Đông Hải Bến Tre (DHC): Thành viên HĐQT tiếp tục đăng ký bán thêm 200.000 cổ phiếu

Lãnh đạo CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC – sàn HOSE) đăng ký bán ra để giảm sở hữu.

Theo đó, ông Lê Quang Hiệp, Thành viên HĐQT đăng ký bán 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 4,88% về còn 4,59% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/10 đến 6/11.

Trước đó, ông Lê Quang Hiệp đã bán ra 200.000 cổ phiếu DHC để giảm sở hữu từ 5,17% về còn 4,88% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 23/8 đến 15/9.

Trong quý II/2021, doanh thu thuần của Đông Hải Bến Tre đạt 1.080,1 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế của DHC đạt 128,2 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.097,1 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 78% lên 301,1 tỷ đồng.

Năm nay, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với 3.500 tỷ đồng doanh thu thuần và 399 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau nửa đầu năm, Công ty đã hoàn thành 60% chỉ tiêu doanh thu và 75,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/10, cổ phiếu DHC tăng 5.800 đồng lên 88.800 đồng/cổ phiếu.

Theo Baomoi.com

Mua xe ngoại tỉnh, mất giấy mua bán, làm thế nào để đăng ký?

Câu hỏi:

Tôi mua một xe máy cũ ở tỉnh Thái Bình đã mất giấy tờ mua bán, giờ muốn đăng ký chính chủ ở Hà Nội thì phải làm thế nào? – Chị Nguyễn Thị Hiệp (Huyện Thanh Oai, Hà Nội)

Thiếu tá Nguyễn Việt Tiệp (Phó Đội trưởng Đội CSGT trật tự – Công an quận Hoàng Mai, Công an TP Hà Nội) trả lời:

Theo Thông tư số 58/2020 của Bộ Công an về đăng ký quản lý xe và quy định hiện hành, đối với các trường hợp mua bán xe phải ra văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường địa bàn làm thủ tục sang tên theo quy định.

Với tình huống nêu trên, bạn mất giấy tờ mua bán lại không tìm thấy chủ đứng tên trong đăng ký làm thủ tục, khai báo, để có thể đăng ký, bạn liên hệ với Đội CSGT (công an quận, huyện), Phòng CSGT tỉnh địa bàn nơi tiếp nhận hồ sơ thu hồi biển số, giấy đăng ký xe của chủ cũ để làm các thủ tục xác minh.

Trường hợp, nếu phương tiện trên không liên quan đến tranh chấp hay xe tang vật vụ án thì trong vòng 30 ngày, CSGT công an quận, huyện, Phòng CSGT tỉnh địa bàn sẽ cấp cho chủ mới một giấy chứng nhận thu hồi biển số xe, đăng ký xe chủ cũ, đồng thời cấp giấy tờ cho chủ mới.

Khi có giấy tờ của CSGT công an quận, huyện, Phòng CSGT tỉnh địa bàn cấp cho chủ mới, chủ mới mang toàn bộ giấy tờ về CSGT công an quận, huyện Công an TP Hà Nội làm thủ tục đăng ký chính chủ tên mình theo quy định.

Theo Baomoi.com

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc, lỗi thuộc về ai?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc, lỗi thuộc về ai? Dù đã chỉ rõ tình tiết liên quan đến một vụ án dân sự “tranh chấp hợp đồng đặt cọc” nhưng qua ba cấp xét xử vẫn chưa xong.

Theo hồ sơ vụ kiện: bà Đào Thị Thu Hòa có ký “Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất” là căn nhà số 22, khu phố Mỹ Phú 3, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM, diện tích 270,6 m2 cho ông Nguyễn Thanh Huy với giá 44,9 tỷ đồng.

Theo thỏa thuận, ngay sau khi ký hợp đồng ngày 15/4/2019, ông Huy phải đặt cọc cho bà Hòa 1,5 tỷ đồng và sẽ phải đặt cọc thêm 1,5 tỷ đồng nữa chậm nhất vào ngày 22/4/2019; Tiếp đến chậm nhất ngày 16/5/2019 hai bên sẽ tiến hành công chứng sang tên căn nhà và thực hiện thanh toán số tiền còn lại…

Giao kết là vậy, tuy nhiên khi đặt cọc, phía ông Huy chỉ cọc 1,5 tỷ đồng vào ngày 15/4/2019, còn lại số tiền phải đặt cọc là 1,5 tỷ đồng vào ngày 22/4/2019 thì ông Huy không thực hiện.

Hiện căn nhà số 22, khu phố Mỹ Phú 3, phường Tam Phú, quận 7, TP. HCM đang được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án

Phía ông Huy đưa ra lý do: Trong quá trình sử dụng, bà Hòa tự ý sửa chữa, cơi nới căn nhà sai giấy phép, cho nên đã bị cơ quan chức năng lập biên bản, xử phạt. Tại thời điểm bà Hòa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Huy thì chưa chấp hành quyết định xử phạt và quyết định cưỡng chế, cho nên nếu chuyển nhượng thì không thể làm thủ tục chuyển nhượng, đăng bộ, sang tên cho ông Huy được.

Theo ông Huy, việc này bà Hòa cố tình che dấu và không thông báo với ông Huy biết.

Mặt khác, căn cứ vào Vi bằng do Văn phòng thừa phát lại quận Tân Bình lập ngày 17/5/2019 thể hiện: ông Huy yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhưng bà Hòa không đến, vì ngày 2/5/2019 bà Hòa đã ký hợp đồng bán nhà cho người khác với giá 46 tỷ đồng.

Vì vậy, ông Huy cho rằng bà Hòa đã vi phạm thỏa thuận nên quyết định kiện ra tòa.

Về phần mình, bà Hòa cho rằng, vì ông Huy vi phạm không đặt cọc lần hai theo lịch thanh toán trong hợp đồng nên quyết định bán căn nhà cho người khác.

Liên quan đến vụ kiện, tại hai Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã quyết định tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Huy; Buộc bà Hòa trả 1,5 tỷ đồng tiền đặt cọc và bồi thường 1,5 tỷ đồng cho ông Huy…

Tuy nhiên theo bà Hòa, trong phần nhận định ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không xét lỗi vi phạm hợp đồng của ông Huy khi ông không thực hiện đặt cọc thêm 1,5 tỷ đồng vào ngày 22/4/2019 như đã giao kết.

Điều này cho thấy có dấu hiệu bỏ lọt tình tiết, chứng cứ quan trọng nên bà quyết định nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Chánh án TANDCC tại TP. HCM đã Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm của TAND TP. HCM

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, xét thấy việc Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm nhận định lỗi trong vụ án này hoàn toàn thuộc về bà Hòa để xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Huy, buộc bà Hòa trả tiền đặt cọc và bồi thường là không đúng, nên Chánh án TAND cấp cao (TANDCC) tại TP. HCM đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.

Mới đây, ngày 30/7/2021, TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm số 45/2021/KN-DS. Tại Quyết định 45, TANDTC nhận định rằng phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm là đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Còn Ủy ban Thẩm phán TANDCC tại TP. HCM xử hủy bản án dân sự phúc thẩm của TAND TP. HCM và giao TAND TP. HCM xét xử phúc thẩm lại là không đúng.

Vì vậy, TANDTC Quyết định kháng nghị đối với Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TANDCC tại TP. HCM. Đồng thời đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định giám đốc thẩm số 372/2020/DS-GĐT của Ủy ban Thẩm phán TANDCC tại TP. HCM; Giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm trước đó của TAND TP. HCM.

Hiện tại, bà Hòa đã gửi đơn kiến nghị đến Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao để xem xét về Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TANDTC

Việc kháng nghị là theo thủ tục tố tụng mà pháp luật đã quy định. Tuy nhiên, kháng nghị của TANDTC đã không chỉ ra được Quyết định giám đốc thẩm của TANDCC tại TP. HCM vận dụng sai pháp luật ở điểm nào mà chỉ lập lại quan điểm xét xử của hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm rồi quyết định một cách chủ quan.

Kể cả việc nội dung kháng nghị của TANDTC cũng chỉ nêu lỗi vi phạm của bị đơn (là bà Hòa) nhưng không xét, đề cập đến lỗi của nguyên đơn (là ông Huy) là hoàn toàn thiếu khách quan, bỏ lọt tình tiết quan trọng của vụ án.

Liên quan đến vụ án, hiện bà Hòa đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao để xem xét.

Theo Baomoi.com

Mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý hình sự

Với mục đích nhân đạo, giúp những phụ nữ không thể mang thai nhưng muốn có con được làm mẹ, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã công nhận việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo là hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại bị cấm và bị xử lý hình sự.

Pháp luật chỉ công nhận việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo. 

* Cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại

Thời gian qua, cơ quan chức năng của một số tỉnh, thành đã triệt phá những đường dây mang thai hộ gây bức xúc trong dư luận. Điển hình như ngày 20-4, Công an TP.Nam Định bắt giữ Bùi Thị Hiền (33 tuổi, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) và Khổng Thị Lan (34 tuổi, quê H.Yên Bình, tỉnh Yên Bái) để điều tra về hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Theo điều tra bước đầu của cơ quan công an, biết nhiều người có nhu cầu tìm người mang thai hộ nên Hiền đã tổ chức đường dây mang thai hộ để trục lợi bất chính. Sau khi tìm được những phụ nữ chấp nhận “đẻ thuê”, Hiền và Lan đứng ra kết nối, giao dịch với người có nhu cầu với giá 850 triệu đồng/trường hợp. Trong đó, người “đẻ thuê” được Hiền trả 250 triệu đồng. Thời điểm các đối tượng bị bắt, cơ quan chức năng phát hiện trong đường dây này có 9 phụ nữ đang mang thai hộ từ 12-16 tuần.

Việc tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật và còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng (dễ phát sinh tranh chấp, nguy hiểm đến quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của phụ nữ…). Do đó, Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc bị xử phạt hình sự lên đến 5 năm tù.

Tương tự, vào tháng 1-2021, Công an Q.Long Biên (TP.Hà Nội) cũng đã bắt giữ Hoàng Tuệ Tâm (27 tuổi, ngụ H.Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tại cơ quan công an, Tâm khai đã tổ chức cho nhiều người mang thai hộ với mức giá từ 620-750 triệu đồng/trường hợp. Trong đó, những người mang thai hộ chủ yếu là sinh viên. Ngoài ra, một số bị hại vì tin tưởng Tâm nên đã chuyển tiền thuê người mang thai hộ và bị Tâm chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Tại Đồng Nai, thời gian qua tuy chưa phát hiện trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại, nhưng nhiều người vẫn không biết rằng hành vi thuê người mang thai hộ vì mục đích thương mại là phạm pháp và sẽ bị xử lý hình sự.

Chị L. (ngụ H.Trảng Bom) cho biết, chị lấy chồng đã 7 năm, sau nhiều năm chữa hiếm muộn, vô sinh vẫn không hiệu quả nên chị quyết định lên mạng tìm thông tin về việc nhờ mang thai hộ. Theo chị L., để có thể nhờ người mang thai hộ, chị sẽ phải tốn nhiều tiền nhưng quy trình khá nghiêm ngặt và nhiều quy định vợ chồng chị không thể đáp ứng. Vì quá khao khát có con nên chị đã thử tìm hiểu “dịch vụ” đẻ thuê. Chị không hề biết hành vi thuê người mang thai hộ bị pháp luật nghiêm cấm.

* Mang thai hộ vì mục đích thương mại là phạm pháp

Một cán bộ Viện KSND tỉnh cho biết, hiện có nhiều phụ nữ do không có khả năng mang thai nhưng khao khát làm mẹ nên mới phát sinh quan hệ pháp luật quy định về việc mang thai hộ. Tuy nhiên, việc mang thai hộ hiện khá phức tạp, khó để xác định hành vi phạm pháp, nhất là khi có sự hỗ trợ, giúp sức của bác sĩ, nhân viên y tế.

Theo cán bộ này phân tích, pháp luật quy định về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mục đích thương mại. Tại mục 2, chương V, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp pháp. Tuy nhiên, tại Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28-1-2015 của Chính phủ quy định, việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ có một số cơ sở y tế có đủ điều kiện thực hiện.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có một số quy định cơ bản như: các bên phải tự nguyện; có xác nhận người nhờ mang thai hộ không có khả năng sinh con ngay cả khi đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng không có con chung… Riêng người mang thai hộ phải là thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc chồng; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; nếu đã có chồng phải được sự đồng ý của chồng. Ngoài ra, còn có một số quy định khắt khe khác… Đây cũng là những lý do khiến tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại khá phổ biến.

Trong khi đó, việc tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị pháp luật nghiêm cấm và là loại tội phạm mới lần đầu tiên được quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015. Các đối tượng thường hoạt động biến tướng và tinh vi nên quá trình điều tra sẽ gặp nhiều khó khăn.

Do đó, theo vị đại diện Viện KSND tỉnh, trong trường hợp phát hiện các vụ việc liên quan đến hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại, cơ quan điều tra ngay từ đầu phải thu thập chứng cứ nhanh, chính xác như: xác định nhân thân, mối quan hệ giữa người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ và người đứng ra tổ chức; yêu cầu các cơ quan y tế cung cấp đầy đủ hồ sơ, thủ tục trước khi các bên làm thủ tục mang thai hộ; trưng cầu giám định ADN giữa đứa bé và các bên. Đặc biệt, loại tội phạm này thường giao dịch qua mạng xã hội nên cần nhanh chóng truy xuất dữ liệu, tránh tình trạng các đối tượng xóa tài khoản và các thông tin cần thiết cho quá trình điều tra. Người có nhu cầu mang thai hộ cũng phải tìm hiểu thật kỹ về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động này, luôn tỉnh táo để không bị các đối tượng lợi dụng, lừa đảo nhằm trục lợi.

Theo Baomoi.com

Chi phí thuê mặt bằng của các ông lớn bán lẻ ra sao?

PNJ và FPT Retail chi hàng trăm triệu đồng thuê mặt bằng cho mỗi cửa hàng nửa đầu năm, trong khi MWG có trích trước 456 tỷ đồng tiền thuê cho các chủ nhà.

Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) gần đây đang vướng lùm xùm xung quanh việc đề nghị giảm tiền thuê mặt bằng. Sau 2 công văn đề nghị giảm giá thuê trong tháng 6 và 7, đơn vị này tiếp tục gửi thêm công văn đơn phương giảm giá thuê đến số ít các chủ thuê vẫn chưa thương lượng.

Để giải quyết những khó khăn và tiếp tục đồng hành cùng đối tác, MWG thông báo sẽ không thanh toán 100% tiền thuê trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước.

Với những cửa hàng bị hạn chế hoạt động để phối hợp phòng chống dịch, tập đoàn sẽ thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng với các đối tác và không tính tiền thuê 70% còn lại.

Thời gian áp dụng trong 8 tháng đầu năm (1/1-1/8), tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng. Công văn này không áp dụng đồng thời với các hợp đồng thuê đã đạt được thỏa thuận giảm giá được ký trước đó.

MWG trả trước 456 tỷ đồng tiền thuê cửa hàng

Đây là công văn một chiều mà MWG gửi đến số ít đối tác còn lại vẫn chưa thương lượng được. Thông tin này gây ra nhiều dư luận khi một chủ mặt bằng gửi đơn phúc đáp bày tỏ sự không đồng ý với động thái trên.

Cá nhân đang cho thuê mặt bằng tại địa chỉ 160A Trần Phú (tỉnh Bình Định) cho rằng không có điều khoản nào nêu rõ Thế giới Di động được tự ý giảm giá thuê mặt bằng khi xảy ra dịch Covid-19. Ông chia sẻ thêm sẽ chuyển hồ sơ khởi kiện đến tòa án nếu bên đi thuê vẫn không tuân thủ các điều khoản đã ký.

Phía Thế giới Di động thừa nhận có công văn này nhưng không áp dụng cho toàn bộ đối tác mà chỉ gửi cho số ít chủ nhà “thiếu thiện chí” thương lượng. Phía công ty chưa có thông báo chính thức về vấn đề này.

Thực tế chi phí thuê mặt bằng chiếm tỷ trọng khá đáng kể và tác động lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ chi phí thuê mặt bằng của tập đoàn chỉ vào khoảng 1,5-2% trên doanh thu nhờ lợi thế về quy mô.

Hiện MWG không thể hiện chi tiết các chi phí liên quan đến mặt bằng đã chi trả trong kỳ hoạt động. Tuy nhiên doanh nghiệp có trình bày các khoản trả trước chi phí thuê cửa hàng trên báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm.

Cụ thể tại thời điểm cuối quý II, doanh nghiệp đã chi trước hơn 456 tỷ đồng tiền thuê cửa hàng, bao gồm 420 tỷ đồng trả trước ngắn hạn (thời hạn không quá 1 năm) và 36 tỷ đồng dài hạn (trên một năm). Như vậy, tính trung bình doanh nghiệp trả trước hơn 10 triệu đồng cho mỗi cửa hàng.

Đương nhiên số lượng cửa hàng của MWG khá đa dạng bao gồm các chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh. Trong mỗi chuỗi thì diện tích và vị trí địa lý của mỗi cửa hàng cũng rất khác biệt, do đó con số trung bình chỉ mang tính chất tham khảo.

Số tiền trích trước chi phí thuê mặt bằng có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây là bởi MWG vẫn đang trong giai đoạn mở rộng các chuỗi. Tập đoàn này có tổng cộng 4.610 cửa hàng vào cuối tháng 6, tức tăng thêm 551 địa điểm so với con số cuối năm ngoái.

Trong một tọa đàm cuối năm ngoái, ông Nguyễn Đức Tài cho biết tập đoàn “đã đi một vòng và lấy về 200 tỷ đồng tiền giảm giá thuê, đây là khó khăn thật chứ không phải tung hỏa mù với đối tác. Tôi đã khó khăn thật mà bạn còn làm khó tôi nữa thì thôi, tôi trả mặt bằng chứ làm gì bây giờ”.

Thực tế hoạt động kinh doanh của MWG cũng sa sút rất đáng kể trong gần đây. Tháng 8 trở thành tháng kinh doanh thấp điểm khi có 70% tổng số điểm bán điện thoại/điện máy bị hạn chế và 50% tổng số cửa hàng Bách Hóa Xanh không thể phục vụ khách mua sắm trực tiếp.

Theo đó, doanh thu thuần chỉ đạt mức 6.509 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 222 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 25% và 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng có doanh số thấp nhất từ đầu năm.

Chi phí của FPT Retail và PNJ

Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) có trình bày chi tiết khoản chi phí thuê cửa hàng trong nửa đầu năm là hơn 137 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy chi phí thuê mặt bằng chiếm khoảng 1,2% doanh thu thuần trong kỳ.

Tính đến tháng 6, PNJ ghi nhận tổng số lượng cửa hàng đang kinh doanh là 337 địa điểm. Như vậy tính trung bình doanh nghiệp này phải trả tiền thuê hơn 400 triệu đồng/cửa hàng/nửa năm.

Các cửa hàng PNJ thường đặt tại các vị trí đắc địa, đông dân cư và các trung tâm thương mại, do đó mức giá thuê cũng thường cao hơn mặt bằng chung.

Bên cạnh tiền thuê đã trả, PNJ cũng có trích trước chi phí thuê cửa hàng dài hạn số tiền gần 13 tỷ đồng và chi phí thuê hoạt động ngắn hạn gần 28 tỷ đồng.

Theo báo cáo trong các tháng 7 và 8, kết quả kinh doanh của PNJ đi xuống rõ rệt do ảnh hưởng của đợt giãn cách thắt chặt. Công ty báo lỗ 110 tỷ đồng trong 2 tháng này và và là tháng thứ 6 liên tiếp ghi nhận lợi nhuận đi xuống.

Chuỗi bán lẻ kim hoàn này trong tháng 4/2020 cũng từng đàm phán giảm tiền thuê mặt bằng và nhận được sự đồng ý từ khoảng 40% các chủ nhà. Tỷ lệ giảm chi phí khi đó khoảng 15% trở lên, thậm chí có nơi lên đến 100%.

Hay như FPT Retail, đơn vị quản lý chuỗi bán lẻ hàng công nghệ FPT Shop và chuỗi nhà thuốc Long Châu, cũng phải chi số tiền lớn cho việc thuê mặt bằng. Tổng chi phí thuê và sửa chữa cửa hàng trong nửa đầu năm là 330 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo đến tháng 6, chuỗi này ghi nhận có 625 cửa hàng FPT Shop và 268 nhà thuốc Long Châu, mang về doanh thu hơn 9.000 tỷ đồng. Như vậy chí phí mặt bằng và sửa chữa chiếm gần 3,7% doanh thu thuần, và trung bình chi gần 370 triệu đồng cho mỗi cửa hàng/nửa năm.

Tương tự các ông lớn bán lẻ trên, FPT Retail cũng có một khoản trích trước tiền thuê cửa hàng và văn phòng ngắn hạn gần 122 tỷ đồng và chi phí để cải tạo cửa hàng dài hạn trên 206 tỷ đồng.

Theo Baomoi.com

Luật Đất đai hiện hành còn nhiều bất cập

Bên cạnh những mặt tích cực, Luật Đất đai hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập.

Vẫn mang nặng tính số học

Sau hơn 7 năm được ban hành và đi vào thực tiễn, Bộ luật Đất đai 2013 đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai tổng kết với nhiều báo cáo về kết quả và tồn tại.

Theo đó, các địa phương đều đánh giá Luật Đất đai đã giúp quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai rộng rãi; Thủ tục hành chính đất đai được rút gọn; Bước đầu hình thành được thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất thực sự giúp huy động được nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh. Cũng nhờ đất đai, các địa phương có nguồn thu quan trọng cho ngân sách.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, các chuyên gia chỉ ra rằng, các quy định tại Bộ luật Đất đai 2013 hiện vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu từ thực tiễn.

Dù tạo ra những bước chuyển đáng kể so với các Luật trước đó, Luật Đất đai 2013 thiên về quản lý Nhà nước hơn là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng đất, có nghĩa là chưa thực sự trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể, Luật Đất đai đang bị hạn chế về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho những người bị thu hồi đất. Theo đó, giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn.

Khung giá đất, phương pháp định giá đất quy định trong Luật Đất đai 2013 được cho là vẫn mang nặng tính số học, chưa thể hiện được đầy đủ đặc tính kinh tế của đất đai, chưa phù hợp với thực tế của thị trường đất đai.

Các quy định tại Bộ Luật Đất đai 2013 hiện vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu từ thực tiễn.

Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Luật Đất đai 2013 cũng được cho là thiếu đồng bộ.

Ngoài ra, do Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn được sửa đổi, bổ sung liên tục, không thống nhất nên nhiều nơi trong quá trình thực hiện việc cấp GCNQSD đất vẫn có vi phạm, tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết, cấp đất không đúng diện tích theo thực tế (thừa hoặc thiếu), không đúng đối tượng, xác định thời hạn, nguồn gốc sử dụng đất không chính xác; Có trường hợp cấp giấy nhưng không có ranh giới, mốc giới cụ thể, không có trích đo vị trí thửa đất; Xác định nghĩa vụ tài chính, miễm/giảm tiền đối với người sử dụng đất, thu phí, lệ phí liên quan chưa đúng quy định vẫn xảy ra nhiều.

Đặc biệt trong việc cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì việc xác định nguồn gốc sử dụng đất khai hoang hay lấn chiếm vẫn còn nhiều bất cập.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến. Nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Luật Đất đai 2013 cũng làm hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt thị trường du lịch nghỉ dưỡng, condotel, resort villa. Đây là các lĩnh vực mới đã ra đời nhiều năm qua nhưng Luật Đất đai chậm sửa đổi, bổ sung, đến giờ các phân khúc này vẫn chưa có hành lang pháp lý để quản lý, gây lúng túng trong quy trình quản lý.

Tuy nhiên, do đây là một luật quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội nên hiện tại các cơ quan lập pháp tạm lùi sửa đổi, điều chỉnh.

Việc sửa đổi luật tại thời điểm này sẽ có tác động lớn đến việc ổn định chính trị, xã hội. Đồng thời, Luật Đất đai được sửa đổi trong giai đoạn này cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp (DN), người dân, mang theo nhiều kỳ vọng của xã hội, vì thế, thận trọng là cần thiết.

Theo các chuyên gia đánh giá, Luật Đất đai 2013 sau vài năm tổ chức thi hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, nguồn lực về đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như: Vấn đề tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; Quỹ đất để đấu giá, việc khai thác đất ven các công trình hạ tầng đã đầu tư xây dựng; Xác định giá đất còn thấp so với thị trường, thủ tục xác định giá đất cụ thể còn bất cập…

Cần sớm điều chỉnh, bổ sung kịp thời

Theo chuyên gia, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhất thiết phải được nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực hiện Luật Đất đai một cách kỹ lưỡng, đánh giá kỹ tác động của chính sách, bảo đảm khoa học, có căn cứ lý luận, phù hợp với thực tiễn đời sống.

“Trong những tồn tại bất cập này, hiện nổi lên vướng mắc lớn nhất, đó là xác định đâu là việc thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội và khung giá đất. Thực tế cho thấy, nếu phần lớn khiếu nại tố cáo hiện nay tập chung ở lĩnh vực đất đai, thì tranh chấp xung đột trong thu hồi đất chiếm tir trọng lớn hơn cả.

Luật Đất đai 2013 đã xác định cụ thể 2 cơ chế thu hồi đất: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư.

Mặc dù cơ chế thu hồi được quy định như vậy, nhưng khi triển khai trên thực tế lại bị “vấp”, lúng túng bởi sự không rõ ràng giữa thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích thuần túy của chủ đầu tư”, Luật sư Tú nhấn mạnh.

 Luật Đất đai sửa đổi cần phải làm rõ các khái niệm thế nào là phát triển kinh tế xã hội, thế nào là lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, quy định là thế nhưng Luật lại không định nghĩa hay giải thích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được hiểu là như thế nào, thay vào đó là liệt kê các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, trong đó bao gồm cả trường hợp thu hồi “Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới”.

Điều này dẫn đến đến trên thực tế nhiều trường hợp thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội mang bản chất vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng lại không được quy định trong luật như các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT… đến công tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn về pháp lý, tâm lí không hợp tác của người dân, cũng như tạo kẻ hở dẫn đến thất thoát ngân sách và một số đối tượng trục lợi, tham nhũng.

Vì thế nên tách bạch mục đích thu hồi đất sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ra khỏi mục đích phát triển kinh tế – xã hội thuần túy để từ đó áp dụng cơ chế thu hồi, đền bù là khác nhau.

Thực tế tham gia đàm phán, trao đổi giữa Chủ đầu tư với người dân cho thấy, cơ chế pháp luật chưa phù hợp là nguyên nhân chính dẫn đến sự chống đối của người dân khiến việc thực hiện dự án bị kéo dài, vì chủ đầu tư không đáp ứng được mức giá “trên trời” của một số người dân, ngược lại người dân cũng thể chấp nhận giá “sát mặt đất” các chủ đầu tư.

Chuyên gia cảnh báo, nếu Luật Đất đai không có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý đối với việc xác định thế nào là thu hồi đất vì lợi ích phát triển kinh tế – xã hội, thì xã hội chúng ta sẽ rơi vào vòng xoáy tranh chấp, thậm trí phát sinh gây mất an ninh trật tự, an ninh chính trị nghiêm trọng.

Theo Baomoi.com

Doanh nghiệp ngoại tiếp tục rót vốn vào Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng cần có chính sách phù hợp để giữ chân những dòng vốn ngoại chọn Việt Nam làm đại bản doanh, cứ điểm chiến lược…

Vài ngày qua, nhiều tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam đã liên tục công bố dự án mở rộng đầu tư, bất chấp bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.

Thêm hàng trăm triệu USD chuyển vào các dự án

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 132 triệu USD vào nhà máy ở tỉnh Đồng Nai, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới. Khoản đầu tư này nâng tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Nestlé Việt Nam lên gần 730 triệu USD, nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, cho biết quyết định tăng vốn đầu tư và nâng công suất chế biến cho thấy cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp (DN) kỳ vọng vào tương lai của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu và khu vực, tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư bền vững tại Việt Nam.

Một DN có vốn FDI khác là Công ty Tetra Pak cho hay sẽ đầu tư thêm 5 triệu euro vào nhà máy sản xuất vỏ hộp giấy trị giá 120 triệu euro tại tỉnh Bình Dương. “Khoản đầu tư thêm trị giá 5 triệu euro này thể hiện niềm tin của DN vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch” – ông Eliseo Barcas, Tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam, cho biết.

Bên trong nhà máy sản xuất cà phê của Nestlé Việt Nam

Hãng điện tử Nhật Bản Panasonic cũng vừa đưa vào nhà máy mới sản xuất thiết bị chất lượng không khí trong nhà tại tỉnh Bình Dương, với vốn đầu tư khoảng 45 triệu USD. Đây là nhà máy đầu tiên trong lĩnh vực này của Panasonic tại Việt Nam, sẽ sản xuất quạt trần và quạt thông gió. Trong tương lai, bộ phận nghiên cứu và phát triển sẽ tiếp tục được thành lập với mục tiêu đưa nhà máy này trở thành một nhà máy hợp nhất các quy trình phát triển, sản xuất, bán hàng…

Intel Products Việt Nam cũng đã chuyển vào Việt Nam 475 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của tập đoàn này tại Việt Nam lên 1,5 tỉ USD và cam kết sẽ đầu tư thêm 2,6 tỉ USD vào Khu Công nghệ cao TP HCM trong thời gian tới. Trước đó, cuối tháng 8-2021, Tập đoàn LG của Hàn Quốc công bố đầu tư thêm 1,4 tỉ USD cho dự án tại Hải Phòng. Samsung dự kiến chuẩn bị mở rộng nhà máy điện thoại trong những tháng cuối năm 2021 nhằm tăng sản lượng điện thoại màn hình gập 47% lên 25 triệu chiếc…

Mới đây, trong chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ từ ngày 21 đến 24-9, nhiều DN lớn của Việt Nam đi theo đoàn đã ký kết những hợp đồng, biên bản ghi nhớ với đối tác Mỹ trị giá hàng tỉ USD.

Cải thiện hơn nữa để giữ chân vốn ngoại

Quyết định tiếp tục mở rộng đầu tư của các tập đoàn nước ngoài đã phản ánh điểm sáng trong việc thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh khó khăn vì đại dịch.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, nhận định việc Tetra Pak mở rộng đầu tư tại Việt Nam là một điểm sáng tích cực. Động thái của DN FDI này sẽ giúp các nhà sản xuất yên tâm về nguồn cung và chất lượng nguyên liệu bao bì, đặc biệt trong giai đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp trục trặc như hiện nay và là lợi thế lớn không chỉ cho nhà sản xuất sữa mà còn cho cả ngành thực phẩm đồ uống.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhận định ở thời điểm hiện tại, một trong những thách thức đối với dòng vốn FDI và xuất khẩu của Việt Nam là việc nhiều tập đoàn đa quốc gia đã, đang tính chuyển đơn hàng sản xuất cho dịp lễ cuối năm từ Việt Nam sang các nền kinh tế khác. Xu hướng này sẽ mạnh hơn nếu Việt Nam không thích ứng và mở cửa nền kinh tế bền vững.

Để có thể giữ chân DN FDI yên tâm hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Việt Nam, nhiều chuyên gia đề xuất Chính phủ và các địa phương cần có lộ trình nhất quán cho việc mở cửa trở lại và đồng bộ trong quá trình triển khai. TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam (VIAC), cho rằng với những biện pháp quyết liệt áp dụng từ đầu tháng 10 của Chính phủ về việc đưa ra kế hoạch kinh doanh an toàn, sống chung với dịch như “Cẩm nang hướng dẫn”, các DN, trong đó cả DN FDI, sẽ có cơ sở để nói với đối tác về phương án đề phòng rủi ro, thích ứng trong dịch và giữ được đơn hàng.

“Động thái của chúng ta trong 3 tháng tới về mở cửa trở lại sẽ quyết định xu hướng dòng vốn FDI. Đặc biệt, cần có chính sách giữ chân những nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam làm cứ điểm chiến lược, làm “đại bản doanh” của họ thời gian qua” – ông Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.

Khó đạt mục tiêu thu hút đầu tư năm 2021

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI 9 tháng đầu năm 2021 đạt 22,15 tỉ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tại TP HCM, số liệu của Cục Thống kê TP cho thấy trong 9 tháng qua, tổng vốn FDI vào TP HCM là 2,35 tỉ USD, giảm 27,7% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Lê Bích Loan, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP), cho hay đầu năm, SHTP đặt mục tiêu phấn đấu tổng vốn đăng ký đầu tư mới trong năm đạt khoảng 100 triệu USD, vốn điều chỉnh tăng đạt 3,4 tỉ USD nhưng do ảnh hưởng của dịch, đến nay chưa có dự án đầu tư mới nào được ký. SHTP đang kết nối với các nhà đầu tư, thuyết phục và hỗ trợ họ tiến hành các thủ tục, hồ sơ, hy vọng sẽ có một số dự án được ký kết.

Tại các KCX-KCN, 4 tháng trở lại đây, vẫn có một số dự án đầu tư mới nhưng chưa giải ngân, chưa xin giấy phép xây dựng được. Một số dự án đã xúc tiến các thủ tục từ năm 2020 và được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong năm nay. “Trong đó, một số dự án có quy mô lớn, thuộc lĩnh vực xây dựng nhà xưởng xây sẵn để đón đầu tư. Một số DN FDI có kế hoạch mở rộng đầu tư trong năm nay nhưng diễn biến dịch quá phức tạp nên họ đã tạm hoãn để tập trung lo ổn định sản xuất” – đại diện Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM cho biết.

Theo Baomoi.com

Những điều người dân cần làm ngay khi phát hiện sổ đỏ sai thông tin

Khi phát hiện sổ đỏ bị sai thông tin, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cần phải yêu cầu cầu cơ quan đã cấp sổ đính chính lại thông tin.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.

Đây là loại giấy tờ rất quan trọng nhưng có một số trường hợp thông tin trên sổ đỏ bị sai. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sai sót của người sử dụng đất trong quá trình cung cấp thông tin hoặc quá trình tiến hành cấp sổ của cơ quan nhà nước. Sổ đỏ bị sai sót thông tin sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và quyền lợi của người đứng tên sổ đỏ.

Đính chính thông tin sai sót trong sổ đỏ nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu 

Theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có trách nhiệm đính chính nếu thông tin trong sổ đỏ có sai sót. Các trường hợp sai sót cụ thể là: Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân (các tổ chức có tư cách pháp nhân như: Công ty cổ phần, công ty TNHH…) hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Sổ đỏ của người đó; Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ có quy định về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp.

Theo đó, trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp hồ sơ cho cơ quan đã cấp sổ đỏ để đính chính thông tin. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đính chính; bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót.

Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính. Trường hợp này người sử dụng đất không cần phải làm đơn đề nghị đính chính.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thời gian thực hiện việc đính chính thông tin không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Thời gian đính chính thông tin không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Cơ quan có thẩm quyền phải trả sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đính chính thông tin sổ đỏ.

Lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính.

Theo Baomoi.com

Livestream bán hàng có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế

Cá nhân bán hàng online thông qua livestream trên mạng xã hội, cá nhân có doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trên nền tảng số, nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch đã nở rộ tình trạng livestream trên mạng xã hội để bán hàng, nếu không được kiểm soát chặt sẽ dẫn đến thất thu thuế.

Cá nhân bán hàng qua mạng nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế. 

Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cho biết, theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, cá nhân kinh doanh không phân biệt kinh doanh theo hình thức truyền thống hay kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã chủ động triển khai các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan để khai thác thông tin, từ đó đôn đốc cá nhân có hoạt động kinh doanh online tự kê khai, nộp thuế theo quy định.

Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh online đã thuộc diện quản lý, cơ quan thuế sẽ cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng của cá nhân kinh doanh để làm cơ sở điều chỉnh doanh thu kinh doanh nếu chưa phù hợp.

Đồng thời, đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật về quản lý thuế theo hướng tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, các giải pháp quản lý thuế trong thời gian qua đã dần đưa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nói chung và kinh doanh online vào nề nếp.

Một nội dung khác được dư luận quan tâm, đó là tình hình gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP. Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 19/9/2021, tổng số đơn đề nghị gia hạn là 138.872. Trong đó có 119.400 doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn; 19.472 cá nhân được gia hạn.

Tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn là gần 76.375 tỷ đồng. Trong đó, thuế giá trị gia tăng tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, Quý 1, Quý 2/2021 của doanh nghiệp, tổ chức là 42.789 tỷ đồng; tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý 1, Quý 2/2021 của doanh nghiệp, tổ chức được ước tạm tính bằng 40% số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 và bằng 30.887 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ, cá nhân kinh doanh được gia hạn là 327 tỷ đồng; tiền thuê đất là 2.370 tỷ đồng.

Theo Baomoi.com

Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm từ vụ án ‘Tranh chấp hợp đồng vay tài sản’

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa rút kinh nghiệm từ vụ án ‘Tranh chấp hợp đồng vay tài sản’, đồng chí Nguyễn Thị Thọ, Viện trưởng VKSND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cùng các đồng chí tham dự phiên tòa đã thảo luận, góp ý kiến cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa về những ưu điểm, những hạn chế để cùng nhau nâng cao hơn nữa chất lượng phiên tòa dân sự.

Mới đây, VKSND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với TAND huyện tổ chức phiên tòa dân sự rút kinh nghiệm vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn là bà Phan Thị Thành (trú tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô) và bị đơn là Phạm Đình Đức, Đinh Thị Thanh (trú cùng thị trấn).

Viện kiểm sát tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm từ vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”.

Tham dự phiên tòa, có các đồng chí Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên VKSND huyện Krông Nô.

Theo nội dung vụ án, do có mối quan hệ quen biết nên vào ngày 9/10/201, bà Thanh có vay của bà Thành số tiền 60 triệu đồng, hẹn đến ngày 30/6/2020 sẽ trả. Đồng thời, trước đó vào ngày 1/1/2009 (âm lịch), bà Thanh cùng chồng là Phạm Đình Đức có vay của bà Thành 43 triệu đồng, khi vay hai bên có xác lập bằng giấy viết tay.

Nay bà Thành yêu cầu TAND huyện Krông Nô buộc bà Thanh phải trả cho bà 60 triệu đồng và lãi suất tính từ ngày 30/6/2020 đến thời điểm khởi kiện. Bệnh cạnh đó, buộc vợ chồng bà Thanh, ông Đức trả cho bà 43 triệu đồng đã vay vào ngày 1/1/2009 (âm lịch).

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa đã chuẩn bị đầy đủ để cương xét hỏi, dự kiến diễn biến phiên tòa, nắm chắc nội dung vụ án. Theo đó, trên cơ sở những chứng cứ được thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và quan điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát được Hội đồng xét xử nhất trí về mặt nội dung.

Sau khi kết thúc phiên tòa, đơn vị đã tổ chức họp rút kinh nghiệm dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Thọ, Viện trưởng VKSND huyện Krông Nô. Các đồng chí tham dự phiên tòa đã thảo luận, góp ý kiến cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa về những ưu điểm, những hạn chế để cùng nhau nâng cao hơn nữa chất lượng phiên tòa dân sự.

Việc tổ chức Phiên tòa rút kinh nghiệm đã giúp cho cán bộ, Kiểm sát viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động.

Theo Baomoi.com

TAND tối cao lưu ý một số nội dung trong xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài

Để tạo điều kiện thuận tiện cho Tòa án xem xét thụ lý đơn, giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tăng cường công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, mới đây, TAND tối cao đã ban hành công văn số 114/TANDTC-HTQT lưu ý các Tòa án một số vấn đề về việc xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Liên quan đến thông tin mà đương sự phải cung cấp cho Tòa án để xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, theo TAND tối cao, khi đề nghị Tòa án xác minh địa chỉ của người nước ngoài, công ty, doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài, công dân Việt Nam ở nước ngoài, người khởi kiện, người yêu cầu, đương sự phải cung cấp cho Tòa án các thông tin có được về cá nhân, doanh nghiệp đó.

Trong đó phải có các thông tin đối với việc xác minh địa chỉ của người nước ngoài như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, giới tính, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, số căn cước công dân của người nước ngoài cần được xác minh địa chỉ. Những thông tin này có trên các tài liệu, giấy tờ bao gồm: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài: giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài… do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp và các tài liệu, giấy tờ khác có các thông tin nêu trên mà đương sự có được.

Đối với việc xác minh địa chỉ của doanh nghiệp, công ty nước ngoài: Tên doanh nghiệp, công ty, mã số đăng ký doanh nghiệp, công ty, mã số thuế của doanh nghiệp, công ty cần được xác minh địa chỉ. Những thông tin này có thể tồn tại trong các tài liệu, giấy tờ như: Hợp đồng, thư tín giao dịch, telegram, fax, telex, thư điện tử… và các tài liệu, giấy tờ khác có các thông tin nêu trên mà đương sự có được.

Đối với việc xác minh địa chỉ của công dân Việt Nam ở nước ngoài: Khi đề nghị Tòa án xác minh địa chỉ của công dân Việt Nam ở nước ngoài, người khởi kiện, người yêu cầu hoặc đương sự đề nghị Tòa án đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải cung cấp cho Tòa án các thông tin như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân của người cần được xác minh địa chỉ.

Những thông tin này có trên các tài liệu, giấy tờ bao gồm: Hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp và các giấy tờ, tài liệu khác có các thông tin nêu trên.

Trường hợp đương sự không đề nghị nhưng Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án yêu cầu đương sự đã có ý kiến hoặc cung cấp tài liệu, giấy tờ về sự liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài cung cấp địa chỉ của đương sự ở nước ngoài đó.

Trong trường hợp không cung cấp được địa chỉ, đương sự phải cung cấp một trong các thông tin nêu tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 của công văn này để Tòa án tiến hành xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài.

Về các trường hợp không ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự, TAND tối cao cho rằng, đối với các nước cùng với Việt Nam là thành viên Hiệp định tương trợ tư pháp, Công ước tống đạt giấy tờ, Công ước thu thập chứng cứ nêu tại công văn này đã cho biết không có thẩm quyền xác minh địa chỉ của đương sự, thì Tòa án giải thích cho đương sự không có cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam ủy thác cho các nước này xác minh địa chỉ của đương sự trên lãnh thổ nước đó. Đương sự phải tự tìm kiếm địa chỉ của đương sự ở nước ngoài để cung cấp cho Tòa án.

Tòa án không ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự ở nước đó trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu, người đề nghị đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không cung cấp được cho Tòa án một trong các thông tin nêu tại Mục 3 của công văn này.

Tòa án không ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ nếu đương sự nêu tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 của công văn này không cung cấp được thông tin về đương sự ở nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án.

Trường hợp nguyên đơn, bị đơn hoặc đương sự khác cung cấp được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, không phân biệt địa chỉ đó đương sự có được từ nhiều năm về trước hoặc tại thời gian gần nhất so với thời điểm cung cấp địa chỉ này cho Tòa án, thì Tòa án tiến hành tống đạt văn bản tố tụng hoặc thu thập chứng cứ đối với đương sự ở nước ngoài theo địa chỉ đã được cung cấp mà không thực hiện việc ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự.

Trường hợp Tòa án muốn xác minh địa chỉ của đương sự ở các nước khác nêu tại công văn này, thì cần liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Cơ quan Trung ương đầu mối của Việt Nam theo quy định tại các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên), để được hỗ trợ, cung cấp thông tin.

Ngoài các nội dung trên, TAND tối cao còn lưu ý về một số nội dung khác như: Cơ sở pháp lý và thực tiễn để Tòa án yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài; các trường hợp Tòa án có thể ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự; thủ tục ủy thác tư pháp cho nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự…

Theo Baomoi.com

Doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lên kế hoạch đón khách

Nhiều đơn vị, tổ chức kinh doanh du lịch cho hay, đã sẵn sàng cho các giải pháp phục hồi với mô hình hành lang du lịch an toàn (còn gọi là bong bóng du lịch). Đại diện nhiều khu nghỉ dưỡng cũng cho hay, đã lên kế hoạch đón khách an toàn; công ty lữ hành đưa ra nhiều kịch bản hoạt động vào những tháng cuối năm.

Hướng tới mô hình “bong bóng du lịch”

Để phục hồi ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều địa phương bắt đầu thí điểm cho phép các khu nghỉ dưỡng đón khách với mô hình “bong bóng du lịch” hay còn gọi là hành lang du lịch an toàn. Điển hình nhất là Bà Rịa- Vũng Tàu. Theo các phương án đưa ra, khách đến khu nghỉ dưỡng phải tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và không được đi ra khỏi khách sạn, nhân viên tiêm đủ vắc- xin, làm việc 3 tại chỗ…

Là đơn vị đã đón khách trở lại từ tháng 9 trong tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải cho biết, toàn bộ 100% nhân viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc -xin và xét nghiệm COVID-19 định kỳ. Được xây dựng theo mô hình khu nghỉ dưỡng tách biệt và hoàn toàn đủ tiêu chuẩn theo mô hình “bong bóng du lịch” để đón khách ngoại tỉnh. Khách hàng tới nghỉ dưỡng tại resort Flamingo bắt buộc phải khai báo y tế và lịch sử dịch tễ. Sức khỏe của nhân viên và khách hàng được theo dõi thường xuyên. Để đảm bảo an toàn, khách sạn cung cấp đồ ăn tận phòng cho khách…

Trao đổi với PV Tiền Phongông Trần Đạo Đức, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CEO cho biết, khách sạn Novotel Phú Quốc cũng đã xây dựng nhiều kịch bản theo phương án hành lang du lịch an toàn.

“Cách đây vài tháng, chúng tôi đã hiến kế với Sở Du lịch và Tổng cục Du lịch về việc Phú Quốc là đảo hoàn toàn cách biệt, với dân số khoảng 150.000 người. Để phủ vắc- xin cho Phú Quốc, cần khoảng 200-250 nghìn liều là đủ cho người dân và người lao động (trừ trẻ em và một bộ phận người cao tuổi). Khi đã tạo được miễn dịch cộng đồng, sẽ đón khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Du lịch an toàn là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp từ hàng không, lữ hành, du lịch…”, ông Đức nói.

Theo ông Đức, ngay từ đợt dịch thứ nhất, thứ hai và cho đến thời điểm hiện tại, CEO đã xây dựng sẵn các phương án với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn cho du khách.

Bà Nguyễn Hồng Yến, Giám đốc Kinh doanh khu nghỉ dưỡng Avana Retreat cho biết, khu nghỉ dưỡng mới khai trương từ 20/4 vừa qua nhằm vào phân khúc cao cấp ở Mai Châu. Resort cách biệt các thành phố lớn nên nhờ đó, suốt thời gian mở cửa đến trước khi Hà Nội giãn cách, khu nghỉ dưỡng vẫn đạt tỷ lệ lấp đầy 80-90%.

Theo bà Yến, với mô hình hành lang du lịch an toàn, khu nghỉ dưỡng đã chuẩn bị nhiều nguồn lực để đón khách trở lại với tiêu chí đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt y tế. Ngoài ra, phía resort đã chuẩn bị nhiều gói dịch vụ khác nhau để sẵn sàng tung ra đón khách trở lại khi các địa phương mở cửa du lịch. Khu nghỉ dưỡng sẽ hướng đến khách hàng nghỉ dưỡng dài ngày.

Chuẩn bị đón khách du lịch ngắn ngày

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho biết, qua 4 lần bùng dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp du lịch luôn sẵn sàng kịch bản phục hồi. Trước hết, doanh nghiệp phải xác định địa phương nào kiểm soát được dịch bệnh tốt và cho phép mở cửa trở lại, địa phương nào cho phép đối tượng đi du lịch để triển khai hoạt động tại những vùng đó. Những lần kích cầu du lịch trước, doanh nghiệp tập trung vào du lịch biển và đường bay. Giai đoạn này, chắc chắn doanh nghiệp hướng tới phục vụ những chuyến đi nghỉ dưỡng của các gia đình, phạm vi gần 300km.

Ông Nguyễn Duy Nghĩa, Giám đốc Công ty Du lịch VietFoot Travel cho hay, doanh nghiệp lữ hành trước đây chủ yếu khai thác khách quốc tế nhưng sau các đợt dịch, khách nội địa đang là đối tượng phục vụ chính của họ trong lúc này. Theo ông Nghĩa, trong giai đoạn hiện nay, công ty đã có kế hoạch lên các chương trình du lịch bằng xe đạp, xe máy. Ưu điểm của hình thức du lịch này là giúp du khách vừa tham quan, khám phá, vừa thỏa mãn sở thích vận động, thể thao. “Chúng tôi xây dựng sản phẩm du lịch này để kết nối các điểm hướng đến hoạt động trải nghiệm, khám phá ẩm thực của Hà Nội. Đây sẽ là sản phẩm du lịch phục vụ cả khách nội địa và quốc tế khi dịch được kiểm soát”, ông Nghĩa nói.

Theo Baomoi.com