy định…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi giám sát.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động của Sở Tài chính trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, Chỉ thị số 09-CT/TU. Điểm nổi bật, Sở Tài chính đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền tăng cường, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan kiểm tra, thẩm định các khoản kinh phí thực hiện theo nội dung được nêu trong nghị quyết và chỉ thị trên; tham mưu UBND thành phố ban hành 375 phương án về giá đất…

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, thông qua các cuộc giám sát tại các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, Chỉ thị số 09-CT/TU; tổng hợp những tồn tại, hạn chế để có biện pháp tháo gỡ vướng mắc. Vì vậy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan và các quận, huyện, thị xã kịp thời tháo gỡ khó khăn đang tồn tại, nhất là đối với các dự án mà thành phố đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó, Sở Tài chính cần tích cực tham mưu UBND thành phố trong việc triển khai việc sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị Sở Tài chính tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, thu hồi đất, bố trí tái định cư… để tham mưu giúp thành phố có những giải pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TU, Chỉ thị số 09-CT/TU trong thời gian tới.

Theo Baomoi.com

Giao dịch ‘chui’ cổ phiếu LPB, Thaiholdings của bầu Thụy bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 653/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Thaiholdings (địa chỉ: Số 210, đường Trần Quang Khải, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).

Giao dịch ‘chui’ cổ phiếu LPB, Thaiholdings của bầu Thụy bị xử phạt

Theo đó, Thaiholdings bị phạt tiền 260 triệu đồng theo quy định tại Điểm g Khoản 2 và Khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

Theo UBCKNN, Công ty Cổ phần ThaiHoldings, tổ chức liên quan của ông Nguyễn Đức Thụy – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HoSE:LPB) đã mua 145.600 cổ phiếu LPB (tương ứng 1.456.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu LPB) vào ngày 06/5/2021 và đã bán 719.400 cổ phiếu LPB (tương ứng 7.194.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu LPB) vào ngày 16/6/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

Do đó, Thaiholdings bị phạt tiền 260 triệu đồng (mức trung bình của khung phạt từ 220 triệu đồng đến 300 triệu đồng) theo quy định tại Điểm g Khoản 2 và Khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

Bầu Thụy được biết đến là người sáng lập ra Thaiholdings. Ông rút khỏi vị trí chủ tịch HĐQT của Thaiholdings từ ngày 29/2/2020, đồng thời không còn là thành viên HĐQT của công ty. Vị trí chủ tịch của Thaiholdings hiện do ông Nguyễn Văn Thuyết, em trai của ông Nguyễn Đức Thụy đảm nhiệm.

Tuy nhiên, bầu Thụy hiện vẫn là cổ đông lớn của Thaiholdings, với số lượng cổ phiếu nắm giữ là hơn 10 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 20%.

Về kết quả kinh doanh, năm 2021, doanh thu của Thaiholding đạt hơn 909,4 tỷ đồng, gần 18 lần so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.267,2 tỷ đồng, tăng 1.207 tỷ đồng, tương đương gấp hơn 21 lần năm 2019. Nộp ngân sách nhà nước 177,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của Thaiholdings đạt 16.873 đồng, gấp 15 lần so với con số 1.147 đồng của năm 2019.

Theo Baomoi.com

Hà Nội điều chỉnh ‘nâng tầng’ cho 2 ô đất bỏ hoang

Hà Nội điều chỉnh tăng gấp đôi chiều cao công trình cho 2 lô đất trong Khu đô thị mới Mỹ Đình II và mặt đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm).

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 4519 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CC1 tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 được duyệt, ô đất CC1 được xác định chức năng đất công cộng thành phố và khu vực có các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:

Diện tích đất khoảng 7.782m2 (bao gồm cả đường giao thông); diện tích xây dựng 3.610m2; mật độ xây dựng 46,4%; tầng cao bình quân 5,3 tầng (công trình cao 5 – 9 tầng); hệ số sử dụng đất 2,45 lần.

Ô đất CC1 được điều chỉnh quy hoạch có diện tích khoảng 7.781,5m2 nằm cạnh ngã tư Hàm Nghi – Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Nay, giữ nguyên phạm vi ranh giới của ô đất theo quy hoạch được duyệt, đề xuất điều chỉnh thành ô đất ký hiệu NO có chức năng đất ở (gồm nhà ở chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại, nhà trẻ và nhà ở liên kế) với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:

Diện tích đường giao thông 674,8m2; diện tích đất thực hiện dự án 7,106,7m2; mật độ xây dựng 50%; hệ số sử dụng đất 6,0 lần; tầng cao công trình 6 và 21 tầng; tầng hầm 1 – 3 tầng; dân số 700 người.

Cũng vào khoảng đầu tháng 9 năm nay, UBND TP.Hà Nội đã có Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ đường Xuân Thủy đến Trần Duy Hưng) tại ô đất ký hiệu N6.3 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan).

Theo đó, khu đất điều chỉnh cục bộ quy hoạch có diện tích khoảng 4.506,8m2 thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm;

phía Bắc giáp khu đất dự án Bệnh viện Đa khoa Y Cao; phía Đông giáp khu đất quy hoạch ký hiệu N6.4 và N6.5; phía Tây giáp đường quy hoạch 13,5m; phía Nam giáp đường quy hoạch 50m.

Hiện trạng ô đất ký hiệu N6.3 dự án xây trung tâm văn hóa vừa được Hà Nội điều chỉnh “nâng tầng” và thêm công năng sử dụng thành khách sạn văn phòng cao 30 tầng.

Được biết, theo Quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo, chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng tỷ lệ 1/500 (đoạn từ đường Xuân Thủy đến Trần Duy Hưng) được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5099/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, ô đất ký hiệu N6.3 được xác định chức năng đất công cộng đô thị (Trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng) với các chỉ tiêu:

Diện tích đất 4.500m2, mật độ xây dựng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất 6 lần, tổng diện tích sàn 27.000m2.

Nay, giữ nguyên phạm vi ranh giới, chức năng sử dụng của ô đất (đất công cộng đô thị); điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và điều chỉnh công năng xây dựng công trình tại ô đất từ Trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng sang xây dựng công trình khách sạn, văn phòng, thương mại và văn hóa cộng đồng với tầng cao 30 tầng (tăng 15 tầng), 4 tầng hầm, tổng diện tích sàn hơn 54.000m2.

Trong đó, dành diện tích sàn tại các tầng dưới để bố trí sử dụng làm Trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng (khoảng 5.400m2).

Quy mô, vị trí diện tích sàn phục vụ hoạt động văn hóa cộng đồng sẽ được xác định cụ thể trong quá trình thiết kế cơ sở, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Liên quan tới 2 quyết định điều chỉnh quy hoạch này, UBND TP.Hà Nội giao quận Nam Từ Liêm chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Công ty cổ phần Thương mại xây dựng và Đầu tư Miền Bắc, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) công bố công khai. 2 công ty trên có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư tại ô đất tuân thủ quy định, phù hợp với điều chỉnh quy hoạch được duyệt…

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, cả 2 ô đất được điều chỉnh quy hoạch nêu trên đều có vị trí đắc địa ở những khu vực đang có tốc độ phát triển đô thị cao. Đáng nói, trước khi được điều chỉnh, 2 ô đất này cũng rơi vào tình trạng quây tôn, cỏ mọc nhiều năm qua.

Trao đổi với PV Dân Việt về những bất cập trong việc điều chỉnh quy hoạch ở Hà Nội, ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, 5 năm chúng ta điều chỉnh quy hoạch phân khu 1 lần, về một góc độ nào đó là đúng, nhưng đây là kẽ hở cho những quyết điều chỉnh sai.

“Ví dụ một khu đất 10 ha được quy hoạch quy mô dân số là 10.000 người, nhưng có một dự án người ta chỉ có 2ha nhưng họ triển khai trước, người ta xin 5.000 dân. Rõ ràng việc điều chỉnh quy hoạch không sai, nhưng bản chất là phá vỡ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội”, ông Điệp nói.

Để khắp phục tình trạng bất cập trong quy hoạch, vị chuyên gia này cho rằng, Hà Nội và các cơ quan liên quan cần phải nhìn nhận nghiêm túc lại việc triển khai quy hoạch. Trong đó, cần nhìn tới quy hoạch có yếu tố kinh tế thay vì chỉ nhìn thấy quy hoạch thuần túy về kiến trúc như hiện nay.

Điều chỉnh quy hoạch theo xu hướng nâng tầng, giảm diện tích cây xanh

Trong báo cáo gửi Quốc Hội mới đây, Chính phủ đã chỉ ra nhiều bất cập trong lĩnh vực xây dựng, đáng chú ý là việc lập, điều chỉnh quy hoạch cục bộ ở nhiều dự án.

Đơn cử, việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tại một số dự án còn tùy tiện, có xu hướng tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật diễn ra tại các thành phố lớn, có sức hấp dẫn và thu hút đầu tư cao.

Các dự án thường điều chỉnh quy hoạch chi tiết trong thời gian thực hiện, nội dung chủ yếu là tăng số tầng cao, diện tích sàn, chia nhỏ căn hộ, thay đổi công năng… dẫn tới gia tăng dân số.

Một số địa phương, việc điều chỉnh cục bộ không được nghiên cứu một cách đồng bộ trong quy hoạch phân khu, dẫn đến quy hoạch phân khu bị phá vỡ, các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị không đảm bảo, đặc biệt là khu vực đô thị trung tâm.

Theo Baomoi.com

Bộ không hướng dẫn, nếu địa phương xếp lương giáo viên sai, ai chịu trách nhiệm?

Nếu các địa phương thực hiện chuyển xếp lương xong có sai sót, thưa kiện, thu hồi quyết định… vô cùng phức tạp về pháp lý nếu không có văn bản thống nhất cả nước.

Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn 1099/NGCBQLGD-CSNGCB có tiêu đề triển khai thực hiện Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT trả lời Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc này tiếp tục gây thắc mắc, băn khoăn khi Cục Nhà giáo chỉ hướng dẫn riêng cho tỉnh Vĩnh Phúc, tức công văn chỉ có giá trị cho giáo viên đang công tác tại Vĩnh Phúc?

Các địa phương khác rất khó áp dụng công văn này khi Cục Nhà giáo không công khai, cũng không gửi cho các sở giáo dục còn lại.

Bên cạnh đó, theo người viết hiểu thì hướng dẫn của Cục Nhà giáo lại có “sạn” khi cả trong công văn công văn 1077, 1099 này ở mục 4 có đoạn: “Theo đó, giáo viên trung học cơ sở hạng III mã số V.07.04.12 được bổ nhiệm vào giáo viên trung học cơ sở hạng II…”.

Thông tin này gây hiểu nhầm giáo viên trung học cơ sở hạng III cũ có thể được huyển sang hạng II mới.

Rồi việc chuyển xuống hạng, xuống hệ số lương của giáo viên mầm non từ hạng II có hệ số lương 2,34 – 4,98 xuống hạng III (hệ số lương 2,1-4,89) thì dựa vào quy định nào?

Bên cạnh đó, hàng loạt bất cập về việc có hay không chuyển xếp lương hệ số lương hạng II cũ từ 2,67 – 3,99 cùng qua hệ số lương hạng II mới 4,0 (bậc 1), rồi quy định việc giữ hạng III mới phải từ 9 năm cho những giáo viên có trình độ thạc sĩ, cử nhân cách đây khoảng 10 năm; quy định việc xuống hạng;… là những câu hỏi đến giờ này chưa được giải đáp cụ thể. Cục Nhà giáo vẫn im lặng đến khó hiểu.

Chuyển xếp lương cả nước không thể để mỗi nơi một kiểu

Chùm Thông tư xếp lương mới ảnh hưởng đến 100% giáo viên cả nước mà đến giờ này về hướng dẫn xếp hạng chung chỉ duy nhất chỉ có công văn số: 971/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ngày 12/3/2021 rất chung chung.

Còn lại là những lần các địa phương hỏi, Cục Nhà giáo giải đáp giống như công văn 1077, 1099 vừa qua.

Ngay tại công văn 971 Cục Nhà giáo yêu cầu “Các Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trước ngày 30/6/2021 và kết quả bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021” giống như là việc giao các địa phương tự lên phương án, bổ nhiệm xếp lương mà không phải là hướng dẫn triển khai việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới.

Chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 phải được Cục Nhà giáo tham mưu Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn xếp lương chung, thống nhất trong cả nước thì Cục Nhà giáo lại “đá” trách nhiệm giao các Sở Giáo dục và Đào tạo ở địa phương thực hiện phương án.

Chính việc bất nhất này đã dẫn đến việc các địa phương đến nay chưa thể thực hiện được việc chuyển xếp lương theo chùm Thông tư trên, mỗi địa phương hiểu theo cách khác nhau thì áp dụng khác nhau mỗi nơi mỗi kiểu, trăm hoa đua nở,…

Do đó mới dẫn đến việc địa phương nào có thắc mắc thì gửi văn bản về Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Cục Nhà giáo trả lời cho địa phương đó.

Ban hành chùm Thông tư mới liên quan đến hàng triệu giáo viên, có hiệu lực từ 20/3 đến nay nhưng giáo viên chưa được chuyển lương mới, việc xếp lương giao các địa phương tự xây dựng phương án, tự quyết thời điểm bổ nhiệm, chuyển xếp lương,… là việc làm chưa từng có tiền lệ.

Liên quan chính sách lương nên các địa phương không dám tự ý quyết định việc chuyển xếp lương?

Trong bài viết “Chuyển hạng giáo viên cả nước băn khoăn, sao Cục Nhà giáo mách riêng Vĩnh Phúc?” của tác giả Bùi Nam đã có nêu câu hỏi khá hay là “Tuy nhiên việc các địa phương tự thực hiện thì sau này khi thanh tra, kiểm tra các địa phương bổ nhiệm, xếp lương không đúng thì bị xử lý kỷ luật, nếu số tiền chi sai quá lớn thì có thể phải thu hồi, khởi tố,… rất nguy hiểm.”

Thực tế là chùm Thông tư đã có hiệu lực ngày 20/3 đến nay là hơn 7 tháng đáng lý giáo viên cả nước được chuyển và hưởng lương mới từ rất lâu nhưng việc chuyển xếp lương mới vẫn chưa nhận được một hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên các địa phương cũng không dám tự ban hành quyết định chuyển xếp lương khi nó có quá nhiều bất cập và không thống nhất cả nước.

Bên cạnh đó quan trọng nhất là chùm Thông tư liên quan đến tài chính thì việc ban hành quyết định không đúng sẽ có thể ảnh hưởng quyền lợi giáo viên, gây bất mãn cho giáo viên cũng có thể gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Trong thực tế đã có nhiều trường hợp chi chế độ chính sách sai đã bị xử lý trong thời gian qua.

Nếu người ban hành quyết định (chủ tịch huyện/ tỉnh) sai, không thống nhất giữa các địa phương gây ảnh hưởng quyền lợi giáo viên thì giáo viên có thể khởi kiện đòi quyền lợi còn nếu người ban hành quyết định sai gây thiệt hại cho nhà nước thì bị thu hồi, kỷ luật, xử lý theo quy định của pháp luật.

Do vậy, không dễ để các địa phương ban hành quyết định chuyển xếp lương nhà giáo cả nước khi mà có hàng chục, hàng trăm bài viết phản ánh về bất cập, bất hợp lý của chùm Thông tư trên, khi mà mỗi người, mỗi nơi hiểu một kiểu khác nhau.

Do đó, việc các địa phương cả nước chưa ban hành quyết định chuyển xếp lương mới cũng có lý của họ đa số đều chờ các địa phương khác thực hiện và chờ hướng dẫn chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mới có việc quá chậm trễ trong việc chuyển xếp lương giáo viên cả nước gây nhiều bức xúc.

Thực tế thì công văn 1099 của Cục Nhà giáo được nhiều diễn đàn mạng xã hội chia sẻ nội dung “…khi bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, không căn cứ vào các nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm mà sau khi bổ nhiệm, hiệu trưởng cơ sở giáo dục giao nhiệm vụ đối với những giáo viên này và giáo viên đó phải thực hiện nhiệm vụ của mình” khiến nhiều giáo viên cả nước khấp khởi mừng thầm vì mình sẽ được chuyển sang hạng I, II mới mà không cần điều kiện, tiêu chuẩn, nhiệm vụ,… nhưng thực tế không phải vậy do còn nhiều tiêu chuẩn và quy định chưa được cụ thể hóa trong chùm Thông tư trên và công văn 1099 này chỉ gửi cho tỉnh Vĩnh Phúc không phải là công văn hướng dẫn triển khai và xếp lương chung cho cả nước.

Bên cạnh đó, người viết cũng như các địa phương, giáo viên cả nước mong chờ một hướng dẫn chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký để các địa phương áp dụng nếu tình hình này đến hết năm 2021 và qua năm 2022 giáo viên cũng chưa thể hưởng lương theo chùm Thông tư mới.

Hoặc nếu các địa phương thực hiện chuyển xếp lương xong có sai sót, thưa kiện, thu hồi quyết định,… vô cùng phức tạp về pháp lý nếu không có văn bản thống nhất cả nước.

Khi đó, sai sót về lương, tài chính với số tiền rất lớn ai sẽ chịu trách nhiệm, các lãnh đạo địa phương không thể gánh trách nhiệm quá lớn này khi chùm Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nhiều bất cập.

Do đó, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành văn bản hướng dẫn, tập huấn chuyển xếp lương chung cho các địa phương và thực hiện việc chuyển xếp lương thống nhất cả nước đảm bảo quyền lợi giáo viên đừng để mỗi nơi, mỗi kiểu như hiện nay.

Theo Baomoi.com

Gói hỗ trợ vẫn là ‘quả đẹp khó ăn’?

Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động cũng cấp bách không kém so với nhiệm vụ chống dịch song việc thực thi các gói hỗ trợ luôn có độ trễ rất lớn.

Giữa tác động của COVID-19, doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) rất cần được tiếp thêm sức để vực dậy, vượt qua khó khăn. Nhưng gần như các gói hỗ trợ vẫn được thực thi một cách “đủng đỉnh”.

Nơi giải thể, nơi sống lay lắt

Dù chưa có báo cáo đánh giá chính thức nhưng dự báo, sự phục hồi của doanh nghiệp (DN) trong tháng 10/2021 chưa có dấu hiệu khả quan. Chỉ trong ngày 25/10, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã đăng tải thông báo giải thể của hàng trăm DN từ Bắc vào Nam, trong đó có nhiều DN vừa mới hoạt động

Bà Vương Thị Vui, đại diện Công ty TNHH Thương mại Gia Hào (địa chỉ tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, Bắc Ninh), cho biết, công ty hoạt động ngày 1/4/2020, kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán đồ dùng gia đình. Do ảnh hưởng bởi COVID-19, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có lợi nhuận nên ngày 21/10, công ty đã gửi hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, thông báo giải thể.

Tương tự là Công ty TNHH MKSOLAR Cà Mau (địa chỉ tại phường Tân Thành, TP. Cà Mau). Công ty hoạt động từ ngày 12/8/2020, kinh doanh lĩnh vực lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Do hoạt động không hiệu quả, tài chính cạn kiệt nên công ty đã quyết định giải thể ngày 15/10/2021.

Trước đó, 9 tháng năm 2021, cả nước có 90.291 DN rút lui khỏi thị trường; trong đó 32.398 DN chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động cũng cấp bách không kém so với yêu cầu chống dịch

DN gặp khó khăn khiến NLĐ chịu tác động càng trầm trọng. Một khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng mới đây cho biết, qua khảo sát online với hơn 69 nghìn lao động, gần 50% lao động bị mất việc có nguồn tiền tích lũy chỉ đủ để đảm bảo cho cuộc sống dưới 1 tháng; hơn 37% NLĐ bị mất việc chỉ đủ đảm bảo cho cuộc sống dưới 3 tháng. Số lao động có đủ tiền để trang trải cho cuộc sống dưới 6 tháng là 8,6%; chỉ có 4,4% số lao động đã mất việc làm có nguồn tiền tích lũy đủ đảm bảo cho cuộc sống trên 6 tháng.

Mỏi mắt chờ gói hỗ trợ

Từ khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát (27/4/2021 đến nay), để hỗ trợ DN và NLĐ, Chính phủ, bộ ngành và địa phương đã ban hành hàng loạt gói, chính sách khác nhau. Nhưng điểm chung dễ nhận thấy là đều thực thi rất chậm.

Điển hình như gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng cho vay trả lương, các gói miễn giảm thuế phí theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021. Tính đến đầu tháng 10/2021, tổng hợp từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, tổng kinh phí đã hỗ trợ NLĐ và người sử dụng LĐ mới gần 15,8 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng trăm nghìn DN đang “khát” tiếp cận gói vay 16.200 tỷ đồng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc hoặc trả lương phục hồi sản xuất cho NLĐ theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Nhưng đến giữa tháng 9/2021, hệ thống NHCSXH mới giải ngân được 382 tỉ đồng cho 730 DN để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 109.373 lượt NLĐ tại 63 tỉnh, thành.

Nguyên nhân là do các quy định để tiếp cận gói vay khá ngặt nghèo, nhất là điều kiện nợ xấu. Hiện nay, các DN đã tham gia những chuỗi cung ứng cả trong và ngoài nước, chỉ cần một DN gặp khó thì sẽ kéo theo các DN trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy dòng tiền, nợ xấu hình thành.

Trong Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP, Chính phủ đã “nới lỏng” hơn để DN tiếp cận gói hỗ trợ vay vốn lãi suất 0% tại NHCSXH. Nhưng đây đã là thời điểm gần cuối năm, việc tiếp cận nguồn vốn chắc cũng phải chờ đến năm sau, hoặc lâu hơn.

Theo khảo sát của Ban IV, do không thể tiếp cận được gói hỗ trợ của nhà nước nên có tới 64% DN phải giảm chi phí hoạt động thông qua cắt giảm LĐ, tiền lương, tổ chức lại sản xuất để giải quyết khó khăn về dòng tiền bị thiếu hụt.

DN cầm cự thì NLĐ cũng lâm vào tình cảnh lao đao. Và, dù đã có các gói hỗ trợ của nhà nước nhưng phần lớn NLĐ vẫn “tự lực cánh sinh”.

Khảo sát từ hơn 69 nghìn lao động của Ban IV cho thấy, đợt dịch vừa qua đã làm trên 42.700 người bị mất việc làm. Trong đó có tới 45% lao động bị mất việc làm phải dựa vào sự trợ giúp tài chính của người thân và gia đình. Tỷ lệ lao động mất việc nhận được sự trợ giúp từ làng xóm hoặc tổ chức từ thiện là 12%. Tỷ lệ lao động mất việc nhận được sự trợ giúp tài chính của công ty chỉ đạt hơn 5%.

Con số về lao động mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh được tiếp cận với gói hỗ trợ của nhà nước là nhỏ nhất, chỉ đạt 2%. Nếu tính gộp cả những người nhận được bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc thì con số này mới tăng lên được 3,5%. Đáng lưu tâm là số lao động bị mất việc làm nhưng không nhận được sự trợ giúp chiếm tới 39,6%.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, sớm nhất phải đến quý II/2022, các hoạt động kinh tế của Việt Nam mới có thể trở lại trạng thái bình thường mới, các DN mới dần khôi phục. Do đó, trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, DN đã ban hành. Các gói hỗ trợ này nên được tính toán gia hạn để hỗ trợ cho DN và người dân trụ vững qua thời kỳ khó khăn, từ đó từng bước thích ứng an toàn trước đại dịch COVID-19.

Theo Baomoi.com

Cách nào khắc chế xe quá tải?

Lắp đặt hệ thống cân tự động tốc độ cao, hoàn thiện văn bản QPPL, trong đó nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi chở quá tải trọng, đặc biệt là sự vào cuộc của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương là giải pháp căn cơ nhằm xử lý triệt để xe qua tải trong thời gian tới.

Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL

Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, hiện nay các văn bản QPPL về kiểm soát tải trọng xe đã cơ bản đầy đủ ở tầm vĩ mô như: Luật Giao thông đường bộ 2008 đang được sửa đổi; Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đang được vận hành tốt. Bộ GTVT đã triển khai Đề án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể các trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, cùng với đó là sự vào cuộc của các cấp, các ngành.

Tuy nhiên từ thực tế triển khai thực hiện kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện kế hoach phối hợp 12593 giữa Bộ Công an và Bộ GTVT kiểm soát tải trọng xe cho thấy muốn kiềm chế được xe chở quá tải cần có một văn bản pháp lý cao hơn, tầm bao phủ rộng hơn để huy động được sức mạnh không chỉ của ngành GTVT, công an mà cả một số bộ ngành khác, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương.

Ứng dụng công nghệ vào kiểm soát tải trọng xe ở một số tuyến cao tốc

Tăng mức chế tài, xử phạt nghiêm hơn

Ông Đinh Văn Điến – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, với việc kiểm soát chặt trên các tuyến quốc lộ, các xe quá tải không dám lộ diện mà chỉ chạy những cung đường ngắn, đường địa phương, do đó tỉnh Ninh Bình yêu cầu Sở GTVT tăng cường kiểm soát tại các mỏ vật liệu trên QL12B, các bến cảng xếp dỡ với hệ thống cân xách tay, từ đó kiềm chế được rất nhiều xe quá tải. Song vì lợi nhuận, chủ xe, chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm, do đó cần có chế tài đủ sức răn đe, nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại hạ tầng giao thông.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, bên cạnh các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính, không ít các doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp, làm ăn chộp giật làm rối loạn thị trường vận tải. Để bảo vệ các doanh nghiệp cần có sân chơi công bằng, minh bạch và cần tăng chế tài xử phạt đối với những lái xe, doanh nghiệp cố tình vi phạm để thay đổi nhận thức và hành vi.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục đang trình Bộ GTVT Dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó có hành vi vi phạm tải trọng xe để đảm bảo tính răn đe, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi với những vi phạm cố tình, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, theo đó đề xuất tăng mức xử phạt đối với chủ xe và tài xế có hành vi chở hàng quá tải. Cụ thể, đối với hành vi chở hàng vượt quá tải trọng cầu đường, 5 mức xử phạt hiện hành (từ 10 – 20%, 20 – 50%, 50 – 100%, 100 – 150% và trên 150%) được đề xuất thay đổi thành 3 mức xử phạt gồm quá tải từ 10 – 20%, 20 – 50% và trên 50%. Ở mức 1 (quá tải 10 – 20%), lái xe sẽ bị phạt từ 4 – 6 triệu đồng thay vì 2 – 3 triệu như quy định hiện hành. Mức xử phạt chủ phương tiện với cá nhân tăng từ 2 – 4 triệu lên 6 – 8 triệu và đối với tổ chức tăng từ 4 – 8 triệu lên 12 – 16 triệu.

Ở mức 2, lái xe bị xử phạt tăng từ 3 – 5 triệu đồng lên 13 – 15 triệu đồng. Chủ phương tiện là cá nhân bị tăng mức xử phạt từ 6 – 8 triệu lên 28 – 32 triệu đồng, còn tổ chức bị phạt 56 – 64 triệu đồng thay vì 12 – 16 triệu đồng như hiện nay. Còn ở mức 3 (trên 50%), mức phạt đối với lái xe tăng từ 5 – 7 triệu đồng lên 40 – 50 triệu và chủ xe là cá nhân có mức phạt 70 – 75 triệu đồng, là tổ chức mức phạt sẽ là 140 – 150 triệu đồng, tăng lên rất nhiều so với hiện nay.

Lực lượng chức năng tiến hành cân kiểm tra xe vi phạm chở quá tải trọng

Nâng cao vai trò người đứng đầu chính quyền địa phương

Theo chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy, ngoài chế tài thì trách nhiệm của lực lượng chức năng thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông cũng như lực lượng tại địa phương rất quan trọng, do đó cần phải có quy định rõ về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ hạ tầng giao thông và kiểm tra, xử lý vi phạm tải trọng xe. Đặc biệt, qui trách nhiệm nghiêm minh, có xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu chính quyền với vai trò của lãnh đạo các địa phương theo Chỉ thị 32 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng phương tiện chở quá tải tham gia giao thông trên địa bàn. Theo đó, địa phương phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn, trong đó phân công và xác định trách nhiệm cụ thể của lực lượng Công an, GTVT, chính quyền địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Xây dựng hệ thống cân xe tự động hiện đại

Để khắc phục tình trạng xe quá tải tái diễn do lực lượng chức năng mỏng, không thể kiểm soát hết từ nguồn hàng, kiểm soát trên đường, Tổng cục ĐBVN đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong kiểm soát tải trọng xe, điển hình như hệ thống cân tự động tại QL5. Ông Tô Nam Toàn – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục ĐBVN) cho biết, hệ thống cân này sử dụng cảm biến lực (load cell), gồm 4 bộ thiết bị cân: 2 bộ lắp đặt tại km78+830 chiều Hải Phòng – Hà Nội và 2 bộ lắp đặt tại km78+150 chiều Hà Nội – Hải Phòng. Đây được xem là hệ thống cân tải trọng xe hiện đại nhất Việt Nam, kết hợp giữa công nghệ cân trọng tải của Nhật Bản và phần mềm tính toán của Tổng cục ĐBVN.

Nếu các loại cân cũ cần lực lượng thanh tra túc trực giám sát, tiến hành đo thành thùng, khối lượng xe thì hệ thống cân điện tử mới này có hệ thống camera hiện đại sẽ tự động chụp lại biển số của tất cả các xe đi qua và lập tức cung cấp thông tin của xe như: tên chủ xe, khối lượng bản thân của xe, khối lượng hàng hóa được phép chở, kích thước thành thùng. Hệ thống cân sau đó sẽ tự động đo lường, phân tích thông số: xe nặng bao nhiêu tấn; tính toán ra xe này có vi phạm tải trọng không; vi phạm tải trọng cầu đường, tải trục bao nhiêu phần trăm. Kết quả tại trạm cân này cũng có độ chính xác rất cao.

Ưu điểm của hệ thống cân này là chịu được khí hậu khắc nghiệt, có độ chính xác cao, ít hư hỏng, dễ thay thế từng chi tiết. Hệ thống cân này cũng áp dụng được theo mô hình Trạm kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) cố định 1 cấp cân, giảm tổng mức đầu tư; áp dụng phạt “nguội” theo quy định tại Thông tư 06/2017 của Bộ GTVT, giảm số người vận hành, giám sát và bảo vệ.

Qua hơn 1 năm đưa vào hoạt động thử nghiệm trạm cân tự động này, ông Đặng Văn Trung – Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục ĐBVN) cho biết, số xe vi phạm mức bị xử phạt đã giảm hơn 49 lần, vi phạm chở quá tải trên QL5 giảm mạnh, từ 6,9% số xe vi phạm trước khi lắp đặt, nay chỉ còn 0,14%.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, bà Phan Thị Thu Hiền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, để giảm tải cho lực lượng TTGT trong việc kiểm soát tải trọng xe và từ thành công của việc thí điểm hệ thống cân tự động kiểm soát xe chở quá tải trên QL5, Tổng cục ĐBVN đang lập đề án nhân rộng hệ thống này trên cả nước. Trước mắt, Tổng cục ĐBVN xây dựng và trình Bộ GTVT bổ sung “Mô hình thiết kế xây dựng, lắp đặt và vận hành bộ cân KTTTX tự động tốc độ cao, 1 cấp cân” vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT để làm cơ sở pháp lý áp dụng cho một số dự án trọng điểm như: Dự án lắp đặt cân KTTTX trên cầu Thăng Long và đường Vành đai 3 (TP. Hà Nội); Dự án lắp đặt cân KTTTX tự động trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; Dự án lắp đặt cân KTTTX tự động trên QL1 đoạn tránh TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Việc này không chỉ giúp giảm bớt tiêu cực mà còn chia sẻ gánh nặng cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm soát xe quá tải.

Kiểm soát tải trọng từ nguồn hàng

Hoạt động kiểm soát tải trọng xe ngay từ “gốc” là mô hình hiệu quả được nhiều địa phương cũng như lực lượng chức năng áp dụng.

Ông Dương Thanh Hội – Chánh TTGT, Sở GTVT tỉnh Hà Nam cho biết, không chỉ Hà Nam mà nhiều địa phương đang triển khai thực hiện công tác ký cam kết đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chủ mỏ, chủ cảng bến tại các điểm có bến, cảng, nhà máy xi măng, mỏ vật liệu, đầu mối bốc xếp hàng hóa và các vị trí có dự án đang thi công để phòng ngừa và giảm bớt khó khăn cho các lực lượng chức năng ngay từ giai đoạn đầu tiên. Đối với dự án trọng điểm do Sở GTVT tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư, các đơn vị thuộc sở đã triển khai tới tất cả các nhà thầu thuộc phạm vi dự án ký cam kết không vi phạm, tiếp nhận xe quá tải trọng, quá khổ trong phạm vi dự án. Các nhà thầu bảo dưỡng đường bộ tăng cường công tác tuần tra, phát hiện và thông tin kịp thời tới lực lượng chức năng để triển khai kiểm tra xử lý, qua đó đã kiềm chế được tình trạng xe chở quá tải trọng trên địa bàn. Bên cạnh đó, các đội TTGT sử dụng cân xách tay, kiểm soát từ nguồn hàng, từ đó đã mang lại hiệu quả trong công tác kiểm soát tải trọng xe.

Đối với các tỉnh khu vực phía Nam, Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành việc lắp đặt hệ thống camera giám sát tải trọng phương tiện với hơn 100 chiếc được đặt tại các trạm cân tự động, mỏ đá khai thác vật liệu xây dựng, cảng, bến thủy nội địa, bãi tập kết vật liệu với hơn 100 chiếc. Thông qua hệ thống camera, khi các phương tiện vào bốc xếp hàng hóa, toàn bộ dữ liệu hình ảnh sẽ được truyền về các trung tâm giám sát tại Ban ATGT tỉnh, Phòng CSGT Công an tỉnh và TTGT Sở GTVT. Khi phát hiện các điểm có xe chở hàng quá tải qua đường truyền dữ liệu, các đơn vị chức năng sẽ cử lực lượng đến xử lý trực tiếp hoặc phạt “nguội”. Đây là cách làm hay, đang phát huy hiệu quả và được nhiều địa phương khác như Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An áp dụng xử lý vi phạm tải trọng tại nguồn hàng.

Theo Baomoi.com

Không thu hẹp xử phạt vi phạm hành chính xâm phạm sở hữu trí tuệ

Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục trình Quốc hội vào kỳ tới theo hướng không thu hẹp phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vào chiều 26/10. 

Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho ý kiến nhất trí giữ nguyên quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nhiều lần để đảm bảo tính răn đe và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài phạt hành chính có thể tăng nặng mức độ xử lý

Thảo luận trực tuyến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV vào chiều 26/10, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình), nếu không áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà xử lý bằng biện pháp dân sự sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Mặt khác, đại biểu Huy cũng cảnh báo việc này đi kèm với nguy cơ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm vai trò chủ động của cơ quan Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ để duy trì trật tự công.

“Việc giải quyết vi phạm theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự sẽ kéo dài thời gian, gây tốn kém hơn chi phí, làm giảm sức thu hút và khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh,” đại biểu Huy nhìn nhận.

Từ đó, vị đại biểu đoàn Thái Bình kiến nghị nên giữ như quy định hiện hành đó là áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bởi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chịu các chi phí lớn hơn (về tài chính và thời gian) khi yêu cầu thực thi quyền, vì thông thường chi phí tố tụng dân sự (án phí, chi phí luật sư,…) thường cao hơn so với chi phí để thực thi quyền bằng biện pháp hành chính (phần lớn chi phí trong thực thi quyền bằng biện pháp hành chính đã được Nhà nước chi trả).

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Công Hoàng (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) cho biết áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vì vừa giải quyết quyền này được ngay các hành vi vi phạm đồng thời cũng là tiền đề truy cứu trách nhiệm hình sự và không làm triệt tiêu quyền dân sự.

Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước, đại biểu Nguyễn Công Hoàng cho rằng khi tổ chức chủ trì có quyền sở hữu trí tuệ sẽ thỏa mãn mục tiêu khuyến khích đổi mới sáng tạo và góp phần “cởi trói,” đưa các nhiệm vụ khoa học vào thực tiễn.

Cần có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ

Có cách tiếp cận khác, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng. Các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.

Tuy nhiên, đại biểu Hòa cũng kiến nghị có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nhiều lần để đảm bảo tính răn đe và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Lê Hoàng Anh phát biểu ý kiến. 

Đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) đưa dẫn chứng các nước trên thế giới đều xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng.

Với các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự vì có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ, trong khi nước ta chưa có và các thẩm phán có rất ít người chuyên sâu về lĩnh vực này.

“Năm 2020, nước ta có 1.700 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thời gian trung bình của tòa Việt Nam xử lý vụ án theo Luật Dân sự là 30-36 ngày, nếu không áp dụng biện pháp tòa chuyên trách sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ,” vị đại biểu đoàn Gia Lai kiến nghị.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết đa số các ý kiến của đại biểu tán thành phương án về việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh vẫn do các cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký.

“Cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu tiếp thu để làm rõ cơ chế phân chia hợp lý lợi ích Nhà nước-cơ quan chủ trì-tác giả để cân bằng lợi ích của 3 chủ thể, trong đó giao quyền sở hữu cho cơ quan chủ trì,” Bộ trưởng Đạt nói.

Đối với ý kiến của các đại biểu Quốc hội về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trên cơ sở tiếp thu ý kiến, cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thời gian tới sẽ trình tới Quốc hội theo hướng “không thu hẹp phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.”

Theo Baomoi.com

Tòa án có giải quyết yêu cầu ky hôn cua vợ khi chồng đi tù hay không?

Câu hỏi: Hiện chồng tôi đang đi tù, tôi muốn ly hôn với chồng có được không?

Ngoài ra, Luật sư cho tôi hỏi Tòa án có giải quyết yêu cầu ly hôn cho tôi hay không? Tôi xin cảm ơn ạ (Chị Hồng – Phủ Lý, Hà Nam)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Nếu một người đi tù thì chị vẫn có quyền đơn phương ly hôn.

Trong đó, đơn phương ly hôn hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ quy định này, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn đơn phương nếu đồng thời có các điều kiện sau đây:

– Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành;

– Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Cụ thể như:

  • Tình trạng vợ, chồng trầm trọng: Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; Vợ/chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, thường xuyên đánh đập… hoặc vợ/chồng không chung thủy, ngoại tình…
  • Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài: Cuộc sống vợ, chồng đã đến mức trầm trọng. Đặc biệt, nếu đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục quan hệ ngoại tình hoặc sống ly thân, bỏ mặc nhau, hành hạ hoặc đánh đập, xúc phạm nhau.
  • Mục đích của hôn nhân không đạt được: Trong đó, mục đích của hôn nhân là vợ, chồng yêu thương nhau, xây dựng mối quan hệ vợ, chồng bình đẳng dựa trên căn cứ tình yêu, trách nhiệm…

Như vậy, nếu có đầy đủ các căn cứ nêu trên thì khi có yêu cầu, Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn đơn phương cho chị mặc dù chồng chị đang trong tù.

Trên đây là nội dung liên quan đến việc Tòa án có giải quyết ly hôn cho vợ khi chồng đang đi tù hay không. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

 

Địa phương dự kiến lịch trở lại trường ra sao khi không thuộc vùng cam, vùng đỏ?

Nếu theo đề nghị của Bộ GD-ĐT thì các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn. Dù vậy, không phải ‘vùng xanh’ hay ‘vùng vàng’ nào cũng sẵn sàng cho học sinh trở lại trường.

Nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã đánh giá cấp độ dịch ở phạm vi tỉnh, huyện và phường/xã dựa vào Nghị quyết số 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cả nước có 37 tỉnh, thành ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) và 26 tỉnh, thành ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp – bình thường mới). Không có tỉnh, thành cấp độ 3 (nguy cơ cao) và cấp 4 (nguy cơ rất cao). Tuy nhiên, vẫn còn 14 huyện và 98 xã ở cấp độ 3, 2 huyện và 37 xã ở cấp độ 4.

‘Vùng xanh’, ‘vùng vàng’ chưa sẵn sàng cho học sinh trở lại trường

Ngày 24/10, UBND TP.HCM chính thức thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tại TP.HCM theo nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

Theo đó, có 9/22 địa phương đạt cấp độ 1 (vùng xanh – bình thường mới), 12 địa phương đạt cấp độ 2 (vùng vàng – nguy cơ trung bình) và 1 địa phương cấp độ 3 (vùng cam – nguy cơ cao).

Nếu chiếu theo đề nghị của Bộ GD-ĐT (các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn; cấp độ 3 dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến, cấp độ 4 tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình) thì đã có 9 thành phố/ quận/ huyện của TP.HCM đủ điều kiện cho học sinh tới trường.

Tuy nhiên, dù đã có Bộ Tiêu chí an toàn trong trường học, thì thời điểm mở cửa lại trường học vẫn chưa được lên lịch cụ thể.

Theo kế hoạch, việc dạy và học trực tuyến sẽ được kéo dài đến hết học kỳ I, ngoại trừ 2 trường học ở xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) được thí điểm mở cửa từ ngày 20/10.

Những học sinh đầu tiên ở TP.HCM trở lại trường sau 165 ngày nghỉ do dịch Covid-19

Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, phương án mở cửa trường phải được thực hiện theo kế hoạch chung của thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo thống kê của Sở GD-ĐT, trong đợt dịch này TP.HCM đã trưng dụng gần 1.500 cơ sở giáo dục làm khu cách ly, bệnh viện dã chiến, khu thu dung, điểm tiêm vắc xin… Đến nay, còn khoảng 1.000 cơ sở vẫn đang phục vụ chống dịch, dự kiến giữa tháng 11 mới hoàn tất việc bàn giao. Sau đó, cần khoảng một tháng để vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất.

Kế hoạch tiêm vắc xin cho cho 780.000 trẻ em độ tuổi 12-17 cũng chưa có thời gian triển khai cụ thể.

Do vậy, việc mở cửa lại trường học ở TP.HCM lúc này được đánh giá là chưa chín muồi.

Bà Rịa – Vũng Tàu được xếp ở cấp độ 1. Địa phương này có 4 huyện với 61 phường, xã thuộc vùng xanh, 4 huyện và 22 phường xã thuộc vùng vàng.

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì trừ huyện Côn Đảo tiếp tục dạy học trực tiếp, Sở đã đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cho phép tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình đến hết học kỳ I.

Bà Châu cho biết lý do là hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố vẫn đang sử dụng nhiều trường học làm khu cách ly y tế tập trung. Dự kiến đến hết tháng 10 này, số lượng trường học chưa bàn giao lại là 41 trường.

Ngoài ra, cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 mới đạt gần 96%, mũi 2 hơn 32%. Học sinh các cấp cũng chưa được tiêm vắc xin. Một số giáo viên và học sinh còn ở ngoài tỉnh do thực hiện giãn cách xã hội đang quay về tỉnh chưa đầy đủ và phải thực hiện cách ly theo quy định…

Cũng ở cấp độ 1, nhưng Hà Nội vẫn cho học sinh học trực tuyến, chưa “hẹn” ngày mở lại trường, kể cả ở khu vực ngoại thành trong hơn hai tháng qua không có ca mắc Covid-19 nào.

Ngày 18/10, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản đề xuất cho học sinh 18 huyện, thị ngoại thành và một số khối lớp của 12 quận nội thành học trực tiếp từ 25/10. Ngoài ra còn có 3 kịch bản khác cho học sinh trở lại trường theo từng khối hoặc toàn bộ các cấp. Phương án cho học sinh toàn thành phố trở lại trường dự kiến thực hiện vào 17/1/2022.

Tuy nhiên, Sở đã rút lại đề xuất này chỉ sau đó một ngày. Ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết lý do là tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh lân cận còn phức tạp, số ca mắc Covid-19 là học sinh lên đến hàng trăm, nên thời điểm này chưa thích hợp để cho học sinh Hà Nội trở lại trường.

Sở GD-ĐT Hà Nội đang tiếp tục xây dựng các phương án trở lại trường khác.

Tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch

Trong khi đó, dù đánh giá toàn tỉnh thuộc cấp độ 3, nhưng sau khi xác định cấp độ dịch ở các xã, phường (với 38 phường/ xã thuộc 3 huyện ở cấp độ 1, 29 phường/ xã thuộc 2 huyện ở cấp độ 2 và 24 phường, xã thuộc 4 huyện ở cấp độ 3, 1 huyện ở cấp 4), Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương đã đề xuất triển khai hoạt động dạy và học năm học 2021-2022 theo từng cấp độ dịch.

Theo đó, đối với các địa bàn thuộc cấp độ 1, dự kiến học sinh THPT sẽ trở lại trường học từ đầu tháng 11/2021.

Đối với các địa bàn thuộc cấp độ 2, dự kiến học sinh khối 12 sẽ trở lại trường học từ ngày 29/11; khối 10, 11 từ ngày 13/12 và học sinh khối 6, 7, 8, 9 từ ngày 3/1/2022.

Học sinh tiểu học, tiếp tục học trực tuyến và học trên truyền hình. Riêng trẻ mầm non, nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ.

Đối với các địa bàn thuộc cấp độ 3 và cấp độ 4, tổ chức dạy học trực tuyến và học trên truyền hình cho học sinh phổ thông. Nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ mầm non. Việc tổ chức dạy học trực tiếp thay đổi tùy thuộc vào tiến độ tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi và cấp độ dịch.

Với việc tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bình Dương sẽ thực hiện ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cũng thuộc cấp độ 2 như TP.HCM, nhưng vào ngày 20/10, Đà Nẵng đã cho học sinh Trường TH Hòa Bắc và THCS Nguyễn Tri Phương (TP. Đà Nẵng) được trở lại trường.

Đà Nẵng cũng dự kiến cho học sinh lớp 1, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp từ ngày 1/11, học sinh các khối lớp còn lại sẽ đến trường từ ngày 8/11.

Sở Y tế phối hợp Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch sớm tiêm vắc xin cho học sinh từ 15-18 tuổi, bảo đảm tất cả học sinh cấp THPT (lớp 10, 11, 12) đều được tiêm mũi 1 trước khi đi học trở lại.

Tại Kiên Giang, UBND tỉnh đã có văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét chỉ đạo đề xuất về việc cho học sinh mầm non và học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên đến trường từ ngày 1/11.

Theo Baomoi.com